CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Định hƣớng chi tiêu công cho Chƣơng trình 135 trong giai đoạn 2016-2020
4.1.1. Mục tiêu của Chương trình 135 trong giai đoạn 2016-2020
4.1.1.1.Mục tiêu tổng quát
Theo quyết định số 551/QĐ-TTg, mục tiêu tổng quát của Chƣơng trình 135 giai đoạn 2016-2020 là “Tăng cƣờng cơ sở vật chất thiết yếu phục vụ cho sản xuất, kinh doanh và dân sinh ở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn bản đặc biệt khó khăn; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống của nhân dân, giảm nghèo nhanh và bền vững”.
4.1.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều ở khu vực miền núi giảm từ 3- 4% /năm (cuối năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo đa chiều là 24,04%).
- Đến năm 2020, thu nhập bình quân đầu ngƣời khu vực miền núi đạt khoảng 51- 52 triệu đồng/ ngƣời/năm (cả tỉnh 70- 71 triệu đồng/ ngƣời/ năm).
- Đến năm 2020, 95% số thôn bản có xe cơ giới; 100% số xã có đƣờng giao thông đạt chuẩn.
- Đến năm 2020, 100% số xã, 90 % số thôn bản có điện.
- Đến năm 2020, các công trình thủy lợi nhỏ đƣợc đầu tƣ đáp ứng 70% nhu cầu tƣới tiêu cho diện tích cây hàng năm.
- Đến năm 2020, 70% số xã có trạm y tế đƣợc chuẩn hóa.
- Đến năm 2020, các công trình hạ tầng giáo dục, văn hóa đƣợc đầu tƣ để đạt các mục tiêu của Chƣơng trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững.
- Trong giai đoạn 2016-2020, 100% số công trình đã xây dựng đƣợc duy tu, sữa cữa và tổ chức quản lý theo quy định.
- Phấn đấu kết thúc giai đoạn có 20% số xã, trên 50% số thôn bản đặc biệt khó khăn hoàn thành mục tiêu Chƣơng trình 135.
4.1.2. Các Dự án thành phần của Chương trình 135 trong giai đoạn 2016-2020
Chƣơng trình 135 giai đoạn 2016-2020 gồm có 3 tiểu dự án theo điểm b khoản 4, Điều 1 của Quyết định số 1722/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 02 tháng 9 năm 2016 về việc Phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, cụ thể:
4.1.2.1. Dự án thành phần 1
Hỗ trợ đầu tƣ cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn bản đặc biệt khó khăn.
a) Mục tiêu: Tăng cƣờng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh ở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; các thôn bản đặc biệt khó khăn.
b) Đối tƣợng: các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; các thôn bản đặc biệt khó khăn theo Quyết định của cấp có thẩm quyền.
4.1.2.2. Dự án thành phần 2
Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn bản đặc biệt khó khăn.
a) Mục tiêu: Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản theo hƣớng sản xuất hàng hóa gắn với quy hoạch sản xuất; khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phƣơng; góp phần giảm rủi ro thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu; góp phần tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho ngƣời dân trên địa bàn; Hỗ trợ đa dạng các hình thức sinh kế phi nông nghiệp, ngành nghề dịch vụ, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa bàn; Nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả; tạo điều kiện cho ngƣời nghèo tiếp cận các chính sách, nguồn lực, thị trƣờng.
b) Đối tƣợng: Ngƣời lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, ƣu tiên hộ nghèo dân tộc thiểu số và phụ nữ thuộc hộ nghèo; nhóm hộ, cộng đồng dân cƣ trên địa bàn; tổ chức và cá nhân có liên quan; tạo điều kiện để ngƣời lao động là ngƣời sau cai nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS, phụ nữ bị buôn bán trở về,... thuộc hộ nghèo đƣợc tham gia dự án.
4.1.2.3. Dự án thành phần 3
Nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; thôn bản đặc biệt khó khăn.
a) Mục tiêu: Nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; các thôn bản đặc biệt khó khăn.
b) Đối tƣợng: Cộng đồng, cán bộ cơ sở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; các thôn bản đặc biệt khó khăn. Đối với cộng đồng: Ban giám sát cộng đồng xã; cán bộ thôn bản; đại diện cộng đồng; lãnh đạo tổ, nhóm; cán bộ chi hội đoàn thể; cộng tác viên giảm nghèo; các tổ duy tu và bảo dƣỡng công trình hạ tầng tại thôn bản; ngƣời có uy tín trong cộng đồng và ngƣời dân; ƣu tiên ngƣời dân tộc thiểu số và phụ nữ trong các hoạt động nâng cao năng lực. Đối với cán bộ cơ sở: tập trung nâng cao năng lực cán bộ xã và thôn bản về tổ chức thực hiện Chƣơng trình, cán bộ khuyến nông, thú y cấp xã và thôn bản; ƣu tiên cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ nữ trong các hoạt động nâng cao năng lực.
4.1.3. Định mức hỗ trợ cho các xã, thôn bản của Chương trình 135 giai đoạn 2016-2020
- Định mức hỗ trợ đầu tƣ cơ sở hạ tầng là 1.500 triệu đồng/ xã và 300 triệu đồng/ thôn;
- Định mức hỗ trợ phát triển sản xuất là 450 triệu đồng/ xã và 75 triệu đồng/ thôn.
- Tập huấn, nâng cao năng lực cho cán bộ xã và ngƣời dân: 90 triệu đồng/ xã và 20 triệu đồng/ thôn.
- Các hoạt động truyền thông, quản lý, giám sát đánh giá: 5 tỷ/ năm.
4.1.4. Kế hoạch về vốn cho Chương trình 135 giai đoạn 2016-2020
Vốn trong giai đoạn 2016-2020 dự kiến tăng thêm 2,05 lần so với giai đoạn 2011-2015. Huy động trong nƣớc là 1.502.790 triệu đồng (85,35%), trong đó nguồn từ Ngân sách trung ƣơng là 1.489.440 triệu đồng (chiếm 99,11%), ngân sách địa phƣơng là 13.350 triệu đồng (chiếm 0,89%). Huy động từ ngoài nƣớc là 258.000 triệu đồng (14,65%).
Tổng vốn yêu cầu: 1.760.790 triệu đồng, trong đó:
- Hỗ trợ đầu tƣ cơ sở hạ tầng: 1.036.200 triệu đồng (58,85%); - Duy tu bảo dƣỡng: 81.540 triệu đồng (4,63%);
- Hỗ trợ phát triển sản xuất: 371.700 triệu đồng (35,77%); - Hô trợ nâng cao năng lực: 258.000 triệu đồng (4,63%); - Kinh phí quản lý chỉ đạo: 13.350 triệu đồng (0,75%).