Doanh nghiệp cần nhận diện và am hiểu đầy đủ những rủi ro tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro trong hoạt động xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp việt nam (Trang 70 - 76)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 Giải pháp về phía doanh nghiệp

4.1.1 Doanh nghiệp cần nhận diện và am hiểu đầy đủ những rủi ro tài chính

tài chính đang gặp phải

được tiến hành liên tục trong suốt quá trình xây dựng kế hoạch kinh doanh, phương án kinh doanh của doanh nghiệp. Rủi ro mà mỗi doanh nghiệp gặp phải thường không hoàn toàn giống nhau về hình thức và mức độ tác động. Song phương thức để các doanh nghiệp nhận diện rủi ro là tương đối giống nhau. Để nhận diện đầy đủ về các rủi ro có thể tác động ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình thì doanh nghiệp có thể tiến hành rà soát theo từng yếu tố tham gia vào kế hoạch kinh doanh như sau:

- Về nguồn tài chính cung cấp cho kế hoạch kinh doanh: có thể chưa đầy đủ, chưa kịp thời do tác động của tăng giảm lãi suất, thay đổi tỷ giá, biến động giá cả…

- Về các yếu tố đầu vào cung ứng cho kế hoạch sản xuất kinh doanh: có thể cà phê hạt không đáp ứng kịp thời, giá cả biến động nhanh, khó khăn trong đầu tư mới, nâng cấp trang thiết bị máy móc công nghệ sản xuất do biến động về lãi suất và tỷ giá.

- Về thị trường đầu ra: chủ yếu đầu ra là việc xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp nước ngoài trong cùng lĩnh vực xuất khẩu cà phê dẫn đến việc bị ép giá tại thị trường nước ngoài, hàng tồn kho nhiều, không quay vòng được vốn nhanh.

Việc nhận diện rủi ro không đơn giản chỉ là việc doanh nghiệp nêu tên được loại rủi ro mà mình gặp phải, mà cần phải am hiểu một cách đầy đủ và sâu sắc. Bằng cách mô tả và lượng hóa từng loại rủi ro, chỉ rõ khi triển khai kế hoạch, phương án kinh doanh thì doanh nghiệp có thể gặp phải rủi ro nào, do nhân tố nào tác động đến, phải lượng hóa được khả năng thiệt hại về tài chính theo nhiều kịch bản khác nhau để chuẩn bị sẵn phương án phòng chống. Doanh nghiệp phân tích rủi ro tốt sẽ tạo điều kiện để đưa ra quyết định đúng đắn về giải pháp để giảm thiểu những ảnh hưởng bất lợi đến kế hoạch kinh

doanh đồng thời tận dụng những điều kiện thuận lợi để đạt được thành công lớn hơn trong việc kinh doanh.

Một trong những nguyên nhân các doanh nghiệp chưa quan tâm đến quản trị rủi ro là việc chưa nhận thức đúng đắn và đầy đủ về nguy cơ rủi ro, tầm quan trọng của việc quản trị rủi ro, chưa hiểu biết về vai trò cũng như kỹ năng sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro. Thông tin về sản phẩm phái sinh các doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận, điều này liên quan đến vấn đề “khó hiểu” và không đầy đủ của những hướng dẫn về sử dụng, ứng dụng thực tế trong mỗi doanh nghiệp của tổ chức cung cấp các công cụ phái sinh và các tài liệu đào tạo tham khảo. Điều này cho thấy, Việt Nam còn thiếu các chuyên gia am hiểu sâu về sản phẩm phái sinh có thể giải thích, truyền đạt đến các vấn đề này đến với doanh nghiệp. Ở nội bộ các doanh nghiệp đang thiếu đào tạo thực tế về sản phẩm phái sinh, đây là thực trạng ở Việt Nam các chuyên gia đào tạo về sản phẩm phái sinh hiện nay còn quá ít hơn nữa số tổ chức cung cấp sản phẩm và các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm phái sinh không nhiều. Số lượng chuyên gia muốn có cơ hội tiếp cận với thực tiễn để ứng dụng sản phẩm phái sinh ở Việt Nam còn rất hạn chế. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, một giải pháp quan trọng là tăng cường đào tạo nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về rủi ro, tầm quan trọng của rủi ro, đào tạo kỹ năng thực tế về việc ứng dụng các công cụ phái sinh trong doanh nghiệp.

4.1.2 Nâng cao năng lực điều hành, quản lý của ban lãnh đạo doanh nghiệp trong việc sử dụng công cụ phái sinh trong hoạt động kinh doanh

Các doanh nghiệp đang đối mặt với thực tế là thiếu nhân sự có năng lực trong việc ứng dụng các sản phẩm phái sinh trong hoạt động kinh doanh. Đây là khó khăn lớn mà các doanh nghiệp gặp phải vì tuy thấy những rủi ro về giá,

tỷ giá và lãi suất tác động nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nhưng không tìm đâu được nhân sự trong cơ quan mình để phụ trách các chương trình quản trị rủi ro.

Việc kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hay không bắt nguồn từ bộ phận lãnh đạo. Điều này có nghĩa là ban lãnh đạo doanh nghiệp phải là am hiểu nhất và thành thạo nhất các sản phẩm phái sinh mà doanh nghiệp mình tham gia. Những nhà lãnh đạo này cần có khả năng xác định từng loại công cụ phái sinh mà doanh nghiệp mình sử dụng và cần biết tại sao mà doanh nghiệp mình lại sử dụng những công cụ đó.

Chính sách quản trị rủi ro bằng việc sử dụng công cụ phái sinh trong doanh nghiệp được ban lãnh đạo đề ra cần phải được phổ biến đến các bộ phận và cá nhân liên quan để biết và thực hiện theo đúng định hướng đề ra. Trong quá trình thực hiện cũng nên theo dõi, kiểm tra một cách nghiêm túc ở tất cả các khâu từ xác định, phân tích rủi ro đến việc thực hiện, kiểm soát rủi ro… Việc phổ biến, truyền đạt các kiến thức sử dụng công cụ phái sinh để quản trị rủi ro làm cho các cá nhân, bộ phận liên quan hiểu rõ và nâng cao nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro, tạo sự đồng thuận nhất trí giúp doanh nghiệp phòng chống lại được những rủi ro gặp phải. Qua đó từng bước xây dựng văn hóa quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Công tác theo dõi, kiểm tra giúp doanh nghiệp phát hiện kịp thời những khiếm khuyết trong chính sách để đưa ra hướng khắc phục nhằm hoàn thiện những chính sách quản trị rủi ro bằng công cụ phái sinh đã đề ra. Không có chính sách nào hoàn hảo ngay từ khi được lập ra ban đầu mà chỉ khi được ứng dụng thực tế mới bộc lộ ra những khiếm khuyết. Công tác theo dõi, kiểm tra tiếp tục được thực hiện để đảm bảo rằng các thành viên, các bộ phận liên quan trong doanh nghiệp tuân thủ đúng định hướng phòng ngừa rủi ro bằng công cụ phái sinh.

Ngoài ra, do ban lãnh đạo doanh nghiệp thường tính toán rất cẩn thận và chi tiết các chi phí bỏ ra của doanh nghiệp. Đối với việc sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh, do chưa nhận thức được hiệu quả mang lại và thiệt hại tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp nếu không tiến hành phòng ngừa rủi ro nên để duyệt chi phí của hoạt động sử dụng công cụ phái sinh rất khó được ban lãnh đạo doanh nghiệp thông qua. Chi phí để sử dụng công cụ phái sinh phòng ngừa rủi ro đôi khi khiến ban lãnh đạo doanh nghiệp lưỡng lự thực hiện bởi vì một số chiến lược quản trị rủi ro thực sự là rất tốn kém. Để đánh giá chính xác chi phí nhằm phòng ngừa rủi ro, ban lãnh đạo doanh nghiệp cần xem xét trên phương diện chi phí tiềm ẩn của quyết định không thực hiện phòng ngừa rủi ro. Trong các trường hợp, chi phí tiềm ẩn là những tổn thất tiềm năng mà doanh nghiệp phải gánh chịu nếu các yếu tố thị trường thay đổi như tỷ giá, lãi suất, giá cà phê theo chiều hướng bất lợi đối với doan nghiệp. Bằng những lợi ích cụ thể của việc sử dụng công cụ phái sinh phòng ngừa rủi ro mang lại sẽ thuyết phục được ban lãnh đạo doanh nghiệp chấp thuận các giao dịch phái sinh để phòng ngừa rủi ro.

Các vấn đề mà ban lãnh đạo doanh nghiệp phải xây dựng và tuân thủ để đảm bảo phòng ngừa rủi ro xảy ra đối với doanh nghiệp:

- Xây dựng chính sách

- Xác định vai trò trách nhiệm của cá nhân, bộ phận liên quan - Nhận diện các chiến lược, kế hoạch khả thi để áp dụng - Bảo đảm nguồn nhân sự có chất lượng cao để thực hiện - Bảo đảm một hệ thống kiểm soát rủi ro có hiệu quả

Phần lớn các doanh nghiệp vẫn chưa xây dựng được chính sách và quá trình thực hiện công cụ phái sinh. Các chính sách do ban lãnh đạo đề ra cần

trong trường hợp nào, hoàn cảnh nào, đánh giá được hiệu quả do sử dụng công cụ phái sinh mang lại.

Ví dụ minh họa: Trong tháng 09/2016, Tổng công ty cà phê Việt Nam ký hợp đồng xuất khẩu với đối tác nước ngoài về việc bán 1000 tấn cà phê với kỳ hạn giao hàng vào tháng 12/2016 trên Sàn giao dịch hàng hóa VNX. Nhưng tại thời điểm ký kết hợp đồng thì Tổng công ty cà phê Việt Nam vẫn còn thiếu lượng hàng là khoảng 400 tấn cà phê.

Trong thời gian từ tháng 10 – 12/2016, để tránh những rủi ro về giá cà phê, Tổng công ty cà phê Việt Nam sẽ chốt hợp đồng mua tương lai vào tháng 12/2016 với khối lượng 400 tấn cà phê với giá tại thời điểm tương lai được cố định thông qua sàn giao dịch cà phê do công ty dự báo giá cà phê trong thời gian tới sẽ tăng cao  hạn chế rủi ro về giá cà phê biến động

Do công ty cần thu mua đủ số lượng cà phê đã ký kết, mặt khác công ty đang thiếu vốn nên cần vay vốn ngân hàng để thực hiện hợp đồng. Lãi suất ngân hàng thì luôn có sự biến động tăng giảm nên công ty không lường trước được những biến động đó, do đó để có thể cụ thể được chi phí của công ty nên đã ký hợp đồng tương lai với lãi suất cố định  hạn chế rủi ro về lãi suất

Sau khi xuất khẩu lô hàng thành công thì nhận được nguồn tiền thanh toán từ đối tác nước ngoài là 2.000.000 USD. Thời điểm này công ty cần tiền VND để thanh toán các chi phí trong nước nhưng 2 tháng sau công ty lại cần tiền USD. Để giải quyết vấn đề về tỷ giá biến động thì công ty đã thực hiện hợp đồng hoán đổi ngoại tệ từ USD sang VND với tỷ giá được thống nhất tại thời điểm hiện tại và thời điểm sau 2 tháng  Công ty sẽ hạn chế được vấn đề về rủi ro tỷ giá. Như vậy, việc Tổng công ty cà phê Việt Nam sử dụng các công cụ phái sinh đã giúp cho doanh nghiệp quản trị tốt các loại rủi ro tài chính mà công ty có thể gặp phải.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro trong hoạt động xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp việt nam (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)