Rủi ro lãi suất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro trong hoạt động xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp việt nam (Trang 57 - 59)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Nhận diện rủi ro, nguyên nhân và tác động của các loại rủi ro đến hiệu quả

3.2.2 Rủi ro lãi suất

Biểu đồ 4: Diễn biến lãi suất 2013 - 2014

Nguồn: sbv.gov.vn

Khó khăn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam hiện nay là vấn đề về vốn. Doanh nghiệp Việt Nam không thiếu kinh nghiệm thâm nhập vào thị trường quốc tế nhưng lại khó cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài vì thiếu vốn. Do đó lãi suất tiền vay, chi phí sử dụng vốn trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng trong chi phí sản xuất kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp. Khi lập kế hoạch, phương án kinh doanh, lãi suất tiền vay đã được doanh nghiệp dự tính. Tuy nhiên, có nhiều nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp tác động đến lãi suất tiền vay. Năm 2011-2012 khi mà tỷ lệ lạm phát ở mức cao, lãi suất cho vay của các ngân hàng áp dụng đối với doanh nghiệp vẫn đang ở mức cao khoảng 15%/năm dẫn đến những tính toán, dự kiến trong kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp bị thay đổi, đảo lộn. Đây là một rủi ro lớn đã xảy ra và ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Lượng tiền đi vay càng lớn, tác động tiêu cực của rủi ro này càng nghiêm trọng và thậm chí có thể dẫn đến phá sản doanh nghiệp nếu doanh nghiệp không thể trụ vững trong khoảng thời gian dài này.

Đầu năm 2015 chính phủ đã đồng ý phương án cho vay thúc đẩy ngành cà phê tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2014-2020 theo đề nghị của

Ngân hàng nhà nước nhằm đẩy mạnh phát triển các doanh nghiệp hoạt động trong ngành cà phê bền vững. Như vậy gói tín dụng quy mô 12.000 tỷ đồng, lãi suất ưu đãi mà Ngân hàng nhà nước dự định triển khai cuối năm 2014 đã được giải ngân vào thời điểm đầu năm 2015. Agribank đã giảm lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành cà phê vì mức lãi suất hiện tại 10,5%/năm là tương đối cao, mức lãi suất được áp dụng là 6%/năm để thúc đẩy các doanh nghiệp cà phê.

Từ ngày 01/06/2016, Ngân hàng nhà nước đã mở lại tín dụng ngoại tệ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu có nguồn thu bằng ngoại tệ, quyết định này được các doanh nghiệp cần vốn để trang trải chi phí sản xuất, chế biến trong nước cho là tích cực hỗ trợ sản xuất kịp thời. Điều này cũng được hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam chia sẻ niềm vui về việc các doanh nghiệp sẽ tiếp tục được các ngân hàng thương mại cho vay ngoại tệ để trang trải các chi phí. Như vậy với việc cho vay ngoại tệ với lãi suất 3%/năm thì doanh nghiệp giảm được chi phí lãi vay nhiều so với mức lãi vay tiền đồng là 10%/năm.Quyết định mở lại cửa vay ngoại tệ cho khối doanh nghiệp xuất khẩu là một quyết định đúng và kịp thời của ngân hàng nhà nước. Bởi chỉ sau 2 tháng khép lại nguồn vốn vay này, hàng loạt các doanh nghiệp đã rất lo lắng và tính đến chuyện thu hẹp sản xuất, cân đối lại các kế hoạch kinh doanh.

Vì vậy, qua những phân tích trên có thể nhận định rằng rủi ro về lãi suất là một rủi ro khá lớn đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro trong hoạt động xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp việt nam (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)