Điều kiện sử dụng công cụ phái sinh để phòngngừa rủi ro cho các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro trong hoạt động xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp việt nam (Trang 38 - 45)

5. Kết cấu của luận văn

1.2 Cơ sở lý luận về công cụ phái sinh và các loại rủi ro trong hoạt động kinh

1.2.5 Điều kiện sử dụng công cụ phái sinh để phòngngừa rủi ro cho các

tài chính của thế giới hiện nay với sự biến động phức tạp, khi mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt với rất nhiều rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong bối cảnh hiện nay, việc tăng cường sử dụng các công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro biến động giá nông sản sẽ đem lại lợi ích cho không chỉ riêng một chủ thể nào của nền kinh tế mà cho toàn thể nền kinh tế.

1.2.5 Điều kiện sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu các doanh nghiệp xuất khẩu

Điều kiện về hàng hoá cơ sở

Để phát triển giao dịch phái sinh hàng hoá và phát huy mạnh mẽ những chức năng, ưu điểm vượt trội của giao dịch này trong nền kinh tế, một trong các điều kiện quan trọng là hàng hoá cơ sở phải đảm bảo chất lượng và được sản xuất với quy mô lớn và ổn định, thông tin về hàng hoá phải đầy đủ và minh bạch (Shim, E 2006), thị trường giao ngay hàng hoá phải được giao dịch năng động với số lượng giao dịch lớn và giá cả hàng hoá phải rất biến động.

Việt Nam là một quốc gia có thế mạnh về nông nghiệp nên hàng hoá nông nghiệp Việt Nam chiếm một vị trí nhất định trên thị trường hàng hoá nông nghiệp thế giới. Những mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn hơn 1 tỉ

USD mỗi năm có thể kể đến như: thuỷ sản, gạo, cà phê, điều, chè... Những mặt hàng chiếm thị phần lớn trên thế giới như: điều (51,63%), tiêu (22,8%), gạo (19,7%), cà phê (11%),... Về vị trí xuất khẩu, nhiều năm liền Việt Nam đứng số một thế giới về xuất khẩu tiêu, điều; đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu cà phê, gạo; đứng thứ tư thế giới về xuất khẩu cao su, đứng thứ năm thế giới về xuất khẩu chè. Có thể nói, hàng hoá cơ sở của Việt Nam đa dạng và có thế mạnh nhất định trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, để cụ thể hoá thế mạnh này thành tiềm năng cho hoạt động phái sinh hàng hoá tại Việt Nam, có hai vấn đề chính cần quan tâm:

Một là, cần hoạch định tổng thể một cách kiên quyết về tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá, đáp ứng được nhu cầu thế giới.

Hai là, cần tập trung được hàng hoá cơ sở Việt Nam một cách có kế hoạch. Theo bài học kinh nghiệm từ Brazil, hoạt động của bộ phận tư vấn sản phẩm là cầu nối giữa sàn giao dịch và những thành viên tham gia thị trường. Có thể phát huy vai trò các hiệp hội ngành nghề ở Việt Nam. Làm được điều này là nền tảng vững chắc để phát triển hoạt động phái sinh hàng hoá tại Việt Nam.

Điều kiện về cơ sở pháp lý

Một điều kiện nền tảng quan trọng là cần có hệ thống văn bản pháp luật, quy định rõ ràng về điều kiện thành lập, tham gia và hoạt động của giao dịch phái sinh. Hệ thống văn bản pháp quy có thể được ban hành ngay để đảm bảo cho các giao dịch phái sinh đang hoạt động và ban hành trước để mở đường cho các giao dịch phái sinh sẽ hình thành. Tuy nhiên, khi thị trường đã đi vào hoạt động, cần có hành lang pháp lý khuyến khích và hỗ trợ các sàn giao dịch trong việc cải tiến, phát triển các sản phẩm mới phù hợp hơn.

Do đặc thù thị trường giao dịch phái sinh có thể giao dịch nhiều loại hàng hóa gốc khác nhau, nên liên quan đến phạm vi quản lý của nhiều cơ quan quản lý chuyên ngành và dễ dẫn tới xung đột lợi ích. Nếu có sự chồng chéo và không rõ ràng trong chức năng, nhiệm vụ quản lý, giám sát thị trường sẽ rất dễ dẫn tới sự thất bại của thị trường phái sinh.

“Như vậy, việc phân định rạch ròi chức năng sẽ đem lại các lợi ích: - Tránh xung đột giữa các bên tham gia thị trường.

- Tạo điều kiện tập trung trách nhiệm quản lý những rủi ro đặc thù của hàng hóa gốc.

- Tạo cơ chế hoạt động nhanh nhạy và hiệu quả trước thay đổi của thị trường phái sinh. Trên cơ sở đó, việc phân loại chức năng quản lý, giám sát thị trường phái sinh có thể theo một trong hai hướng.

+ Theo hàng hóa – tính chất của loại hình công cụ cơ sở. + Theo chức năng quản lý thị trường cơ sở.

Ở Việt Nam, hệ thống văn bản pháp lý về thị trường phái sinh nói chung và thị trường phái sinh hàng hoá nói riêng còn thiếu tính rõ ràng và chi tiết để hướng dẫn các chủ thể tham gia thị trường. Các sàn giao dịch hàng hóa hiện nay đa phần chưa đạt chuẩn, lỏng lẻo về cơ sở pháp lý và thể lệ hoạt động nên nguy cơ bất ổn và xảy ra tranh chấp là khó tránh khỏi. Trong khi thị trường phái sinh hàng hoá tại các nước đều nhận được sự hỗ trợ phát triển của Chính phủ thì tại Việt Nam, chưa có một hành lang pháp lý đầy đủ để khuyến khích và hỗ trợ các sàn giao dịch phát triển thị trường cũng như bảo vệ nhà đầu tư thông qua các quy định về ký quỹ, bảo lãnh, hỗ trợ thanh toán hoặc các biện pháp quản lý rủi ro khác.

Quyết định số 366/QĐ-TTg, ngày 11/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về“Phê duyệt đề án xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh

Việt Nam” nêu rõ việc xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh cần theo lộ trình phát triển các sản phẩm phái sinh từ đơn giản đến phức tạp, đảm bảo khả năng quản lý, giám sát các rủi ro trên thị trường. Cụ thể, qua từng giai đoạn sau:

- Giai đoạn 2013 -2015: Xây dựng khung pháp lý, hoàn thiện hạ tầng cơ sở vật chất, công nghệ bao gồm hệ thống giao dịch, thanh toán bù trừ chứng khoán phái sinh, hệ thống giám sát và công bố thông tin tại các Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán và thành viên thị trường, bảo đảm phù hợp với các sản phẩm phái sinh cơ bản và chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để đưa vào hoạt động.

- Giai đoạn 2016 - 2020: Tổ chức vận hành thị trường chứng khoán phái sinh. Trước mắt là các sản phẩm phái sinh dựa trên chỉ số chứng khoán, trái phiếu Chính phủ và cổ phiếu.

- Giai đoạn sau 2020: Hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động của thị trường chứng khoán phái sinh, từng bước đa dạng hóa các sản phẩm giao dịch. Mở rộng đối tượng thành viên tham gia thị trường, cải tiến hạ tầng công nghệ, nâng cao chất lượng cơ sở nhà đầu tư, tiến tới xây dựng một thị trường chứng khoán phái sinh thống nhất dựa trên các tài sản cơ sở theo thông lệ quốc tế, hoạt động công khai, minh bạch, hiệu quả, góp phần vào sự phát triển của thị trường tài chính.

Như vậy có thể thấy khung pháp lý cho thị trường phái sinh tại Việt Nam hiện mới đang trong giai đoạn xây dựng và hoàn thiện.

Điều kiện kinh tế - tài chính

Đỗ Thị Kim Hảo (2012) cho rằng muốn hình thành và phát triển các giao dịch phái sinh thì trước hết cần phải căn cứ vào nhu cầu của nền kinh tế. Các công cụ tài chính phái sinh ra đời nhằm mục đích chủ yếu là phòng ngừa rủi ro trên cơ sở dự tính chiều hướng biến động của thị trường, do vậy, điều kiện để có những công cụ này chính là sự phát triển của thị trường tài chính.

Điều kiện kinh tế, tài chính được phản ánh qua các số liệu vĩ mô và vi mô của nền kinh tế, các số liệu phản ánh sự hội nhập kinh tế quốc tế, các số liệu cho thấy thực trạng của hệ thống ngân hàng thương mại và các chính sách phát triển kinh tế của đất nước. Số liệu vĩ mô và vi mô của nền kinh tế tốt phản ánh sức khỏe nền kinh tế đang ổn định và sẳn sàng đón nhận các giao dịch mới phát triển và hiện đại như giao dịch phái sinh hàng hóa. Ngược lại sẽ phản ánh nền kinh tế đang biến động không tốt hoặc đang trong giai đoạn khủng hoảng hoặc suy thoái và không đủ sức để đón nhận những giao dịch hiện đại mới như giao dịch phái sinh hàng hóa.

Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ phản ánh điều kiện thuận lợi để phát triển giao dịch phái sinh hàng hóa vì các giao dịch này không phải chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán trong nước cũng như bảo hiểm rủi ro biến động giá trong nước mà còn là sự kết nối với thị trường quốc tế và các sàn giao dịch quốc tế. Hội nhập kinh tế có thể xem xét thông qua cán cân thương mại, tức phản ánh các giao dịch mua bán hàng hóa giữa người cư trú và người không cư trú của một quốc gia và thông qua cán cân vốn để thấy được mức độ hội nhập về đầu tư. Mức độ về hội nhập kinh tế quốc tế càng sâu rộng phần nào phản ánh môi trường kinh tế của quốc gia đang tốt và có nhiều cơ hội cho nhà đầu tư, cũng như phản ánh tiềm năng phát triển của nền kinh tế. Điều kiện về chính sách phát triển kinh tế sẽ đảm bảo cho hoạch định chính sách hàng hóa

cơ sở và các giao dịch phái sinh hàng hóa. Sức mạnh tài chính của hệ thống ngân hàng thương mại sẽ đảm bảo cho sự tham gia, sự hỗ trợ và sự kết nối các sản phẩm ngân hàng hiện có với các sản phẩm giao dịch phái sinh hàng hóa.

Điều kiện kỹ thuật

Đỗ Thị Kim Hảo (2012) nhấn mạnh rằng các chi tiết trên hợp đồng cần được chuẩn hóa theo quy ước quốc tế như: quy định những loại tài sản được dùng làm tài sản cơ sở cho các hợp đồng phái sinh, điều kiện để được niêm yết giao dịch, số lượng mỗi lô giao dịch. Cần xây dựng được hợp đồng giao dịch phái sinh đúng tiêu chuẩn cho các giao dịch tập trung qua sàn. Theo đó, những điều kiện chuẩn của hợp đồng phải bao gồm các nội dung: quy mô hợp đồng; đơn vị yết giá; biên độ giao động giá tối thiểu; chủng loại sản phẩm; thời gian giao dịch; thời gian thanh toán; ngày giao dịch cuối cùng. Ngoài ra, đối với một số hàng hóa cơ sở đặc thù, có thể phải quy định thêm một số nội dung chuẩn sau: điều kiện giao hàng; thủ tục giao hàng; biên độ giao động giá tối đa trong ngày.

Cần có cơ sở hạ tầng công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ tin học trong việc xây dựng và phát triển thị trường tương lai, nhất là cần áp dụng công nghệ tin học hiện đại ngay từ đầu nhằm xử lý được quy trình thanh toán và kết nối thông tin. Trong vấn đề này, năng lực của đơn vị thanh toán bù trừ trung tâm đóng vai trò mũi nhọn. Các giao dịch phái sinh khác cũng cần có kỹ thuật xác định giá phù hợp và có biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng.

Một vấn đề khác cũng rất quan trọng, đó là việc áp dụng các chuẩn mực kế toán, kiểm toán cho sản phẩm phái sinh cần phải thống nhất và phù hợp.

Tóm lại, tại chương 1 tác giả đã hệ thống hóa và phân tích, phát triển một số lý luận cơ bản về công cụ phái sinh và các loại rủi ro trong lĩnh vực

xuất khẩu hàng nông sản, cụ thể là mặt hàng cà phê của Việt Nam. Những đóng góp đáng kể từ xuất khẩu hàng nông sản sẽ mang lại lợi ích to lớn cho sự phát triển của nền kinh tế. Đó là cơ sở và tiền đề cho việc thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản trong thời gian tới. Toàn bộ những lý luận cơ bản đã được đề cập tại chương 1 sẽ là cơ sở quan trọng để định hướng nghiên cứu tiếp cận trong chương 2 và phân tích đánh giá thực trạng, đưa ra những giải pháp đối với những doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro trong hoạt động xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp việt nam (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)