Giải pháp về phía hệ thống ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro trong hoạt động xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp việt nam (Trang 76)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2 Giải pháp về phía hệ thống ngân hàng

Ngân hàng giúp cho các doanh nghiệp hiểu biết và sử dụng các công cụ phái sinh, lợi ích của việc phòng ngừa rủi ro trong doanh nghiệp. Phát triển các công cụ phái sinh và thị trường phái sinh giúp cho doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro một cách tốt hơn, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê có thể lựa chọn về tỷ giá, lãi suất và giá cả phù hợp.

Ngân hàng cần nâng cao chất lượng các dịch vụ tư vấn cho khách hàng, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, có đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp về các công cụ phái sinh phòng ngừa rủi ro về: tỷ giá, lãi suất và giá cả. Thông qua đó giúp các doanh nghiệp hiểu biết và nhận thức đầy đủ các công cụ phái sinh phòng chống rủi ro do ngân hàng cung ứng. Bên cạnh đó việc đẩy mạnh tiếp thị, quảng cáo các sản phẩm phái sinh cũng góp phần đưa các giao dịch phái sinh đến gần với doanh nghiệp hơn. Các ngân hàng cũng nên thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo cho doanh nghiệp. Khi đó cần trình bày rõ ràng những lợi ích của các công cụ phái sinh mang lại và trong trường hợp nào thì doanh nghiệp nên sử dụng để mang lại hiệu quả cao nhất. Cũng như những sản phẩm khác của ngân hàng, khi cung ứng sản phẩm về phái sinh này ngân hàng cũng cần có những chương trình để thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp như giảm phí giao dịch.

Trong mọi hoạt động dịch vụ, nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng nhất. Do nghiệp vụ giao dịch phái sinh là tương đối phức tạp, chứa đựng nhiều rủi ro do đó đòi hỏi cán bộ chuyên môn tại ngân hàng ngoài giỏi nghiệp vụ còn cần phải nhạy bén, am hiểu thị trường tài, đồng thời phải là những người trung thực, có đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh.

Phí giao dịch phái sinh do các ngân hàng thương mại đưa ra hiện nay được xem là tương đối cao. Để doanh nghiệp thấy được rằng phí giao dịch

phái sinh là hợp lý ngân hàng nên tách phần lợi nhuận mong muốn của mình ra khỏi phí giao dịch phái sinh, phần phí này có thể được giải thích là phí theo dõi và thực hiện các giao dịch phái sinh. Với cách làm như vậy các doanh nghiệp sẽ thấy rằng phí thực hiện các giao dịch phái sinh là không cao và do đó có thể doanh nghiệp sẽ thực hiện các giao dịch phái sinh nhiều hơn.

Theo thực trạng hiện nay tại các ngân hàng như Vietcombank, BIDV, Eximbank, Techcombank…, các ngân hàng này chỉ mới đóng vai trò là nhà môi giới trung gian giữa các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn ngoại tệ… với các ngân hàng cung cấp dịch vụ ở nước ngoài. Do đó cần phải xem xét đến việc nghiên cứu ứng dụng các chiến lược kinh doanh như tự đứng ra phát hành các công cụ phái sinh thích hợp đến với khách hàng nhằm thể hiện tính chuyên nghiệp chứ không chỉ dừng lại ở hoạt động môi giới. Đối với hợp đồng kỳ hạn, do sự biến động của tỷ giá trên thị trường khi đến hạn thanh toán có thể xảy ra tình trạng khách hàng mất khả năng thanh toán do lỗ quá lớn hoặc khách hàng không có thiện chí thanh toán do tỷ giá biến động bất lợi cho mình trong khi đó hợp đồng kỳ hạn không thể chuyển nhượng và thanh lý trước hạn. Để hạn chế rủi ro này ngân hàng đã xây dựng tỷ lệ ký quỹ nhất định đối với khách hàng tham gia hợp đồng kỳ hạn. Về vấn đề ký quỹ để đảm bảo thực hiện hợp đồng của khách hàng theo quy định thì ngân hàng đã yêu cầu khách hàng phải ký quỹ . Việc bổ sung tiền ký quỹ cũng tùy thuộc vào sự đánh giá, xếp loại khách hàng của ngân hàng. Khoản tiền ký quỹ sẽ giúp các bên thực hiện tốt hợp đồng kỳ hạn, đặc biệt là khi mà tỷ giá và lãi suất có nhiều biến động.

Hoạt động giao dịch phái sinh mà các doanh nghiệp tham gia phải thật sự có ý nghĩa và hiệu quả trong điều kiện biến động của thị trường.Các doanh nghiệp dựa vào phán đoán tình hình thị trường, họ sẽ lựa chọn các công cụ

sinh này được thuận lợi thì cơ chế quản lý của ngân hàng nhà nước phải càng ngày càng được hoàn thiện, phải hoàn chỉnh khung pháp lý cho việc thực hiện các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng giao sau và quyền chọn. Đến thời điểm hiện nay, các văn bản pháp lý quy định cũng như hướng dẫn thực hiện các giao dịch phái sinh vẫn bị coi là chưa hoàn toàn đầy đủ, trong khi thị trường giao dịch phái sinh ở nước ta mới ở giai đoạn đầu của sự phát triển. Điều đó đã khiến cho các doanh nghiệp và các ngân hàng thương mại lúng túng trong việc thực hiện các giao dịch phái sinh. Trong môi trường hội nhập đòi hỏi ngân hàng phải uyển chuyển trong hội nhập, cũng như trong việc ban hành những quy định sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế và những cam kết của Việt Nam đối với WTO, TPP. Để đáp ứng được các yêu cầu trong điều kiện hội nhập đòi hỏi hệ thống ngân hàng phải có những chuyển biến tích cực trong cách quản lý và vận hành.

4.3 Kiến nghị đối với chính phủ và Bộ công thƣơng

Mô hình sở giao dịch hàng hóa là phương thức giao dịch hiện đại hiện rất phổ biến trên thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam đây là một hoạt động còn rất mới mẻ.

Cà phê là mặt hàng được xuất khẩu lớn trên thế giớinhưng giá xuất khẩu bao giờ cũng chịu thua thiệt, thấp hơn so với các nước xuất khẩu khác. Nguyên nhân chính là việc định giá bị phụ thuộc vào một số sàn giao dịch hàng hóa lớn tại Anh, Ấn Độ, Thái lan, Mỹ, Nhật. Đó là một nghịch lý khi Việt Nam nắm nguồn hàng nhưng không có quyền định giá. Điều đó cho thấy, việc thiết lập một sở giao dịch cà phê tại Việt Nam có tính liên thông, kết nối với thị trường thế giới là rất cần thiết. Mô hình sở giao dịch hàng hóa là phương thức giao dịch hiện đại hiện rất phổ biến trên thế giới, nhất là giao dịch phái sinh. Tuy nhiên, ở Việt Nam đây là một hoạt động còn rất mới mẻ.

Về khung pháp lý và quản lý nhà nước hoạt động sở giao dịch hàng hóa cần có những quy định về hoạt động của sở giao dịch cần có những quy định hướng dẫn chi tiết và cụ thể hơn vì hiện tại nội dung còn rất sơ sài. Ngoài ra, các quy định còn một số bất cập như trong hợp đồng giao dịch, thành viên môi giới và kinh doanh chưa quy định được quyền và trách nhiệm, giới hạn trị giá, một số nội dung chưa được quy định như kiểm soát điều kiện thành viên, giao dịch phái sinh khác, thanh toán không có các quyết định bù trừ, thuế như thuế thu nhập cá nhân không áp dụng… Chưa kể, hiện nay bộ quản lý hoạt động này là Bộ Công Thương còn chưa có cơ quan độc lập quản lý hoạt động này. Hay sở giao dịch còn bị quản lý chồng chéo bởi các quy định của các bên liên quan như giữa các bộ, ngân hàng và doanh nghiệp. Chẳng hạn, Bộ Tài Chính có trách nhiệm hướng dẫn các chế độ về thuế, phí, lệ phí đối với hoạt động mua bán hang hóa qua sở giao dịch, trong khi ngân hàng lại có trách nhiệm hướng dẫn chế độ thanh toán…

Mặc dù Việt Nam đã thiếu sàn giao dịch nhưng điều kiện để phát triển sở giao dịch hàng hóa cũng rất thiếu. Như việc tiêu chuẩn hóa cho các mặt hàng, nhất là hàng nông sản chưa thực hiện được, trong khi cà phê Việt Nam xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới nhưng 70% lượng cà phê xuất khẩu không đạt chuẩn hóa của các sàn thế giới nên giá xuất khẩu thường thấp hơn một số nước. Hay việc phải giữ chữ tín, nhất là phải có đủ hàng hóa đúng chuẩn, biện pháp phòng ngừa rủi ro… ta chưa làm được. Đó là chưa kể các doanh nghiệp tham gia còn rất thiếu đội ngũ am hiểu hoạt động này.

Một trong những khó khăn khi thực hiện giao dịch, đó là giá cả giao dịch nông sản Việt Nam còn phụ thuộc vào xu hướng thế giới, yếu tố tâm lý, chỉ số giá tiêu dùng… Hơn nữa, hiện nay Việt Nam còn quy định dùng nội tệ làm phương tiện thanh toán, vì thế, nhiều người đã lợi dụng hoàn cảnh lạm phát cao để đầu cơ giá lên chứ không phải có nhu cầu giao dịch.

Để thị trường giao dịch hàng hóa phát triển, Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật như ban hành văn bản quy phạm pháp luật cần thiết, xây dựng Luật Sở giao dịch hàng hóa, thành lập đơn vị độc lập, thống nhất quản lý, đào tạo nhân sự quản lý. Bên cạnh đó, cần có chính sách hỗ trợ, quy hoạch chiến lược, tuyên truyền, phổ biến, tăng cường minh bạch hóa hoạt động của sở giao dịch…

Tóm lại, trên cơ sở phân tích từ thực tế những nhân tố chủ yếu tác động đến rủi ro, mối quan tâm của doanh nghiệp xuất khẩu cà phê về rủi ro và sử dụng các công cụ phái sinh để quản trị rủi ro tài chính, thực trạng các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê ứng dụng các công cụ phái sinh trong hoạt động kinh doanh của mình, tác giả đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhanh và hiệu quả với các giao dịch phái sinh để phòng ngừa rủi ro.

KẾT LUẬN

Quản trị rủi ro và phòng ngừa các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp cà phê Việt Nam bằng việc sử dụng công cụ phái sinh là một nghiệp vụ tương đối mới tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc đầu tư thời gian, công sức và chi phí nghiên cứu và hoàn thiện nghiệp vụ này để có thể ứng dụng hiệu quả vào các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi Việt Nam đã tham gia hội nhập toàn diện vào WTO và đã ký kết hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam sẽ phải đương đầu với nhiều loại rủi ro cũng như áp lực cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực cà phê do các doanh nghiệp nước ngoài có nguồn vốn lớn và có nhiều kinh nghiệm trong sử dụng công cụ phái sinh phòng ngừa rủi ro.

Sau quá trình nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về rủi ro và phòng ngừa rủi ro tại các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam.

Thứ hai, phân tích các rủi ro gặp phải trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp cà phê Việt Nam và thực trạng phòng ngừa rủi ro. Từ đó phân tích những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên.

Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế phòng ngừa rủi ro trong hoạt động xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp Việt Nam

Bên cạnh những vấn đề đã giải quyết được, luận văn vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, nguyên nhân là do những khó khăn trong việc tiếp cận và tìm hiểu thông tin này. Bởi vì thị trường phái sinh ở nước ta chưa phát triển, chưa có một cơ quan nào đưa ra các con số thống kê cụ thể nên những phân tích trong luận văn chỉ mang tính chất định lượng còn rất nhiều hạn chế.

Trong quá trình thực hiện đề tài, do khả năng và kinh nghiệm còn hạn chế nên những vấn đề mà luận văn đưa ra sẽ còn tiếp tục được nghiên cứu, phát triển. Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo và giúp đỡ của thầy giáo TS. Đinh Xuân Cường đã giúp em thực hiện luận văn này, cũng như rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn để luận văn này góp phần thiết thực cho sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam, đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt

1. Nguyễn Đức Dỵ, 1996. Từ điển Kinh tế - Kinh doanh Anh – Việt. Hà Nội: NXB Khoa học kỹ thuật.

2. Đỗ Thị Kim Hảo, 2010. Các công cụ phái sinh. Hà Nội: NXB Dân trí. 3. Cao Hữu Lộc, 2011.Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam.Luận văn thạc sĩ kinh tế.Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Nguyễn Phước Kinh Kha, 2015.Phát triển giao dịch phái sinh hàng hóa phi tài chính tại Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế. Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh.

5. Nguyễn Lương Thanh, 2009.Thị trường hàng hóa nông sản giao sau và vai trò của nó đối với việc tiêu thụ nông sản ở nước ta. Tạp chí Quản lý kinh tế số 28 tháng 9+10/2009, trang 67-69

6. Phạm Thị Xuân Thọ, 2010.Nông sản Việt Nam trong thời kỳ hội nhập: thực trạng và giải pháp. Tạp chí Khoa học số 23/2010, trang 66-72

Tài liệu Tiếng Anh

1. Peter Rose, 2004. “Commercial bank management”.

2. Bookwell Publication, 2007. “Commonlity derivative market opportunities and challenges”.

4. Deutche Boerse & Eurex, 2008.“The global derivative market – an introduction”.

5. Hellyette Geman,2005. “Commodities and commodity derivative Modeling and Pricing for Agricuturals, Metals and Energy”.

6. JohnHull, 2009.Option, Futures and other Derivative.7th edition, Mc GrawHil.

7. Joel Bessis, 2010. “The price risk management in China agricultural products”.

Phụ lục 1

PHIẾU KHẢO SÁT

“Về nhu cầu sử dụng sản phẩm phái sinh hàng hóa tại các doanh nghiệp và hộ sản xuất cà phê tại Việt Nam”

Kính thưa anh chị, tôi đang thực hiện đề tài: “Sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro trong hoạt động xuất khẩu Cà phê của các doanh nghiệp Việt Nam”. Kính nhờ các anh chị trả lời giúp các câu hỏi sau với mục đích khảo sát ý kiến của người có liên quan đến hoạt động này nhằm có cơ sở đề xuất những giải pháp nhằm phát triển hoạt động phái sinh hàng hóa tại Việt Nam. Những thông tin khảo sát từ các anh chị sẽ chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu của đề tài.

Xin anh chị vui lòng điền những thông tin sau:

1. Họ và tên anh, chị:……… 1. Độ tuổi: ……… tuổi 1. Độ tuổi: ……… tuổi

2. Công việc hiện tại của anh chị: ……….

Anh chị vui lòng đánh dấu X vào ô bên cạnh câu trả lời mà các anh chị lựa chọn:

1. Doanh nghiệp của anh, chịđã bao giờ chịu rủi ro (xin vui lòng nêu rõ loại rủi ro (nếu có). Chọn 1 trong các câu trả lời sau:

a. Chưa bao giờ 

b. Đã gặp rủi ro, nhưng thiệt hại không lớn  c. Đã gặp rủi ro và chịu thiệt hại lớn 

d. Nếu là (c) xin vui lòng nêu tóm tắt tình huống rủi ro: ……….

2. Loại rủi ro nào doanh nghiệp của anh, chị thường gặp nhất trong các rủi ro sau (ghi vào ô dưới đây, cho điểm ít gặp nhất điểm 1, tiếp theo điểm 2 và thường gặp nhất là điểm 3. Chọn 1 trong các câu trả lời sau:

Rủi ro lãi suất 1 2 3

Rủi ro thay đổi tỷ giá 1 2 3

Rủi ro biến động giá cả hàng hóa 1 2 3

Rủi ro khác (vui lòng ghi rõ loại rủi ro và cho điểm)…..………

3. Trong điều hành hoạt động của doanh nghiệp, anh, chị có cảm thấy quan ngại về khả năng rủi ro gây tổn thất cho doanh nghiệp? Chọn 1 trong 3 câu trả lời sau: a. Không quan ngại  b. Bình thường  c. Rất quan ngại  4. Loại rủi ro nào doanh nghiệp của anh, chị quan ngại nhất trong các rủi ro sau đây (ghi vào ô dưới đây cho điểm ít quan ngại nhất là 1, tiếp theo điểm 2 và quan ngại nhất là điểm 3) Chọn 1 trong các câu trả lời sau và cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro trong hoạt động xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp việt nam (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)