Nguồn dữ liệu thu thập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro trong hoạt động xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp việt nam (Trang 46)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2 Nguồn dữ liệu thu thập

Nguồn dữ liệu sơ cấp: được thu thập bằng việc tiến hành quan sát, phỏng vấn trực tiếp, điều tra khảo sát bằng bảng hỏi những chủ thể đã tham gia giao dịch phái sinh hàng hóa như các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu cà phê trong và ngoài nước, các ngân hàng và tổ chức tài chính. Phiếu điều tra khảo sát bao gồm những câu hỏi phỏng vấn nhanh liên quan đến thị trường phái sinh hàng hóa: tính phổ biến, những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện các hoạt động giao dịch …

- Soạn thảo bảng hỏi nghiên cứu: Bảng hỏi được thiết kế theo câu hỏi trắcnghiệm (bao gồm cả câu hỏi đóng và câu hỏi mở) để đánh giá nhu cầu sử dụng sản phẩm phái sinh hàng hóa để phòng ngừa rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam và quan điểm của doanh nghiệp về những khó khăn khi sử dụng và cung ứng sản phẩm phái sinh hàng hóa.

- Chọn mẫu điều tra:

+ Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê

+ Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên trong các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam

+ Cỡ mẫu: 26

+ Thời gian dự kiến: 1 tuần

Nguồn dữ liệu thứ cấp: các giáo trình lý thuyết tổng quát về giao dịch phái sinh hàng hóa, các bài báo khoa học trong nước và quốc tế, các công trình nghiên cứu khoa học của các tác giả trong và ngoài nước, các báo cáo của các cơ quan quản lý nhà nước, các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của các chủ thể tham gia giao dịch cà phê trên thị trường Việt Nam…

2.3 Phƣơng pháp xử lý dữ liệu

Phương pháp nghiên cứu định tính:Nghiên cứu, sử dụng các số liệu thu thập được từ đó đưa ra các đánh giá, nhận định về thị trường.

Phương pháp nghiên cứu định lượng: Thống kê số liệu, hệ thống các số liệu và thông tin thu thập được bằng cách tổng hợp, trình bày số liệu, mô tả dữ liệu bằng các bảng biểu, vẽ đồ thị, biểu đồ để dễ dàng so sánh dữ liệu, biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt.

2.4 Phƣơng pháp phân tích tổng hợp và so sánh

Phân tích dữ liệu thống kê dựa trên các số liệu thu thập được của các doanh nghiệp và hộ sản xuất thu mua, chế biến, tiêu thụ cà phê trong và ngoài nước, các ngân hàng và tổ chức tài chính và một số thông tin, số liệu thu thập được ở các công trình nghiên cứu, internet, sách báo…

Phương pháp so sánh được sử dụng để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích.

 So sánh về số tuyê ̣t đối : là việc xác định chênh lệch giữa trị số

của chỉ tiêu kỳ phân tích với trị số của chỉ tiêu kỳ gốc. Kết quả so sánh cho thấy sự biến đô ̣ng về số tuyê ̣t đối của hiê ̣n tượng đang nghiên cứu.

 So sánh bằng số tương đối: là xác định số % tăng giảm giữa thực

tế so với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích.

 So sánh theo chiều ngang: là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu.

 So sánh theo chiều dọc: là việc sử dụng các tỷ lệ, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo.

2.5 Phƣơng pháp chuyên gia

Tham vấn ý kiến của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý hoạch định chính sách về thực trạng giao dịch hàng hóa nông sản và các điều kiện cần thiết để áp dụng giao dịch các sản phẩm phái sinh tại Việt Nam. Tổ chức các buổi hội thảo, buổi tọa đàm khoa học để tham vấn ý kiến trực tiếp của các chuyên gia.

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH

NGHIỆP XUẤT KHẨU CÀ PHÊ

Trong chương 3 sẽ trình bày về thực trạng xuất khẩu cà phê ở các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong thời gian qua. Hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp sẽ được phân tích cụ thể trong các bảng biểu, đồ thị để có cái nhìn tổng thể về các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cà phê. Từ đó sẽ chỉ ra những rủi ro, khó khăn chủ yếu trong hoạt động xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp Việt Nam và những nguyên nhân chưa phòng ngừa những rủi ro tác động trực tiếp đến doanh nghiệp mình. Bên cạnh đó tác giả cũng đưa ra số liệu điều tra về việc sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam.

3.1 Thực trạng xuất khẩu cà phê ở các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong thời gian qua của Việt Nam trong thời gian qua

Hiện nay xu thế toàn cầu hóa và hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ như vũ bão trên phạm vi toàn thế giới, lôi cuốn rất nhiều nước trên thế giới tham gia. Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy này và đang cố gắng nỗ lực hết sức để hòa mình vào tiến trình phát triển này một cách nhanh chóng nhất.Hoạt động xuất khẩu sẽ là cầu nối hết sức quan trọng để thúc đẩy nhanh tiến trình này. Chính vì vậy mà hoạt động xuất khẩu ngày càng trở nên quan trọng trong chính sách và chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam. Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, là mặt hàng nông sản xuất khẩu đứng thứ 2 về kim ngạch sau mặt hàng gạo. Chính vì thế ngành cà phê có một vai trò rất lớn trong nền kinh tế quốc dân

khẩu cà phê hàng đầu thế giới với sản lượng xuất khẩu năm 2015 là hơn 27 triệu bao, nhưng đứng đầu về xuất khẩu cà phê Robusta (cà phê vối).

Tổng lượng cà phê xuất khẩu toàn thế giới năm 2015 đạt 143.371 bao (tương đương 8.602 triệu tấn). Trong đó riêng sản lượng của Brazil đã chiếm tới hơn 30%.

Xét trong khu vực Châu Á thì Việt Nam hiện là nước đứng đầu về lượng cà phê xuất khẩu (thường gấp 2 lần Indonesia là nước đứng thứ hai trong khu vực)

Bảng 3.1: Lƣợng cà phê xuất khẩu của các nƣớc

* Đơn vị tính: 1000 bao (mỗi bao bằng 60kg)

2012 2013 2014 2015 % thay đổi 2014-15 Tổng cộng 147.953 146.615 141.376 143.371 1,40% Brazil 50.826 49.152 45.639 43.235 -5,30% Việt Nam 25.000 27.500 26.500 27.500 3,80%

Colombia 9.927 12.124 13.333 13.500 1,30% Indonesia 13.048 11.449 10.365 11.000 6,10% Ethiopia 6.233 6.527 6.625 6.400 -3,40% Ấn Độ 5.303 5.075 5.450 5.833 7,00% Honduras 4.537 4.568 5.400 5.750 6,50% Uganda 3.914 3.633 3.744 4.755 27,00% Mexico 4.327 3.916 3.600 3.900 8,30% Guatemala 3.743 3.159 3.288 3.400 3,40% Peru 4.453 4.338 2.883 3.200 11,00% Nicaragua 1.991 1.941 2.050 2.175 6,10% Côte d’Ivoire 2.072 2.107 1.750 1.800 2,90% Costa Rica 1.571 1.444 1.408 1.492 6,00% Kenya 875 838 742 833 12,30% Tanzania 1.109 809 728 800 9,90% Papua New Guinea 717 828 798 800 0,30% El Salvador 1.235 537 680 762 12,00% Ecuador 828 666 644 700 8,70% Cameroon 366 413 533 570 6,90%

Madagascar 500 588 518 520 0,40% Lào 542 544 522 520 -0,30% Thái Lan 608 638 497 500 0,50% Venezuela 952 805 651 500 -23,20% Dominican Republic 488 425 392 400 2,00% Haiti 350 345 344 350 1,80% Congo, DR 334 347 335 335 0,00% Rwanda 259 254 258 250 -3,10% Burundi 406 163 248 200 -19,20% Togo 78 135 184 200 8,70% Philippines 177 186 193 200 3,50% Guinea 233 158 160 160 0,00% Yemen 190 191 158 120 -23,90% Cuba 88 107 101 100 -1,40% Panama 116 110 95 100 5,50% Bolivia 115 128 106 90 -15,40% Nguồn: giacaphe.com

Ngành cà phê Việt Nam tăng trưởng đều và ở mức cao trong vòng 3 năm qua. Năm 2014, diện tích trồng cà phê là 653 ngàn ha, tăng 2,7% so với

năm 2013. Sản lượng mùa vụ 2013/14 gần 30.000 ngàn bao (mỗi bao 60 kg), tương đương 1,7 triệu tấn, tăng nhẹ so với mùa vụ trước, chủ yếu là cà phê robusta. Các tỉnh trồng nhiều cà phê là Đắk Lắk, Lâm Đồng và Đắk Nông.

Biểu đồ 1: Diện tích và sản lƣợng cà phê Việt Nam

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Mặc dù chính phủ tiếp tục khuyến nghị duy trì tích cà phê của diện cả nước là 500.000 ha nhưng diện tích gieo trồng cà phê vẫn tiếp tục được mở rộng tại các khu vực chính. Theo số liệu ước tính của Sở NN&PTNT, Bộ NN&PTNT, diện tích trồng cà phê nước ta năm 2014 ước tính vào khoảng 653.000 ha, tăng 2% so với năm 2013 (633.000 ha). Tuy nhiên, thực tế diện tích gieo trồng có thể vượt quá 660.000 ha. Sản xuất cà phê nước ta tăng đều đặn trong những năm gần đây.

Cà phê Việt Nam đa phần được xuất khẩu. Trong 7 tháng đầu mùa vụ 2013/2014 đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn cà phê các loại (cà phê nhân, cà phê rang, cà phê xay và cà phê hòa tan) và kim ngạch khoảng 2,2 tỷ USD, tăng tương ứng 12% và 4% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức kỷ lục mới về xuất khẩu cà phê

Cà phê được xuất khẩu sang 70 quốc gia trên thế giới, trong đó 14 thị trường đứng đầu đã chiếm đến 80% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả

nước. Trong mùa vụ 2013/2014, Đức đã vượt lên trên Mỹ để trở thành nước nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam. Với lượng nhập khẩu tăng mạnh, Bỉ trở thành thị trường cà phê lớn thứ ba của Việt Nam. Xuất khẩu cà phê chế biến, cà phê rang, cà phê xay và cà phê hòa tan ngày càng tăng trong vài năm trở lại đây, dự báo xuất khẩu các mặt hàng này mùa vụ 2013/14 khoảng 55 ngàn tấn, tăng 21% so với mùa vụ trước, với các thị trường chính là Trung Quốc, Nga, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ.

Bảng 3.2: Các thị trƣờng xuất khẩu cà phê chính của Việt Nam, mùa vụ 2012/13 đến 2013/14

Nguồn: Bộ NN&PTNT

Một điểm đáng chú ý là mặc dù là nước sản xuất nhiều cà phê trên thế giới nhưng hầu hết sản lượng cà phê của Việt Nam dùng để xuất khẩu. Tiêu dùng cà phê nội địa của Việt Nam không đáng kể.

Giá cà phê xuất khẩu biến động trong khoảng 1.500 - 2.100 USD/tấn trong 3 năm; vụ mùa 2013/2014 có giá thấp hơn hai mùa trước. Giá cà phê trong nước biến động theo giá trên thế giới, dao động trong khoảng 30.000 – 45.000 đồng/kg.

Biểu đồ 2: Giá xuất khẩu cà phê nhân của Việt Nam

Nguồn: Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Đầu tư và Du lịch Đắk Lắk, Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột, vietrade.gov.vn

3.2 Nhận diện rủi ro, nguyên nhân và tác động của các loại rủi ro đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam

Trong những năm gần đây bên cạnh những thành quả đạt được doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam vẫn còn gặp rất nhiều khó khan đang tồn tại dẫn đến kim ngạch xuất khẩu cà phê chưa đạt được như kế hoạch đặt ra. Do đó cần phải có một sự nhìn nhận phân tích hết sức tỉ mỉ từng yếu tố rủi ro tác động đến các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê. Việc phân tích những yếu tố này sẽ giúp cho chúng ta nhìn nhận được rõ hơn những khó khăn còn đang tồn tại, để từ đó làm cơ sở cho việc sử dụng các công cụ phái sinh thích hợp, khắc phục khó khăn hướng tới đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm cà phê của Việt Nam.

3.2.1 Rủi ro về tỷ giá

Biểu đồ 3: Diễn biến tỷ giá từ tháng 01/2012 đến tháng 05/2015

Nguồn: diendan.vfpress.vn

Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, tỷ giá tăng giảm tác động nhiều đến thu nhập của công ty. Với những diễn biến phức tạp của tỷ giá, hoạt động của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê thực sự rơi vào khó khăn. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ găp phải những tác động từ độ nhạy cảm giao dịch khi mà VND lên giá nên các doanh nghiệp xuất khẩu thua lỗ khi chuyển đổi USD sang VND. Giờ đây tỷ giá đã trở thành một nguồn rủi ro mà các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê cần phải tốn nhiều công sức để xem xét phòng ngừa. Đấy là chưa xem xét đến khả năng nhiều đồng tiền như EUR và CNY sẽ còn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong hệ thống đồng tiền thanh toán chính của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam, khi đó độ nhạy cảm của các doanh nghiệp với biến động tỷ giá giữa các đồng tiền chính với nhau cũng sẽ trở thành một vấn đề cần quan tâm. Mặt khác rủi ro về tỷ giá đang lớn dần khi mà Việt Nam đang tham gia ngày càng sâu rộng vào tổ chức thương mại thế giới (WTO) và đã ký kết hiệp định đối tác kinh tế

chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), môi trường kinh doanh rộng mở, hoạt động thanh toán có sự góp mặt ngày càng nhiều của các đồng ngoại tệ mạnh, không chỉ tập trung ở đồng USD.

Trong Quý I/2015, nối tiếp đà tăng giá trong năm 2014, đồng USD hầu như duy trì liên tục xu hướng tăng so với các đồng tiền khác. So với cuối tháng 3/2014, đồng USD đã tăng khoảng 17% so với đồng Euro; 12,5% so với đồng Yên Nhật. Sự lên giá của đồng USD trong quý I/2015 được hỗ trợ mạnh mẽ bởi diễn biến tích cực của kinh tế Mỹ từ Quý III/ 2014 đến nay, đồng thời sự thay đổi trong quan điểm điều hành CSTT của FED theo hướng có những bước đi thận trọng như chấm dứt thực hiện các gói nới lỏng định lượng và việc điều chỉnh tăng lãi suất điều hành trong năm 2015.

Hoạt đông sản xuất kinh doanh chính của các doanh nghiệp cà phê Việt Nam chủ yếu là xuất khẩu cà phê vào thị trường quốc tế, với doanh thu xuất khẩu chiếm khoảng hơn 80% trong tổng doanh số của doanh nghiệp. Với thông điệp của các nhà điều hành là điều chỉnh tỷ giá chủ động, phù hợp với tình hình cung cầu ngoại tệ bám sát với thị trường hơn, đảm bảo tính thanh khoản của thị trường, góp phần kiềm chế nhập siêu và hỗ trợ cho việc thực thi chính sách tiền tệ chủ động và linh hoạt hơn. Vì thế, có thể nhận định rằng rủi ro về tỷ giá là một trong những rủi ro lớn tác động đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam.

Biểu đồ 4: Diễn biến lãi suất 2013 - 2014

Nguồn: sbv.gov.vn

Khó khăn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam hiện nay là vấn đề về vốn. Doanh nghiệp Việt Nam không thiếu kinh nghiệm thâm nhập vào thị trường quốc tế nhưng lại khó cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài vì thiếu vốn. Do đó lãi suất tiền vay, chi phí sử dụng vốn trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng trong chi phí sản xuất kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp. Khi lập kế hoạch, phương án kinh doanh, lãi suất tiền vay đã được doanh nghiệp dự tính. Tuy nhiên, có nhiều nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp tác động đến lãi suất tiền vay. Năm 2011-2012 khi mà tỷ lệ lạm phát ở mức cao, lãi suất cho vay của các ngân hàng áp dụng đối với doanh nghiệp vẫn đang ở mức cao khoảng 15%/năm dẫn đến những tính toán, dự kiến trong kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp bị thay đổi, đảo lộn. Đây là một rủi ro lớn đã xảy ra và ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Lượng tiền đi vay càng lớn, tác động tiêu cực của rủi ro này càng nghiêm trọng và thậm chí có thể dẫn đến phá sản doanh nghiệp nếu doanh nghiệp không thể trụ vững trong khoảng thời gian dài này.

Đầu năm 2015 chính phủ đã đồng ý phương án cho vay thúc đẩy ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro trong hoạt động xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp việt nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)