Một số giá trị thống kê của cuộc khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro trong hoạt động xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp việt nam (Trang 62 - 68)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3 Thực trạng sử dụng sản phẩm phái sinh để phòngngừa rủi ro của các

3.3.2 Một số giá trị thống kê của cuộc khảo sát

3.3.2.1 Số lƣợng doanh nghiệp trả lời cuộc khảo sát

Số lượng doanh nghiệp trả lời phỏng vấn cuộc khảo sát thể hiện ở Bảng dưới đây:

Bảng 3.3: Thống kê về cuộc khảo sát

Chỉ tiêu Số lƣợng

Số bảng câu hỏi phát ra 35 Số bảng câu hỏi nhận về 26 Số bảng câu hỏi đủ tiêu chuẩn xử lý 20

3.3.2.2 Nhận diện những rủi ro mà doanh nghiệp xuất khẩu cà phê gặp phải và mức độ quan trọng của mỗi loại rủi ro

Đánh giá xem xét mức độ quan trọng của các loại rủi ro mà doanh nghiệp xuất khẩu cà phê gặp phải thông qua phiếu khảo sát:

Bảng 3.4: Thống kê thăm dò loại rủi ro doanh nghiệp gặp phải

Loại rủi ro

Thang điểm và số ý kiến đồng ý Điểm trung bình

1 2 3

Rủi ro về tỷ giá 9 8 3 1,7

Rủi ro về lãi suất 8 8 4 1,8

Rủi ro về giá cả hàng hóa

3 4 13 2,5

điểm 1 và thường gặp nhất là điểm 3. Số ý kiến đồng ý sẽ được nhân với số điểm tương ứng, cộng lại và chia trung bình cho tổng số người tham gia trả lời phỏng vấn.

Kết quả thống kê thu được cho thấy: Rủi ro về biến động giá cả hàng hóa là thường gặp nhất với số điểm trung bình là 2,5 điểm, tiếp theo là rủi ro về lãi suất 1,8 điểm và cuối cùng là rủi ro về tỷ giá 1,7 điểm.

Số doanh nghiệp trả lời đã từng chịu rủi ro, nhưng thiệt hại không lớn hầu hết trả lời rằng rủi ro thường gặp nhất là rủi ro từ các biến động giá cả hàng hóa, tiếp theo là rủi ro từ lãi suất và sau nữa mới tới rủi ro về tỷ giá.

Quá trình chuyển đổi mô hình nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường ở nước ta cũng là quá trình giải phóng sức sản xuất. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ chỗ bị kìm hãm, nay được tự do phát triển, các doanh nghiệp trong ngành cà phê cũng được tạo điều kiện để phát triển thuận lợi, kinh tế nước ta vẫn tăng trưởng cao và dần đạt mức ổn định. Do năng lực cạnh tranh quốc gia và năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp xuất khẩu cà phê còn yếu, hiện tại Việt Nam đã gia nhập WTO và ký hiệp định TPP nên các rủi ro từ biến động giá cả trên thị trường quốc tế tác động đến nước ta là tương đối lớn, cạnh tranh của các công ty đa quốc gia tác động đến các doanh nghiệp trong nước cũng là khá nhiều. Với hàng loạt các biến động của thị trường nên số doanh nghiệp gặp rủi ro đã tăng lên rõ rệt.

3.3.2.3 Đánh giá mức độ quan ngại của doanh nghiệp đối với các loại rủi ro thƣờng gặp ở doanh nghiệp

Đánh giá xem xét mức độ quan ngại các loại rủi ro mà doanh nghiệp xuất khẩu cà phê gặp phải theo nhận định của chính các doanh nghiệp trong ngành cà phê.

Bảng 3.5: Thống kê thăm dò mức độ quan ngại rủi ro

Số chủ doanh nghiệp tham gia trả lời 26

Không quan ngại 0

Bình thường 7

Rất quan ngại

19

Kết quả phỏng vẫn cho thấy đa số các chủ doanh nghiệp đều cảm thấy quan ngại, lo lắng về rủi ro có thể gây tổn thất, ảnh hưởng đến doanh nghiệp, kể cả những doanh nghiệp trả lời từ trước đến nay doanh nghiệp chưa từng gặp các loại rủi ro. Có 7 doanh nghiệp nhận định ở mức rủi ro bình thường đây đều là những doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ, doanh nghiệp có khả năng tự chủ về tài chính. Kết quả này là khá phù hợp với thực tiễn, vì hiện tại tỷ giá cũng đã được ngân hàng nhà nước duy trì tương đối ổn định, không có sự biến động mạnh về tỷ giá. Còn đối với lãi suất cho vay, thì các ngân hàng cũng đang giảm dần lãi suất cho vay để đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp dễ dàng hơn tiếp cận nguồn vốn ngân hàng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính những yếu tố trên đã phần nào giúp doanh nghiệp vượt qua được những khó khăn gặp phải trong việc kinh doanh của mình.

3.3.2.4 Thực trạng sử dụng sản phẩm phái sinh

Ở Việt Nam hiện tại đang có 2 đơn vị tổ chức sàn giao dịch cà phê đó là Sở Giao dịch cà phê, hàng hoá Buôn Ma Thuột (BCEC), Sàn giao dịch hàng hóa VNX (thuộc sở giao dịch hàng hóa Việt Nam). Những sàn giao dịch hàng hóa này đều rất khó khăn trong hoạt động, đơn cử như sàn giao dịch hàng hóa VNX – sàn đầu tiên được cấp phép, VNX ra đời từ tháng 09/2010 bắt đầu giao dịch từ 03/2011, cho đến nay trên sàn này chỉ niêm yết hợp đồng

tương lai của ba nhóm hàng cà phê, cao su và thép. Số lượng tài khoản giao dịch mở tại VNX rất ít, các chủ đầu tư chỉ là cá nhân và tham gia chủ yếu để tìm hiểu và thăm dò thị trường.

Trường hợp tương tự là Sở Giao dịch cà phê, hàng hoá Buôn Ma Thuột(BCEC) được chính phủ cho phép thực hiện tổ chức giao dịch kỳ hạn mặt hàng cà phê bắt đầu từ tháng 03/2011. Dù vậy, trung tâm này cũng đang đối mặt với không ít khó khăn khi mà các doanh nghiệp cà phê trong nước không mặn mà với sàn giao dịch này. Không những hoạt động ảm đạm, các sàn giao dịch này còn chồng chéo trong việc đưa các mặt hàng lên sàn giao dịch. Hệ quả là xuât hiện cạnh tranh mang tính “hủy diệt” giữa các sàn giao dịch nhằm thu hút đầu tư. Thực tế khó khăn của các sàn giao dịch cà phê không chỉ ở sự quay lưngcủa các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong nước mà còn đến từ những bất cập trong pháp lý và phương thức hoạt động của các sàn.

Mọi giao dịch thực hiện tại BCCE sẽ được kết nối trực tiếp với Sàn giao dịch hàng hóa Liffe (Anh) và Chicago Mercantile Exchange (CME, Mỹ). Việc kết hợp trực tiếp với sàn quốc tế, đặc biệt là sàn Liffe sẽ đảm bảo giá cà phê Việt theo sát giá thế giới, giúp xóa bỏ hiện tượng ép giá đối với người sản xuất cà phê, cũng như giảm bớt tình trạng bị giới đầu cơ làm giá. Tuy mô phỏng chính xác cách giao dịch cà phê như sàn LIFFE, nhưng có một điểm khác biệt là Sở Giao dịch cà phê, hàng hoá Buôn Ma Thuột khống chế biến động giá ± 4% so với giá tham chiếu, nhằm đảm bảo an toàn cho nhà đầu tư. Trong khi đó, các sàn giao dịch cà phê thế giới không áp dụng cách này.Để có thể giao dịch trên sàn quốc tế, ít nhất một lô hàng (lot) phải khoảng 10 tấn. Tuy nhiên, hiện 85% sản lượng cà phê toàn Tây Nguyên là từ các nông hộ với năng suất khoảng vài tấn/hộ, không đáp ứng điều kiện giao dịch trên thị trường quốc tế. Vì thế BCCE kết hợp hình thức giao ngay để tập hợp lượng cà

phê từ các nông hộ đi vào sở giao dịch, sau đó gom những lô nhỏ thành lô đủ quy định giao dịch với thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, khi có sản lượng ổn định, chất lượng được đảm bảo thì sẽ hạn chế được việc giá cà phê bị trừ lùi (giá bị giảm do các yếu tố về chất lượng hàng), thậm chí có khi còn được cộng thêm nếu có chất lượng tốt. Việc BCCE liên thông với sàn quốc tế, một mặt giúp doanh nghiệp thuận tiện hơn trong giao dịch.

Để BCCE hoạt động tốt thì phải tìm cách lôi kéo các đại lý kinh doanh cà phê, các công ty kinh doanh, rang xay cà phê tham gia sàn. Trước đây, một trong những khó khăn đối với BCCE là không thu hút được nông dân, các đại lý, nhà kinh doanh cà phê tham gia sàn giao dịch, do có quá nhiều quy định xa lạ với thói quen mua bán truyền thống.

Thách thức thứ hai là BCCE phải có đủ khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI, kể cả các đại lý của họ, trong việc thu mua cà phê của nông dân để thực hiện các giao dịch giao ngay. Điều này không hề đơn giản, vì cả các doanh nghiệp FDI lẫn đại lý đều không chỉ thu mua mà còn hỗ trợ cho nông dân rất nhiều, từ giống, phân bón, thu hoạch, vận chuyển, tín dụng… Một thách thức nữa là thủ tục để hoàn chỉnh hệ thống quy trình trong nước, trước khi sàn đi vào hoạt động.

Bảng 3.6: Thống kê thực trạng sử dụng các sản phẩm phái sinh để phòngngừa rủi ro trong các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam

Số lượng

Số người tham gia trả lời 26

Chưa bao giờ nghe đến 5

Có biết nhưng ít hoặc chưa sử dụng 16

Trong 5 doanh nghiệp được khảo sát thường xuyên sử dụng sản phẩm phái sinh thì đều sử dụng hợp đồng kỳ hạn về giá cà phê cho các đơn hàng đã ký kết. Bên cạnh đó khi được hỏi về hiểu biết của các doanh nghiệp cà phê về hợp đồng kỳ hạn có phải là công cụ phái sinh tài chính hoặc là công cụ phòng ngừa rủi ro hay không. Ngoài một số ít các doanh nghiệp hiểu rõ còn lại đa số đều chưa định nghĩa rõ hoặc chưa đầy đủ về hợp đồng kỳ hạn. Theo đánh giá của tác giả, tuy hợp đồng kỳ hạn đã tồn lại từ lâu nhưng xem ra chưa được các doanh nghiệp hiểu một cách rõ ràng và đầy đủ là một công cụ tài chính để phòng ngừa rủi ro những biến động liên quan đến giá hàng hóa, các doanh nghiệp cà phê thực hiện xuất phát từ nhu cầu tìm kiếm nguồn nguyên liệu ổn định, xuất khẩu cà phê sang nước ngoài trong tương lai với chất lượng, số lượng, giá đã thỏa thuận vào ngày hôm nay.

Trong các doanh nghiệp được khảo sát còn lại không sử dụng sản phẩm phái sinh, các hợp đồng mua bán được thực hiện bằng hợp đồng giao ngay. Hiện nay chưa có doanh nghiệp nào được khảo sát thực hiện hợp đồng phái sinh về lãi suất.

Những doanh nghiệp sử dụng hợp đồng kỳ hạn thành công đã giúp cho doanh nghiệp có được nguồn nguyên liệu cà phê ổn định để thực hiện các đơn hàng xuất khẩu sang nước ngoài.

3.3.2.5 Mức độ hiểu biết của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đối với các sản phẩm phái sinh tài chính

Trong số 26 người được phỏng vấn và trả lời có tới 5 người trả lời chưa từng biết về loại sản phẩm này, có 16 người trả lời có biết về loại sản phẩm này. Tuy nhiên, khi được hỏi thêm câu hỏi phụ: “Anh, chị biết thế nào về sản phẩm phái sinh?” thì câu trả lời hầu hết là biết do tìm hiểu trên internet và đọc trên sách báo.

Điều này cho thấy mức độ hiểu biết và nhận thức của các doanh nghiệp về các công cụ phái sinh còn tương đối hạn chế. Việc các doanh nghiệp thiếu nhận thức và thiếu hiểu biết về công cụ phái sinh còn dẫn đến một vấn đề là doanh nghiệp nhầm lẫn hiệu quả của việc sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro cho doanh nghiệp thành việc đầu cơ kiếm lời.

Theo kết quả khảo sát, đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê mức độ am hiểu về hợp đồng kỳ hạn là cao nhất, sau đó là quyền chọn và hợp đồng giao sau. Hợp đồng hoán đổi là sản phẩm ít quen thuộc nhất đối với các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro trong hoạt động xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp việt nam (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)