CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Phân tích công tác xây dựng thƣơnghiệu trƣờng đại học kinh tế kỹ thuật
3.2.1. Nhận thức về vấn đề xây dựng thương hiệu
Trong bối cảnh cạnh tranh sinh viên và trao quyền chủ động cho ngƣời học với quy định về xét tuyển theo Thông tư số 03/2015/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo , các trƣờng sẽ gặp phải khó khăn lớn trong công tác tuyển sinh. Bộ đã giao dần cho các trƣờng tự chủ về tài chính kéo theo nếu không có sinh viên các trƣờng có nguy cơ bị giải thể và số lƣợng
cán bộ giảng viên phải nghỉ việc. Qua cuộc phỏng vấn, thăm dò ý kiến của CB- GV, nhân viên trong trƣờng với 350 ngƣời về vấn đề thƣơng hiệu. Có 92,7% ngƣời đƣợc hỏi cho rằng cần có thƣơng hiệu đối với lĩnh vực giáo dục và nhất thiết phải xây dựng thƣơng hiệu trong giáo dục để có thế cạnh tranh trong xu thế hội nhập hiện nay và 100% ngƣời đƣợc hỏi đều cho rằng trách nhiệm làm công tác thƣơng hiệu đều thuộc về tất cả cán bộ giảng viên, nhân viên nhà trƣờng. Có 74,7% ngƣời đƣợc hỏi cho rằng mình đã đóng góp vào việc xây dựng thƣơng hiệu nhà trƣờng. Qua số liệu trên ta có thể thấy rằng bản thân nội bộ Trƣờng nhận thấy rằng thƣơng hiệu đang trở lên rất quan trọng trong cuộc đua khốc liệt khi giáo dục trở thành ngành dịch vụ. Các trƣờng đã ý thức rõ những lợi ích lâu dài của việc sở hữu một thƣơng hiệu mạnh đối với hoạt động của trƣờng. Tuy nhiên chính các cán bộ giảng viên cũng nhận thấy rằng công tác xây dựng thƣơng hiệu của Trƣờng vẫn còn thực hiện chủ quan chƣa có chiến lƣợc xây dựng rõ ràng để các cán bộ có thể nắm rõ và thực hiện đồng bộ. Việc thực hiện xây dựng thƣơng hiệu do nhận thức của bản thân và thực hiện một cách chủ quan.