Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể
2.3.1. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu
Thu thập dữ liệu là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình nghiên cứu các hiện tƣợng kinh tế xã hội. Tuy nhiên việc thu thập dữ liệu lại
thƣờng tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí; Có nhiều phƣơng pháp thu thập dữ liệu sơ cấp. Để công trình nghiên cứu có giá trị, thƣờng sử dụng phối hợp nhiều phƣơng pháp với nhau để đạt đƣợc hiệu quả mong muốn. Sau đây là các phƣơng pháp thƣờng dùng:
- Phƣơng pháp quan sát
Nội dung phƣơng pháp: Quan sát là phƣơng pháp ghi lại có kiểm soát các sự kiện hoặc các hành vi ứng xử của con ngƣời. Phƣơng pháp này thƣờng đƣợc dùng kết hợp với các phƣơng pháp khác để kiểm tra chéo độ chính xác của dữ liệu thu thập.
Quan sát trực tiếp và quan sát gián tiếp: Quan sát trực tiếp là tiến hành quan sát khi sự kiện đang diễn ra. Quan sát gián tiếp là tiến hành quan sát kết quả hay tác động của hành vi, chứ không trực tiếp quan sát hành vi.
Quan sát nguỵ trang và quan sát công khai: Quan sát nguỵ trang có nghĩa là đối tƣợng đƣợc nghiên cứu không hề biết họ đang bị quan sát. Quan sát công khai có nghĩa là đối tƣợng đƣợc nghiên cứu biết họ đang bị quan sát.
Công cụ quan sát
Quan sát do con ngƣời nghĩa là dùng giác quan con ngƣời để quan sát đối tƣợng nghiên cứu. Quan sát bằng thiết bị nghĩa là dùng thiết bị để quan sát đối tƣợng nghiên cứu. Chẳng hạn dùng máy đếm số ngƣời ra vào các cửa hàng, dùng máy đọc quét để ghi lại hành vi ngƣời tiêu dùng khi mua sản phẩm tại các cửa hàng bán lẻ; hay dùng máy đo có đếm số để ghi lại các hành vi của ngƣời xem ti vi...
- Phƣơng pháp phỏng vấn bằng thƣ
Nội dung phƣơng pháp: Gởi bảng câu hỏi đã soạn sẵn, kèm phong bì đã dán tem đến ngƣời muốn điều tra qua đƣờng bƣu điện. Nếu mọi việc trôi chảy, đối tƣợng điều tra sẽ trả lời và gởi lại bảng câu hỏi cho cơ quan điều tra cũng qua đƣờng bƣu điện.
Áp dụng khi ngƣời mà ta cần hỏi rất khó đối mặt, do họ ở quá xa, hay họ sống quá phân tán, hay họ sống ở khu dành riêng rất khó vào, hay họ thuộc giới kinh doanh muốn gặp phải qua bảo vệ thƣ ký…; khi vấn đề cần điều tra thuộc loại khó nói, riêng tƣ (chẳng hạn: kế hoạch hoá gia đình, thu nhập, chi tiêu,…); khi vấn
đề cần điều tra cực kỳ hấp dẫn đối với ngƣời đƣợc phỏng vấn. (chẳng hạn: phụ nữ với vấn đề mỹ phẩm, nhà quản trị với vấn đề quản lý,…); khi vấn đề cần điều tra cần thiết phải có sự tham khảo tra cứu nhất định nào đó…
- Phƣơng pháp phỏng vấn bằng điện thoại
Nội dung phƣơng pháp: Nhân viên điều tra tiến hành việc phỏng vấn đối tƣợng đƣợc điều tra bằng điện thoại theo một bảng câu hỏi đƣợc soạn sẵn.
Áp dụng khi mẫu nghiên cứu gồm nhiều đối tƣợng là cơ quan xí nghiệp, hay những ngƣời có thu nhập cao (vì họ đều có điện thoại); hoặc đối tƣợng nghiên cứu phân bố phân tán trên nhiều địa bàn thì phỏng vấn bằng điện thoại có chi phí thấp hơn phỏng vấn bằng thƣ. Nên sử dụng kết hợp phỏng vấn bằng điện thoại với phƣơng pháp thu thập dữ liệu khác để tăng thêm hiệu quả của phƣơng pháp.
- Phƣơng pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp
Nội dung phƣơng pháp: Nhân viên điều tra đến gặp trực tiếp đối tƣợng đƣợc điều tra để phỏng vấn theo một bảng câu hỏi đã soạn sẵn.
Áp dụng khi hiện tƣợng nghiên cứu phức tạp, cần phải thu thập nhiều dữ liệu; khi muốn thăm dò ý kiến đối tƣợng qua các câu hỏi ngắn gọn và có thể trả lời nhanh đƣợc,…
- Phƣơng pháp điều tra nhóm cố định
Nội dung phƣơng pháp: Nhóm cố định là một mẫu nghiên cứu cố định gồm các con ngƣời, các hộ gia đình, các doanh nghiệp đƣợc thành lập để định kỳ trả lời các bảng câu hỏi qua hình thức phỏng vấn bằng điện thoại, bằng thƣ hay phỏng vấn cá nhân. Mỗi thành viên trong nhóm cố định đƣợc giao một cuốn nhật ký để tự ghi chép các mục liên hệ (thu nhập, chi tiêu, giải trí,…) hoặc đƣợc giao một thiết bị điện tử gắn với ti vi để tự động ghi lại các thông tin về việc xem ti vi nhƣ chƣơng trình nào, kênh nào, bao lâu, ngày nào,…Nếu thành viên nhóm cố định là cửa hàng, siêu thị hay trung tâm thƣơng mại thì sẽ đƣợc giao các thiết bị quét đọc điện tử (scanner) để ghi lại chi tiết về số hàng hoá bán ra nhƣ: số lƣợng, chủng loại, giá cả…Một số công ty nghiên cứu dùng nhóm cố định để thu thập thông tin liên tục từ tháng này qua tháng khác, rồi đem bán lại cho những nơi cần sử dụng. Có công ty
lập nhóm cố định quy mô khổng lồ với một triệu đối tƣợng, bao gồm đủ mọi thành phần khách hàng cƣ trú trên khắp các địa bàn, để có thể phục vụ cho nhiều ngành tiếp thi khác nhau.
- Phƣơng pháp điều tra nhóm chuyên đề:
Nội dung phƣơng pháp: Nhân viên điều tra tiến hành đặt câu hỏi phỏng vấn từng nhóm, thƣờng từ 7 đến 12 ngƣời có am hiểu và kinh nghiệm về một vấn đề nào đó, để thông qua thảo luận tự do trong nhóm nhằm làm bật lên vấn đề ở nhiều khía cạnh sâu sắc, từ đó giúp cho nhà nghiên cứu có thể nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo và toàn diện.
Áp dụng trong việc xây dựng hay triển khai một bảng câu hỏi để sử dụng trong nghiên cứu định lƣợng về sau; làm cơ sở để tạo ra những giả thiết cần kiểm định trong nghiên cứu.
Trong khuôn khổ nội dung đề tài này, tác giả sử dụng phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp, phƣơng pháp này sử dụng chủ yếu trong chƣơng 3 để phân tích thực trạng việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho ngƣời cao tuổi tại Việt Nam. Các dữ liệu cần thiết cho việc nghiên cứu đƣợc thu thấp từ nhiều nguồn khác nhau. Cụ thể, từ các cơ quan quản lý nhà nƣớc nhƣ: Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội, Cục Bảo trợ xã hội, Quỹ dân số Liên hiệp quốc, Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Viện Xã hội học. Từ các văn bản quy phạm pháp luật nhƣ: Hiến pháp 2013, Luật Ngƣời cao tuổi, các văn bản dƣới luật quy định về việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho ngƣời cao tuổi tại Việt Nam. Từ kết quả các công trình nghiên cứu đã đƣợc công bố; nguồn số liệu của Tổng cục Thống kê; các báo cáo tổng kết hàng năm về việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho ngƣời cao tuổi. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các thông tin, tài liệu trên sách, báo, tạp chí, trang web internet có liên quan đến đề tài.
Số liệu đƣợc thu thập từ năm 2010 đến năm 2015, đƣợc tổng hợp, trình bày, tính toán bằng các sơ đồ, bảng biểu, giúp khái quát đƣợc tình hình thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho ngƣời cao tuổi; đƣa ra những kết quả so sánh giữa các năm, tìm ra nguyên nhân, đƣa ra kết luận và là cơ sở cho dự báo trong những năm tiếp theo.