Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Tổng quan về chính sách, chƣơng trình trợ giúp xã hội cho ngƣời cao tuổi tạ
3.1.2. Tính toàn diện, đầy đủ
Nhìn chung, đã có sự toàn diện, đầy đủ tƣơng đối trong nội dung của cách chính sách tổng thể, vĩ mô; song chính sách từ cấp bộ/ ngành lại thể hiện sự hạn chế, vụn vặt và phân tán trong nội dung TGXH cho NCT. Sau một thời gian tƣơng đối ngắn, từ khi có Luật NCT, một hệ thống các chính sách đã đƣợc triển khai theo cách lan tỏa từ TW đến các ngành và các địa phƣơng, bao phủ nhiều nhóm đối tƣợng NCT khác nhau. Theo nội dung của chính sách, có những cách phân loại khác nhau mà qua đó, phản ánh tính toàn diện, đầy đủ hoặc cân đối về cơ cấu của hệ thống các chính sách đã nêu trong Luật NCT và trên thực tế.
Theo Luật NCT, hệ thống chính sách đối với NCT bao gồm 2 lĩnh vực chủ yếu: Phát huy vai trò của NCT trong cuộc sống và Phụng dƣỡng, Chăm sóc NCT. Lĩnh vực “Phát huy” cho đến nay ít đƣợc các văn bản chính sách đề cập đến một cách độc lập, riêng rẽ. Chỉ trong Luật NCT mới có một chƣơng riêng: Chƣơng III, với 2 Điều (23 và 24),có dung lƣợng tƣơng đối đối khiêm tốn so với tổng số 31 Điều của Luật. Và nhìn chung, việc triến khai cụ thể hóa lĩnh vực này trong các chính sách còn rất hạn chế. Nếu xét theo nghĩa hẹp của khái niệm TGXH, “Phát huy vai trò NCT” không phải là một bộ phận cấu thành hệ thống chính sách TGXH.
Lĩnh vực “chăm sóc”, về lý thuyết, có nội dung khá rộng, song khá gần với nội hàm khái niệm TGXH, nó bao gồm các nội dung / hoạt động sau:
- Bảo trợ xã hội: đảm bảo nhu cầu vật chất tối thiểu cho nhóm đối tƣơng NCT yếu thế nhất, bảo đảm mức sống tối thiểu, nhà ở cho NCT cô đơn, nhà dƣỡng lão,...
- Chăm sóc sức khỏe: ƣu tiên khám bệnh, cấp thẻ BHYT, hoạt động của các CLB sức khỏe NCT,…
- Chăm sóc đời sống văn hóa tinh thần: chú ý đến nhu cầu tinh thần - tâm lý tình cảm - tâm linh, văn hóa: chúc thọ, mừng thọ, mai táng, ngày NCT, CLB thế hệ giúp nhau, Chăm sóc NCT dựa vào cộng đồng,...
- Các dịch vụ đời sống: những chính sách ƣu đãi NCT trong sử dụng dịch vụ công cộng nhƣ đi lại, thăm quan..
Sau Luật NCT, Chƣơng trình Hành động quốc gia về NCT Việt Nam là văn bản chính sách chỉ đạo thực thi có nội dung các hoạt động TGXH cho NCT phong phú và đầy đủ nhất. Về mặt văn bản, đây là một Chƣơng trình hoạt động với nội dung khá toàn diện và đầy đủ, cho dù đến nay, việc xây dựng và triển khai các chính sách đến vẫn chƣa bao quát hết các tất cả các hoạt động này.
Nhìn chung, hệ thống các văn bản chính sách, đặc biệt là các chính sách ở cấp quốc gia, dù trực tiếp hay gián tiếp, đã có phạm vi bao quát các vấn đề của NCT đủ rộng và phù hợp trong điều kiện phát triển kinh tế hiện nay của nƣớc ta, cũng nhƣ trong tƣơng quan với việc giải quyết các vấn đề xã hội khác và các nhóm xã hội khác. Nội dung, hoạt động của các chính sách đã bám sát các điều khoản của Luật NCT, bao gồm các lĩnh vực TGXH, bảo trợ xã hội và chăm sóc và phát huy vai trò của NCT.
Tuy nhiên, trên thực tế, chỉ xét theo số lƣợng còn khiêm tốn các văn bản chính sách TGXH cho NCT đang có hiệu lực hiện nay thì có thể thấy rằng, các nội dung / hoạt động can thiệp của chính sách từ cấp bộ/ ngành còn khá hạn chế. Nội dung chính sách chủ yếu mới tập trung vào các chế độ TCXH thƣờng xuyên cho NCT có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn; một số ƣu đãi trong các dịch vụ khám chữa bệnh, sử dụng phƣơng tiện giao thông công cộng; phí thăm quan, hay các thủ tục mang tính nghi thức, động viên NCT nhƣ chúc thọ, mừng thọ hoặc mai táng. Do vậy, trong tầm nhìn dài hạn, cần đổi mới các chính sách theo hƣớng đa dạng hóa các loại hình TGXH, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả và độ bao phủ các đối tƣợng NCT. Đặc biệt cần áp dụng những cách tiếp cận mới, phù hợp với điều kiện và trình độ phát triển của đất nƣớc trong thời gian tới.
Khác với nhóm chính sách cấp Chính phủ, thƣờng bao trùm đầy đủ về nội dung nhƣ đã nêu trên, nhóm chính sách cấp bộ/ ngành lại thƣờng có nội dung can thiệp khá đơn giản, thậm chí nghèo nàn, vụn vặt, và phân tán. Điều này có thể thấy qua một số văn bản chính sách nhƣ Thông tƣ của một số Bộ có liên quan, đề cập trực tiếp tới lĩnh vực TGXH cho NCT, ví dụ: Thông tƣ 35 của Bộ Y tế; Thông tƣ 71 của Bộ Giao thông vận tải; Thông tƣ 17 của Bộ LĐ-TB&XH; Thông tƣ số 21 và
Thông tƣ số 127 của Bộ Tài chính. Nội dung các chính sách, chế độ TGXH cho NCT ở các văn bản này còn nghèo nàn (cả về số lƣợng và mức độ). Văn bản mang nhiều nội dung hành chính, còn nội dung cốt lõi về TGXH cho NCT thì thƣờng khá khiêm tốn. Trong khi đó một số văn bản chính sách khác lại có những quy định về chăm sóc sức khỏe NCT cụ thể hơn nhiều, chẳng hạn nhƣ các mục tiêu trong Chiến lƣợc Dân số và Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011- 2020 hay một số điều trong Luật Bảo vệ Sức khỏe Nhân dân (2008).
Ngoài ra, thông tƣ 127/2011 Bộ Tài chính quy định mức thu phí thăm quan di tích văn hoá, lịch sử, bảo tàng, danh lam thắng cảnh đối với ngƣời cao tuổi. Văn bản Thông tƣ dài gần 2 trang, đây có lẽ là một văn bản chính sách có nội dung ngắn gọn nhất, có con số cụ thể để thực hiện, nhƣng cũng là đơn giản và nghèo nàn nhất trong số các chính sách TGXH đối với ngƣời cao tuổi. Quy định quá đơn giản về mức thu phí cho thấy cách tiếp cận phiến diện, hạn chế và có phần cục bộ trong xây dựng chính sách của Bộ Tài chính.
Tính chưa đầy đủ của hệ thống chủ thể chăm sóc NCT
Một chiều cạnh khác trong phân tích tính hệ thống và đầy đủ của các chính sách TGXH cho NCT nƣớc ta hiện nay, với sự vận dụng quan niệm về sự đa dạng của các chủ thể chăm sóc đối với NCT.
Theo một lý thuyết về “4 chủ thể” trong lĩnh vực chăm sóc: nhà nƣớc, trị trƣờng, cộng đồng và hộ gia đình và đối chiếu với nội dung của các chính sách về NCT hay TGXH cho NCT ở nƣớc ta, thì dƣờng nhƣ đang có sự thiếu cân đối trong các trọng tâm chính sách trong lĩnh vực này.
Hiện có sự nhấn mạnh nhiều hơn tới vai trò/ chức năng của chủ thể nhà nƣớc. Vai trò của các tổ chức xã hội, khu vực không chính thức (gia đình, dòng họ,...), của cộng đồng và thị trƣờng (doanh nghiệp, khu vực tƣ nhân), tuy có đƣợc đề cập trong các chính sách (Luật và Nghị định), dƣới hình thức ghi nhận vai trò, khuyến khích, động viên, tạo điều kiện – nhƣng nhìn chung còn mờ nhạt. Và điều quan trọng là chƣa đƣợc cụ thể hóa, “thể chế hóa” nhƣ trong một số lĩnh vực TGXH cụ thể (Y tế, Tài chính, Giao thông – Vận tải, Văn hóa, Thể thao và Du lịch...).
Nói cách khác, xét theo mức độ toàn diện, đầy đủ của hệ thống chính sách TGXH cho NCT thì ở đây còn tồn tại những “khoảng trống” hoặc những hạn chế nhất định: 4 chủ thể, 3 lĩnh vực (chƣa cân đối), tiếp cận liên ngành.
Chẳng hạn, đã có định hƣớng khuyến khích hoạt động xã hội hóa nguồn lực trong lĩnh vực này. Còn trên thực tế, bên cạnh bộ phận NCT cần sự TGXH trực tiếp từ ngân sách Nhà nƣớc, luôn có một bộ phận NCT có khả năng sử dụng các dịch vụ trả tiền, với những mức độ khác nhau do khu vực tƣ nhân cung cấp. Nhà nƣớc chỉ cần có các chính sách tạo điều kiện cụ thể, hấp dẫn để gián tiếp hỗ trợ cho nhóm NCT này. Chẳng hạn, nhƣ các đề án hỗ trợ việc thành lập và tổ chức hoạt động các cơ sở bảo trợ xã hội cho NCT, trong đó, mô hình các Trại dƣỡng lão có thể đƣợc xem nhƣ là các doanh nghiệp xã hội.
Một số chính sách đã ban hành đã có những quy định đối với hoạt động này. Song do tính phức tạp và tính liên ngành lại đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn từ các ngành, các cấp có liên quan.
Đối với gia đình và cộng đồng – nhƣ là 2 chủ thể khác, không kém phần quan trong chăm sóc NCT, các các văn bản chính sách về TGXH, từ Luật, Nghị Định,... hiện đang đề cập tới dƣới hình thức động viên, nhắc nhở trách nhiệm đạo đức, chƣa đƣợc thể chế hóa thành các quy định rõ ràng, có thể kiểm tra và giám sát kết quả thực hiện.