Một số hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách trợ giúp xã hội cho người cao tuổi tại việt nam (Trang 87 - 91)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá chung về thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với ngƣời cao tuổ

3.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc là cơ bản, việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội ở một số địa phƣơng hiện nay vẫn còn một số khó khăn, hạn chế.

3.2.2.1 Hạn chế

Về thể chế, chính sách

Mặc dù hệ thống văn bản hƣớng dẫn thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho NCT đã ban hành tƣơng đối đồng bộ, tuy nhiên một số văn bản còn chậm đƣợc ban hành gây ra những khó khăn cho các địa phƣơng trong quá trình triển khai thực hiện; công tác báo cáo, số liệu thống kê có lúc có nơi còn chƣa đƣợc chính xác, đồng bộ, thƣờng xuyên gây ra những khó khăn nhất định trong xây dựng chính sách, chƣơng trình, kế hoạch về NCT.

Mặc dù tuổi thọ của ngƣời cao tuổi ngày càng tăng (hiện tuổi thọ trung bình cả nƣớc là 74), Luật còn quy định 80 tuổi là mức tuổi để đƣợc hƣởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng đƣợc cho là không hợp lý và số NCT sống đến độ tuổi này hiện không nhiều. Đồng thời, có những đối tƣợng trên 80 tuổi nhƣng điều kiện hoàn cảnh vẫn đảm bảo cuộc sống (mặc dù có thể không có lƣơng hƣu, bảo trợ xã hội...) thì cũng cần cân nhắc xem có thực sự phải trợ cấp hay không?

Các chế độ, chính sách về miễn giảm phí giao thông, du lịch, tham quan, sân, bãi vui chơi, giải trí, các công trình xây dựng phục vụ nhu cầu cho NCT chƣa thực hiện kịp thời, đồng bộ, ví dụ nhƣ: Việc triển khai chính sách giảm giá vé tham quan di tích văn hóa, lịch sử, bảo tàng, danh lam thắng cảnh theo Thông tƣ số 127/2011/TT-BTC ngày 09/9/2011 của Bộ Tài chính; quy định hỗ trợ ngƣời cao tuổi khi tham gia giao thông công cộng (giảm 15% giá vé) theo Thông tƣ số 71/2011/TT-BGTVT ngày 30/12/2011 của Bộ Giao thông vận tải. Hiện nhiều NCT chƣa đƣợc hƣởng chính sách giảm giá vé, giá dịch vụ khi tham gia hoạt động giao thông công cộng. Một mặt do các bộ ngành chức năng chƣa có chỉ đạo sát sao, mặt khác do nhận thức trách nhiệm của cơ quan chủ quản, ngƣời trực tiếp quản lý các di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh ở địa phƣơng chƣa thực hiện nghiêm túc

những qui định của Nhà nƣớc, cơ quan chức năng chƣa thanh tra, kiểm tra xử lý những vi phạm ...;

Quy định về khám chữa bệnh ban đầu cho NCT ở cơ sở theo Thông tƣ số 35/2011/TT-BYT của Bộ Y tế còn chậm và gặp nhiều khó khăn. Trạm y tế xã/phƣờng là nơi khám, chữa bệnh ban đầu cho NCT, nhƣng tỷ lệ NCT đến khám, chữa bệnh còn rất thấp; vẫn còn một số bệnh viện tuyến huyện chƣa tổ chức đƣợc khoa Lão khoa trong các bệnh viện. NCT gặp nhiều khó khăn để tiếp cận các dịch vụ y tế khi ốm đau bệnh tật, đặc biệt là NCT nghèo, NCT ở vùng sâu vùng xa. NCT hƣởng tuất công nhân viên chức đến nay vẫn không đƣợc cấp thẻ BHYT miễn phí, số NCT đƣợc khám sức khỏe và lập hồ sơ quản lý sức khỏe định kỳ còn chiếm tỷ lệ thấp. Rất nhiều địa phƣơng, NCT ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa chƣa đƣợc khám sức khỏe định kỳ, khi có bệnh mới đi khám thì đã quá muộn. Chất lƣợng cơ sở khám chữa bệnh ban đầu còn rất hạn chế, khó khăn trong đi lại do tuổi cao sức yếu, thái độ phục vụ chƣa tốt của của cán bộ y tế hay phải chờ đợi lâu trong khám chữa bệnh bằng BHYT vẫn là những rào cản đối với NCT khi tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Về tổ chức thực hiện

Việc chăm sóc đời sống ngƣời cao tuổi về vật chất, tinh thần chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn đặt ra, nhất là ở các địa phƣơng còn khó khăn, phải dựa chủ yếu vào nguồn ngân sách hỗ trợ từ cấp trên.

Mức sống của NCT nhìn chung còn thấp. Một số ít NCT còn phải sống trong nhà tạm, còn phải lao động cực nhọc, vất vả, đời sống còn nhiều khó khăn. Đặc biệt là NCT ở các vùng khó khăn, dân tộc thiểu số. Theo số liệu của Trung ƣơng Hội Ngƣời cao tuổi Việt Nam, cả nƣớc còn gần 5% NCT chƣa đƣợc hƣởng chính sách BTXH của Nhà nƣớc do không còn giấy tờ, hồ sơ liên quan, các cơ quan chức năng chậm tháo gỡ những vƣớng mắc này nên chƣa thực hiện đƣợc. Do tuổi cao sức yếu phải chờ đợi, nhiều ngƣời đã qua đời mà không có cơ hội đƣợc hƣởng chính sách ƣu đãi của Nhà nƣớc.

Công tác phối hợp, kiểm tra giám sát ở địa phƣơng và các cấp còn hạn chế, chƣa đƣợc thƣờng xuyên, liên tục; các chỉ tiêu, tiêu chí kiểm tra, giám sát chƣa thống nhất, đồng bộ làm cơ sở cho việc đánh giá thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho NCT.

Việc kiểm tra, giám sát đánh giá hiệu quả tài chính của các chính sách TGXH thƣờng xuyên hiện nay còn bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu hệ thống chỉ tiêu giám sát và đánh giá thống nhất, chƣa có chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động và phân bổ nguồn lực tài chính, nhất là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu ra của dòng tiền, hiệu quả phân bổ của dòng tiền ngân sách. Việc đánh giá, kiểm tra mang tính nội bộ, chƣa có giám sát độc lập và sự tham gia tích cực của các đơn vị/tổ chức liên quan. Hệ thống báo cáo mang tính chất hành chính truyền thống với thông tin rất nghèo nàn và không đồng nhất giữa các địa phƣơng sẽ không thể hoặc rất khó phản ánh đƣợc các chính sách có đạt đƣợc mục tiêu hay không, hiệu quả tài chính cho từng chính sách là rất khó xác định.

3.2.2.2. Nguyên nhân

Một số nơi cấp ủy, chính quyền địa phƣơng, cơ sở chƣa xác định rõ trách nhiệm trong thực hiện chính sách pháp luật đối với NCT, thiếu quan tâm, chỉ đạo, chƣa xây dựng đƣợc kế hoạch hoạt động cụ thể, xem hoạt động NCT chỉ là những hoạt động phong trào, là công tác của Hội Ngƣời cao tuổi; Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật chƣa kịp thời; nhiều địa phƣơng, nhất là ở cơ sở cán bộ chƣa nắm rõ các văn bản để triển khai thực hiện. Sự phối hợp liên ngành để thực hiện công tác NCT còn có những hạn chế, nhiều nơi còn coi đây là nhiệm vụ của riêng ngành Lao động - Thƣơng binh - Xã hội.

Chƣa có nhiều chính sách huy động nguồn lực xã hội nhằm tăng cƣờng các hoạt động trợ giúp và chăm sóc NCT. Do đó, mức trợ cấp cho ngƣời cao tuổi hiện nay còn thấp, và thiếu các cơ sở chăm sóc sức khỏe dành riêng cho ngƣời cao tuổi.

Ở các địa phƣơng, không có cán bộ chuyên trách làm công tác NCT, chủ yếu do cán bộ Sở Lao động – Thƣơng binh và Xã hội kiêm nhiệm. Do đó, đôi khi việc

thực hiện công tác trợ giúp xã hội cho NCT còn chậm trễ, vẫn còn xảy ra tình trạng bỏ sót đối tƣợng.

Nội dung chính sách về trợ giúp xã hội cho NCT nằm rải rác ở nhiều văn bản khác nhau, và do nhiều cơ quan ban hành, do đó việc thực hiện có sự chồng chéo, vụn vặt, gây lãng phí về nguồn lực.

CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI CHO NGƢỜI CAO TUỔI ĐẾN NĂM 2020 4.1. Định hƣớng hoàn thiện thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho ngƣời cao tuổi đến năm 2020, tầm nhìn 2030

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách trợ giúp xã hội cho người cao tuổi tại việt nam (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)