Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2.2. Nhóm giải pháp cụ thể
4.2.2.1. Chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên
Xác định đối tượng người cao tuổi
Hiện nay việc xác định đối tƣợng NCT trong diện trợ giúp còn chƣa thống nhất, không chỉ dựa vào tuổi mà sử dụng quá nhiều tiêu chí nhƣ sức khỏe, thu nhập, đối tƣợng chính sách, ngƣời có công,.. Với những tiêu chí khác nhau, việc xác đinh nhóm yếu thế và yếu thế nhất trong nhóm NCT còn chƣa rõ ràng trong các văn bản chính sách, dẫn đến nhiều bất cập và lỗ hổng dẫn đến thất thoát nguồn lực và thiếu công bằng xã hội. Do đó cần xây dựng và thống nhất tiêu chí trong hệ thống các chính sách TGXH cho NCT.
Nâng cao tính hệ thống, toàn diện và đầy đủ của chính sách
Trong tầm nhìn dài hạn, cần đổi mới các chính sách theo hƣớng đa dạng hóa các loại hình TGXH, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả và độ bao phủ các đối tƣợng NCT. Đặc biệt cần áp dụng những cách tiếp cận mới, phù hợp với điều kiện và trình độ phát triển của đất nƣớc trong thời gian tới.
Hệ thống các nhóm chính sách cần đƣợc cân đối lại theo các chủ thể chăm sóc khác nhau. Ngoài chủ thể nhà nƣớc, cần khai thác các nguồn lực tiềm năng của thị trƣờng, của gia đình và cộng đồng. Nhƣ vậy sẽ giúp chia sẻ trách nhiệm với nhà nƣớc, nâng cao tính toàn diện và đa dạng của các hình thức chăm sóc, bảo đảm tính hiệu quả, chất lƣợng cao và tính bền vững cho toàn bộ hệ thống chính sách.
Vấn đề tích hợp chính sách
Nhìn chung, TGXH cho NCT trong các chính sách hiện có còn đơn giản và nhỏ lẻ, lại bị phân tán ở các bộ, ngành. Nhu cầu tích hợp chính sách vì vậy, thƣờng xuyên đƣợc đặt ra ở các địa phƣơng, nhất là ở cấp cơ sở, nơi phải tiếp nhận và triển khai thực hiện vô số các chế độ chính sách cho nhiều đối tƣợng, nhiều lĩnh vực, trong khi nguồn lực cán bộ rất hạn chế.
Hệ thống chính sách TGXH cho NCT có thể tích hợp trên cơ sở gói chính sách. Ví dụ nhƣ hình thành một gói chính sách tích hợp nhiều (thậm chí tất cả) các chế độ TGXH trực tiếp (thuộc nhiều lĩnh vực) bằng tiền/hiện vật cho NCT.
- Một hoặc một Gói chính sách tích hợp nhiều (thậm chí tất cả) các chế độ TGXH trực tiếp (thuộc nhiều lĩnh vực) bằng tiền / hiện vật cho NCT.
- Gói chính sách cho các TGXH phi tiền tệ/ vật chất (hỗ trợ tinh thần, tình cảm, tạo điều kiện, cơ hội,…) nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho sự tham gia của các chủ thể truyền thống trong chăm sóc NCT nhƣ: gia đình, dòng họ, cộng đồng, mạng lƣới xã hội, sự chủ động an sinh của NCT.
- Gói các chính sách cụ thể nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, khu vực tƣ nhân, hợp tác công tƣ, doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực chăm sóc và trợ giúp NCT.
Phát huy vai trò và quyền của người cao tuổi trong chính sách trợ giúp xã hội cho người cao tuổi
Lĩnh vực “phát huy” trong Luật Ngƣời cao tuổi cần đƣợc mở rộng cả phạm vi và độ bao phủ trong hệ thống chính sách TGXH. Các chính sách, cần đƣợc xây dựng tƣơng xứng với tiềm năng và vai trò to lớn của nhóm nhân khẩu - xã hội quan trọng này. Trong tƣơng lai gần, lĩnh vực “phát huy” cần đƣợc mở rộng cả phạm vi
và độ bao phủ trong hệ thống chính sách TGXH. Các chính sách, cần đƣợc phát triển đồng đều, cả về TGXH, chăm sóc và phát huy vai trò NCT một cách tƣơng xứng với tiềm năng của nhóm nhân khẩu - xã hội đặc thù này.
Tiếp cận quyền của NCT trong hoạch định chính sách là một hƣớng tiếp cận quan trọng trong bối cảnh hiện nay, khi Việt Nam đang xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa và ý thức công dân của mỗi ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao.
Trong những năm tới, việc mở rộng cả phạm vi và mức độ bao phủ của hệ thống chính sách TGXH cho NCT. Cần bám sát hơn nữa và bảo đảm sự chú ý hợp lý tới tất cả
9 quyền NCT đã đƣợc Luật NCT ghi nhận. Trong tƣơng lai, các quyền ghi trong Luật
NCT sẽ cần đƣợc mở rộng cả phạm vi lẫn mức độ bao phủ của các chính sách.
Nâng cao tính khả thi và công tác giám sát đánh giá
Một số kết quả nghiên cứu cho thấy nhiều quy định trong các chính sách NCT hiện nay theo hƣớng khuyến khích, tạo điều kiện thực hiện là chính, chứ không có ràng buộc cụ thể cùng với các chế tài thực hiện. Do đó, tính khả thi trong các quy định chƣa cao. Cần có các quy định, chế độ, khuyến khích cụ thể để tăng cƣờng tính khả thi, khắc phục nhanh những hạn chế - rào cản nhƣ: sự phân tán, sự trùng lắp, chồng chéo về đối tƣợng chính sách; hƣớng dẫn, giải thích chính sách chƣa rõ ràng, cụ thể.
Hoạt động kiểm tra giám sát yếu do thiếu biên chế và ngân sách; nhiều thủ tục xác định đối tƣợng, phê duyệt, tài chính phức tạp; thiếu hoặc chậm kinh phí,... Cần huy động sự giám sát của các tổ chức xã hội dân sự mà trƣớc hết là NCT và hội NCT ở cơ sở. Hoạt động giám sát cần đƣợc dựa trên cơ sở dữ liệu thông tin đầy đủ với sự tham gia và phân công giám sát, đánh giá của các bên có liên quan, trong đó không thể thiếu bản thân NCT.
Phát huy mô hình 4 chủ thể chăm sóc và trợ giúp xã hội cho người cao tuổi
Mô hình 4 chủ thể chăm sóc và TGXH bao gồm nhà nƣớc, thị trƣờng, cộng đồng và gia đình. Tuy nhiên, hiện đang có sự nhấn mạnh nhiều hơn tới vai trò/ chức năng của chủ thể nhà nƣớc. Sự TGXH của nhà nƣớc (vốn bị hạn chế về nguồn lực), và các dịch vụ của thị trƣờng (rất phong phú và sát với nhu cầu đa dạng của NCT).
Vai trò của các tổ chức xã hội, khu vực không chính thức (gia đình, dòng họ,...), của cộng đồng và thị trƣờng (doanh nghiệp, khu vực tƣ nhân), tuy có đƣợc đề cập trong các chính sách (Luật và Nghị định) dƣới hình thức ghi nhận vai trò, khuyến khích, động viên, tạo điều kiện, song nhìn chung còn mờ nhạt chƣa đƣợc cụ thể hóa, thể chế hóa. Do đó, cần khuyến khích cho các chủ thể chăm sóc ngoài trở nƣớc trở nên mạnh hơn bằng các quy định và chế tài cụ thể. Tạo điều kiện cho việc hình thành và phát triển các cơ sở bảo trợ xã hội cho NCT theo mô hình doanh nghiệp xã hội, theo tinh thần Nghị quyết TƢ 15 “Đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân vào triển khai các mô hình chăm sóc NCT”. 4.2.2.2. Chính sách chăm sóc xã hội
Việt Nam cần tăng cƣờng nguồn lực đầu tƣ cho hệ thống chăm sóc xã hội quốc gia do dịch vụ hiện tại mới chỉ giải quyết đƣợc một phần nhu cầu. Hệ thống công tác xã hội cần đƣợc thúc đẩy trong khi cũng cần quan tâm đến chăm sóc tại cộng đồng đồng thời cung cấp dịch vụ đạt chuẩn chất lƣợng cao hơn tại nhiều trung tâm chăm sóc tập trung hơn.
Tăng số lƣợng đội ngũ cán bộ làm công tác xã hội và số lƣợng các trung tâm công tác xã hội để đến 2025 có thể hoạt động đƣợc ở tất cả các huyện với đội ngũ cán bộ công tác xã hội và cán bộ phụ trợ phù hợp. Đảm bảo hoàn thiện khung pháp lý tổng thể điều chỉnh hệ thống công tác xã hội.
Khuyến khích khu vực tƣ nhân và các tổ chức phi Chính phủ cung cấp dịch vụ chăm sóc xã hội cho ngƣời cao tuổi. Trong đó, vai trò nòng cốt của Chính phủ là thiết lập khung pháp lý cho các nhà cung cấp ngoài công lập với việc đặt ra các tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ tối thiểu, và chính quyền địa phƣơng cũng cần thực hiện hoạt động quản lý hiệu quả để khuyến khích các nhà cung cấp dịch vụ duy trì những tiêu chuẩn đó.
Tăng cƣờng đầu tƣ để đẩy nhanh việc thành lập khoa Lão khoa trong các bệnh viện tuyến tỉnh. Hiện nay mới chỉ có 28/63 bện viện tuyến tỉnh đã thành lập khoa Lão khoa, nhiều tỉnh còn lồng ghép với các khoa khác.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho ngƣời cao tuổi tại Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015, có thể rút ra một số kết luận chủ yếu sau:
1. Chính sách trợ giúp xã hội cho ngƣời cao tuổi là một công cụ quản lý, điều tiết về an sinh xã hội của nhà nƣớc, nhằm đáp ứng mục tiêu đảm bảo an sinh cho tất cả các nhóm đối tƣợng yếu thế trên phạm vi toàn quốc cũng nhƣ từng địa phƣơng. Chính vì vậy, hoàn thiện thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho ngƣời cao tuổi có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.
2. Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho ngƣời cao tuổi tại Việt Nam trong những năm vừa qua đã đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng kế, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, đóng góp vào việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thầnh cho ngƣời cao tuổi, giúp ngƣời cao tuổi hòa nhập xã hội. Ngoài ra, quá trình thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho ngƣời cao tuổi đã nhận đƣợc sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc, thể hiện thông qua việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm hƣớng dẫn thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho ngƣời cao tuổi, thập lập các Chƣơng trình, các tổ chức đoàn thể ... . Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho ngƣời cao tuổi cũng đã nhận đƣợc sự phối hợp của các cơ quan ban ngành có liên quan.
3. Dù đã đạt đƣợc những thành tựu ấn tƣợng, song, thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho ngƣời cao tuổi vẫn còn một số hạn chế. Cụ thể: các chính sách trợ giúp xã hội cho ngƣời cao tuổi còn nằm rải rác, tản mạn ở nhiều văn bản khác nhau, khiến việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho ngƣời cao tuổi chƣa đƣợc tập trung, còn bị phân tán nguồn lực. Ngoài ra, do sự phối hợp giữa các ngành trong thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho ngƣời cao tuổi còn chƣa đƣợc chặt chẽ, do vậy, vẫn còn một số nội dung của chính sách chƣa đƣợc thực hiện đầy đủ, làm hạn chế quyền lợi của ngƣời cao tuổi. Thêm vào đó, mức trợ cấp hàng tháng cho ngƣời
cao tuổi đến nay vẫn còn thấp, chƣa đáp ứng mức sống tối thiểu cũng là một hạn chế của chính sách này.
4. Để hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội cho ngƣời cao tuổi tại Việt Nam cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó tập trung vào một số giải pháp sau đây: Tích hợp các chính sách trợ giúp xã hội cho ngƣời cao tuổi thành một chính sách chung; Áp dụng mô hình bốn chủ thể trong thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho ngƣời cao tuổi; Bổ sung nguồn nhân lực có kỹ năng và trình độ thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho ngƣời cao tuổi; và ó sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành trong thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho ngƣời cao tuổi, trong đó ngành Lao động – Thƣơng binh và Xã hội đóng vai trò chủ đạo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Nguyên Anh và Trịnh Duy Luân, 2015. Báo cáo rà soát, phân tích hệ thống chính sách trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi hiện nay. Hà Nội.
2. Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, 2012. Đề án chính sách an sinh xã hội
giai đoạn 2012-2020. Hà Nội.
3. Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội, 2015. Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Luật về Người cao tuổi. Hà Nội.
4. Mai Ngọc Cƣờng, 2007. Cơ sở khoa học của việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội ở nước ta giai đoạn 2006-2015. Hà Nội: NXB
Chính trị quốc gia.
5. Doãn Mậu Diệp, 2015. Cơ sở khoa học của việ xây dựng sàn an sinh xã hội ở
Việt Nam trong thời gian tới. Hà Nội: NXB Lao động – Xã hội.
6. Đàm Hữu Đắc, 2010. Chính sách phúc lợi xã hội và phát triển dịch vụ xã hội: Chăm sóc NCT trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập. Hà
Nội: NXB Lao động – Xã hội.
7. Evans và cộng sự, 2007. Mối liên hệ giữa tuổi cao và nghèo ở Việt Nam. Hà Nội. 8. Học viện Hành chính quốc gia, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản, 2016. Đánh
giá chính sách công. Hà Nội: NXB Lao động xã hội.
9. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, 2012. Điều tra quốc gia về người cao tuổi Việt
Nam VNAS năm 2011 – Các kết quả chủ yếu. Hà Nội: NXB Phụ nữ.
10. Nguyễn Thị Lan Hƣơng, 2013. Phát triển hệ thống an sinh xã hội Việt Nam đến
năm 2020.
11. Nguyễn Hải Hữu, 2008. Thực trạng chính sách trợ giúp xã hội và định hướng 2015.
12. Nguyễn Hải Hữu, 2015. Lương hưu xã hội cho người cao tuổi.
13. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, 2015. Chính sách an sinh xã hội cho nhóm đối tượng yếu thế tại Việt Nam”.
14. Liên hiệp quốc, 2008. Báo cáo quốc gia về Phát triển con người năm 2008: Bảo
trợ xã hội. Hà Nội.
15. Liên hiệp quốc, 2015. Báo cáo quốc gia về Phát triển con người năm 2015:Tăng trưởng bao trùm. Hà Nội.
16. Giang Thanh Long and Donald Pfau, 2007. The Elderly Population in Vietnam
during Economic Transformation: An Overview.
17. Ngân hàng Thế giới, 2016. Sống lâu và thịnh vượng: Già hóa dân số khu vực
Đông Á – Thái Bình Dương.Hà Nội
18. Quách Thị Quế, 2016. Chính sách pháp luật đáp ứng nhu cầu tham gia hòa nhập xã hội của người cao tuổi: Thực trạng và những vấn đề đặt ra. Hà Nội.
19. Quốc hội, 2010. Luật Bảo hiểm xã hội. Hà Nội. 20. Quốc hội, 2010. Luật Bảo hiểm y tế. Hà Nội.
21. Quỹ Dân số Liên hợp quốc, 2011. Già hóa dân số và người cao tuổi ở Việt Nam: thực trạng, dự báo và một số khuyến nghị chính sách.
22. Stephen Kidd và cộng sự, 2015. Tổng quan và đề xuất đổi mới hệ thống trợ giúp xã hội Việt Nam. Hà Nội.
23. Nguyễn Thanh Vân, 2014. Dân số già nhanh, Việt Nam cần làm gì. Tạp chí
Dân số và Phát triển, số 11(152).
24. Viện Khoa học lao động xã hội và GIZ , 2011. Thuật ngữ ASXH Việt Nam. Hà Nội 25. Viện Khoa học lao động xã hội, 2015. Báo cáo tổng hợp đánh giá thực trạng và
đề xuất đổi mới hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2015-2020. Hà Nội.
26. Viện Khoa học Lao động và Xã hội, 2015. Đánh giá thực trạng và đề xuất đổi mới hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2015 – 2020” của năm 2015.