.Mô hình tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn khu vực hà nội (Trang 41)

Về cơ cấu tổ chức, hiện nay NHNo&PTNT Việt Nam đƣợc tổ chức thành 4 khối chính là khối ngân hàng, văn phòng đại diện, khối các đơn vị sự

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Việt Nam HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN THƢ KÝ HĐQT BAN

KIỂM SOÁT ỦY BAN QUẢN LÝ RỦI RO

KIỂM TOÁN NỘI BỘ TỔNG GIÁM ĐỐC KẾ TOÁN TRƢỞNG HỆ THỐNG KTKSNB CÁC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC HỆ THỐNG BAN CHUYÊN MÔN CHI NHÁNH LOẠI 1, LOẠI 2 SỞ GIAO DỊCH VĂN PHÕNG ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CHI NHÁNH PHÕNG GIAO DỊCH CHI NHÁNH LOẠI 3 PHÕNG GIAO DỊCH C.TY TRỰC THUỘC

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam trong thời gian qua

NHNo&PTNT Việt Nam là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lƣới hoạt động và số lƣợng khách hàng. Tính đến tháng 12/2010, vị thế dẫn đầu của NHNo&PTNT Việt Nam vẫn đƣợc khẳng định với trên nhiều phƣơng diện thể hiện ở một số chỉ tiêu về tài sản, nguồn vốn và kết quả kinh doanh.

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam giai đoạn 2012 - 2014

Đơn vị tính: tỷ VND STT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Thực hiện Thực hiện % tăng trƣởng Thực hiện % tăng trƣởng 1 Tổng tài sản 405.588 485.078 19,6% 535.377 10,4% - Cho vay khách hàng 290.495 362.857 24,9% 420.477 15,9% - Tài sản cố định 3.910 4.405 12,7% 5.305 20,4% 2 Tổng nguồn vốn 405.588 485.078 19,6% 535.377 10,4%

- Tiền gửi của

khách hàng 298.448 329.095 10,3% 382.151 16,1%

- Vốn chủ sở hữu 18.737 19.843 5,9% 28.852 45,4%

3 Lợi nhuận trước

thuế 2.498 2.396 -4,1% 2.423 1,1%

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2012,2013,2014 của NHNo&PTNT Việt Nam)

Một số kết quả hoạt động kinh doanh đạt đƣợc trong 3 năm của NHNo&PTNT Việt Nam thể hiện trên một số mặt nhƣ sau:

Quy mô tài sản, nguồn vốn:

Tổng tài sản, nguồn vốn của NHNo&PTNT Việt Nam đến 31/12/2014 là 535.377 tỷ đồng, tăng 10,4% so với năm 2013. Trong đó cho vay khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản và cũng là hoạt động chính, mang lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng; tiền gửi của khách hàng chiếm tỉ trọng lớn nhất trong các chỉ tiêu về nguồn vốn. Xét về quy mô tổng tài sản và hệ thống mạng lƣới nhƣ trên thì hiện tại NHNo&PTNT Việt Nam là ngân hàng lớn nhất trong số các NHTM tại Việt Nam.

Quy mô vốn chủ sở hữu:

Đến 31/12/2014, Vốn chủ sở hữu của ngân hàng đạt 28.852 tỷ đồng, tăng 45,4% so với năm 2013. Năm 2013 tăng 5,9% so với năm 2012. Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng từ 4,1% đến 5,4% trong tổng nguồn vốn của các năm 2012, 2013, 2014. Đây là tỷ trọng không cao nhƣng thể hiện ngân hàng đang sử dụng các nguồn vốn huy động khác ở mức độ cao.

Lợi nhuận:

Năm 2014, tổng lợi nhuận trƣớc thuế đạt 2.423 tỷ đồng, tăng 1,1% so với năm 2013, năm 2013 giảm 4,1% so với năm 2010. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do năm 2013 là năm khủng hoảng kinh tế rộng khắp trên thế giới mà ngân hàng là một lĩnh vực nhạy cảm với sự thay đổi của nền kinh tế. Ngoài ra, trong năm 2013 NHNo&PTNT Việt Nam đã thực hiện 2 đợt giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng theo Nghị quyết 30/2010/NQ-CP của Chính phủ và văn bản số 167/TB - NHNN của Thống đốc NHNN, tính chung cả hai đợt giản lãi suất cho vay khách hàng ƣớc gần 4.300 tỷ đồng; mặt khác kết quả kinh doanh của Công ty Cho thuê tài chính II – một công ty con - thua lỗ lớn trên 3.000 tỷ đồng đã làm sụt giảm lợi nhuận trên báo cáo hợp nhất của hệ thống.

2.2. Khái quát về NHNo&PTNT trên địa bàn Hà Nội 2.2.1. Hệ thống NHNo&PTNT khu vực Hà Nội 2.2.1. Hệ thống NHNo&PTNT khu vực Hà Nội

Hệ thống NHNo&PTNT khu vực Hà Nội hiện nay gồm 34 chi nhánh cấp 1 và các phòng giao dịch trực thuộc đƣợc phân bố đều trên khắp các quận huyện.

STT Chi nhánh STT Chi nhánh

1 Sở Giao Dịch 18 Chi nhánh Hùng Vƣơng

2 Chi nhánh Long Biên 19 Chi nhánh Thủ Đô

3 Chi nhánh Hoàng Mai 20 Chi nhánh TP Hà Nội

4 Chi nhánh Hồng Hà 21 Chi nhánh Hoàn Kiếm

5 Chi nhánh Thăng Long 22 Chi nhánh Đống Đa

6 Chi nhánh Trung Yên 23 Chi nhánh Thanh Xuân

7 Chi nhánh Hà Thành 24 Chi nhánh Tây Hồ

8 Chi nhánh Tràng An 25 Chi nhánh Cầu Giấy

9 Chi nhánh Láng Hạ 26 Chi nhánh Tam Trinh

10 Chi nhánh Bách Khoa 27 Chi nhánh Hà Tây

11 Chi nhánh Mỹ Đình 28 Chi nhánh TX Sơn Tây

12 Chi nhánh Đông Hà Nội 29 Chi nhánh Mê Linh

13 Chi nhánh Bắc Hà Nội 30 Chi nhánh Từ Liêm

14 Chi nhánh Hoàng Quốc Việt 31 Chi nhánh Gia Lâm

15 Chi nhánh Nam Hà Nội 32 Chi nhánh Đông Anh

16 Chi nhánh Tây Đô 33 Chi nhánh Sóc Sơn

Tổng nguồn vốn khu vực Hà Nội đến 31/12/2014 đạt 154.813 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 32,60% tổng nguồn vốn. Tổng dƣ nợ khu vực Hà nội đến 31/12/2014 đạt 73.332 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 17,40% tổng dƣ nợ toàn hệ thống.

Trong điều kiện kinh tế khó khăn, một số chi nhánh có quỹ thu nhập âm. Nguyên nhân là do: chi nhánh không thu đƣợc lãi đúng kỳ hạn; tỷ lệ nợ nhóm 1 thấp, dự thu thấp, tỷ lệ thu lãi thực thu thấp. Tuy nhiên, cũng có nhiều

chi nhánh có quỹ thu nhập dƣơng và một số chi nhánh có quỹ thu nhập cao. Công tác kiểm tra, kiểm soát tại các chi nhánh trên khu vực Hà Nội

luôn đƣợc coi trọng và thực hiện thƣờng xuyên theo đề cƣơng của Trụ sở chính và đề cƣơng kiểm tra của Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ tại chi nhánh. Qua các đợt kiểm tra, đã phát hiện một số chi nhánh có những sai sót và chi nhánh đã tiếp thu kiến nghị của các đoàn kiểm tra và kịp thời sửa chữa.

Công tác tuyên truyền quảng cáo, đào tạo đều đƣợc các chi nhánh tại Hà Nội quan tâm, tập trung đầu tƣ để nâng cao hình ảnh, vị thế của NHNo&PTNT tại Hà Nội.

2.2.2. Một số kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT khu vực Hà Nội

2.2.2.1.Huy động vốn

Khu vực Thành phố Hà Nội là trung tâm kinh tế của cả nƣớc, đồng thời là địa bàn giữ vai trò quan trọng trong công tác huy động vốn của toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam, luôn chiếm tỷ trọng trên 30% tổng nguồn vốn huy động. Nguồn vốn huy động trong những năm gần đây có nhiều biến động: năm 2013 tăng mạnh, đạt 161.413 tỷ đồng, tăng 39% so với năm 2012; năm 2014 nguồn vốn huy động lại giảm 6.600 tỷ đồng (giảm 4%) so với năm 2013.

Biểu 2.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền tệ tại NHNo&PTNT khu vực Hà Nội giai đoạn 2012-2014

Đơn vị tính: tỷ VND

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh NHNo&PTNT khu vực Hà Nội)

Năm 2014, nguồn vốn giảm là do những tác động của tình hình kinh tế thế giới, giá cả các mặt hàng chủ yếu tăng cao, thị trƣờng tài chính - tiền tệ - ngân hàng biến động phức tạp, đã làm ảnh hƣởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, của doanh nghiệp và đời sống ngƣời dân trên địa bàn Hà Nội.

Mức lạm phát tăng cao cùng các biện pháp kiềm chế lạm phát của Nhà nƣớc, cộng với sự cạnh tranh quyết liệt của các ngân hàng để đảm bảo nguồn vốn đã đẩy lãi suất huy động lên cao. Nhƣng lãi suất huy động của NHNo&PTNT khu vực Hà Nội không tăng mạnh bằng các NHTM cổ phần trên cùng địa bàn, dẫn đến sự dịch chuyển khá lớn nguồn vốn sang các NHTM khác, đặc biệt là NHTM cổ phần.

Tuy nhiên, các chi nhánh trên địa bàn Hà Nội đã thƣờng xuyên bám sát diễn biến lãi suất của các TCTD khác để điều chỉnh lãi suất huy động kịp thời phù hợp với thị trƣờng, triển khai đồng bộ nhiều sản phẩm huy động vốn, tích

99.999 135.883 134.707 16.090 25.530 20.106 0 20 40 60 80 100 120 140 160

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

cực tuyên truyền quảng cáo tiếp thị, tặng quà khuyến mại cho khách hàng khi gửi tiền, triển khai nhiều tiện ích hỗ trợ huy động vốn, giao chỉ tiêu huy động và mức khen thƣởng cho các phòng. Từ đó, hạn chế đƣợc tình trạng khách hàng rút tiền gửi sang ngân hàng khác và thu hút thêm khách hàng mới.

Cơ cấu vốn theo kỳ hạn:

Diễn biến tăng trƣởng nguồn vốn ở các kỳ hạn diễn biến tăng trƣởng khá tốt trong những năm gần đây, đặc biệt năm 2013 tăng nhanh so với năm 2012.

Nguồn vốn ngắn hạn tăng nhanh qua các năm, đặc biệt tăng nhanh năm 2013 với 92% so với năm 2012, chủ yếu do nguồn vốn có kỳ hạn dƣới 12 tháng năm 2013 tăng 135% so với năm 2012.

Nguồn vốn trung dài hạn năm 2013 tăng 1,7% so với năm 2012 nhƣng năm 2014 lại giảm 10,8% so với năm 2013. Cơ cấu nguồn vốn năm 2014 có sự dịch chuyển theo chiều hƣớng giảm nguồn vốn trung dài hạn là do nguyên nhân: các khách hàng chuyển sang gửi kỳ hạn ngắn hạn để hƣởng lãi suất cao hơn hoặc để chờ đợi sự thay đổi lãi suất mới.

Biểu 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn tại NHNo&PTNT khu vực Hà Nội giai đoạn 2012-2014

Đơn vị tính: tỷ VND

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh NHNo&PTNT khu vực Hà Nội)

0.000 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000 80.000 2012 2013 2014 24.894 38.171 38.367 22.836 53.697 54.378 68.359 69.545 62.067

Tiền gửi không kỳ hạn

Năm 2014, tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng chiếm tỷ trọng 40% nguồn vốn, tiền gửi có kỳ hạn dƣới 12 tháng chiếm tỷ trọng 35% nguồn vốn, tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng 25% nguồn vốn, từ đó góp phần duy trì tính ổn định trong cơ cấu nguồn vốn.

2.2.2.2.Cho vay

Tình hình tăng trƣởng tín dụng tại Hà Nội phát triển khá nhanh qua các năm: năm 2013 tăng 36% so với năm 2012, năm 2014 tăng 18% so với năm 2013.

Biểu 2.3: Cơ cấu dƣ nợ theo loại tiền tệ tại NHNo&PTNT khu vực Hà Nội giai đoạn 2012-2014

Đơn vị tính: tỷ VND

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh NHNo&PTNT khu vực Hà Nội)

Năm 2014, khu vực Hà Nội tăng trƣởng tín dụng chậm lại là do nhiều lý do:

Thứ nhất: khu vực Hà nội là thị trƣờng trọng điểm về thu hút tiền gửi để hỗ trợ cho toàn hệ thống, đặc biệt để tài trợ vốn cho khu vực Nông nghiệp nông thôn – là thị trƣờng truyền thống của NHNo&PTNT.

35.988 49.690 58.468 9.438 12.293 14.864 0 10 20 30 40 50 60 70

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Thứ hai: do lạm phát tăng cao và áp lực thắt chặt tiền tệ của NHNN, nên các ngân hàng bƣớc vào cuộc đua lãi suất, đẩy lãi suất huy động lên cao, tƣơng ứng lãi suất cho vay tăng mạnh, làm giảm nhu cầu vay vốn của khách hàng, đặc biệt cho các nhu cầu tiêu dùng cá nhân, hoặc các dự án kinh doanh mà khách hàng chƣa cân đối đƣợc thu nhập khi lãi suất tăng cao.

Cơ cấu dư nợ:

Dƣ nợ ngắn hạn và trung hạn tăng qua các năm. Năm 2013 so với năm 2012: dƣ nợ ngắn hạn tăng 5.395 tỷ đồng (tƣơng đƣơng 19%), dƣ nợ trung dài hạn tăng 11.162 tỷ đồng (tƣơng đƣơng 64%). Năm 2014 so với năm 2013: dƣ nợ ngắn hạn tăng 9.976 tỷ đồng (tƣơng đƣơng 30%), dƣ nợ trung dài hạn tăng 1.373 tỷ đồng (tƣơng đƣơng 5%).

Biểu 2.4: Cơ cấu dƣ nợ theo thời gian của NHNo&PTNT khu vực Hà Nội giai đoạn 2012-2014

Đơn vị tính: tỷ VND

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh NHNo&PTNT khu vực Hà Nội)

27.874 33.269 43.245 17.552 28.714 30.087 0.000 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 2012 2013 2014 Dƣ nợ ngắn hạn Dƣ nợ dài hạn

Năm 2014, hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT khu vực Hà Nội đã tập trung đầu tƣ vào những mục tiêu trọng điểm sau:

 Thực hiện, chuyển dịch cơ cấu đầu tƣ theo hƣớng đầu tƣ có chọn lọc, tập trung thu hồi nợ xấu, nợ đến hạn để quay vòng vốn, ƣu tiên cho nông nghiệp nông thôn, các doanh nghiệp sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ, các doanh nghiệp xuất khẩu có nguồn thu bán ngoại tệ bán cho NHNo&PTNT Việt Nam.

 Thực hiện hạn chế cho vay đầu tƣ vào lĩnh vực bất động sản, chỉ giải ngân đối với những dự án dở dang, các dự án đã cam kết bằng hợp đồng tín dụng hoặc các dự án có tính khả thi cao. Gắn cho vay với huy động vốn và phát triển các dịch vụ ngân hàng.

 Đề xuất nhiều giải pháp xử lý dần nợ xấu nhƣ kiểm soát chặt chẽ các khoản cho vay doanh nghiệp đối với chi nhánh có nợ xấu >5%.

Qua tình hình huy động vốn và cho vay tại các chi nhánh trên địa bàn Hà Nội ta có bảng số liệu nguồn vốn và dƣ nợ nhƣ sau:

Bảng 2.2: Số liệu nguồn vốn và dƣ nợ NHNo&PTNT khu vực Hà Nội giai đoạn 2012-2014

Đơn vị tính: tỷ VND

STT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

I Nguồn vốn huy động 116.089 161.413 154.813 1 Ngắn hạn 47.730 91.868 92.745 2 Trung dài hạn 68.359 69.545 62.067 II Tổng dƣ nợ 45.426 61.983 73.332 1 Ngắn hạn 27.874 33.269 43.245 2 Trung dài hạn 17.552 28.714 30.087

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh NHNo&PTNT khu vực Hà Nội)

Năm 2014, tổng nguồn vốn huy động giảm 4% so với năm 2013 (nguồn vốn trung dài hạn giảm 10%) trong khi tổng dƣ nợ năm 2014 lại tăng 18% so với năm 2013 (dƣ nợ trung dài hạn tăng 5%). Điều đó cho thấy năm 2014 cơ cấu dƣ nợ không phù hợp với cơ cấu nguồn vốn, dẫn đến rủi ro thanh khoản cho các chi nhánh NHNo&PTNT khu vực Hà Nội. Nguyên nhân chủ yếu là do:

- Khu vực Hà Nội còn có chi nhánh vi phạm kế hoạch, trong đó một số chi nhánh chƣa chủ động cân đối đƣợc nguồn vốn đầu tƣ tín dụng để xảy ra tình trạng không cân đối đƣợc nguồn vốn, không giải ngân dự án đã cam kết ảnh hƣởng tới việc cân đối vốn của khu vực cũng nhƣ của toàn ngành.

- Các chi nhánh trên địa bàn Hà Nội còn nhiều tồn tại sai sót trong việc chấp hành các quy định, quy trình về cho vay dẫn tới rủi ro và nguy cơ tiềm ẩn rủi ro trong đầu tƣ tín dụng. Tình trạng xử lý nợ quá hạn để che đậy nợ xấu, vi phạm trầm trọng đạo đức nghề nghiệp đã và đang diễn ra ở nhiều chi nhánh. Tỷ lệ nợ xấu tăng cao, đặc biệt là các tháng đầu năm 2014, chủ yếu là do chất lƣợng tín dụng của các chi nhánh trên địa bàn Hà Nội giảm sút. Nợ xấu của các chi nhánh tại địa bàn Hà Nội tăng nhanh và chiếm tỷ trọng cao trong toàn hệ thống. Tỷ lệ nợ xấu cao đã ảnh hƣởng không tốt đến tình hình tài chính, có nguy cơ suy giảm năng lực tài chính và uy tín của NHNo&PTNT Việt Nam.

- Có dấu hiệu suy giảm về đạo đức nghề nghiệp của một số Cán bộ đã vi phạm quy trình nghiệp vụ. Cán bộ lãnh đạo ở một vài chi nhánh vi phạm trong quản lý điều hành dẫn đến phát sinh các vụ việc vi phạm quy định về cho vay gây nguy cơ mất vốn và giảm hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, đồng thời gây ảnh hƣởng tới uy tín của NHNo&PTNT Việt Nam.

Do vậy, các chi nhánh trên địa bàn Hà Nội cần phải có các giải pháp để giảm thiểu rủi ro tín dụng.

2.3. Hoạt động tín dụng NHNo&PTNT khu vực Hà Nội

2.3.1. Thực trạng hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT khu vực Hà Nội

Tổng dƣ nợ cho vay tại khu vực Hà Nội tăng đều qua các năm. Năm 2012 dƣ nợ cho vay là 23.590 tỷ đồng. Năm 2013 so với năm 2012 dƣ nợ cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn khu vực hà nội (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)