3.4 .Kiến nghị
3.4.2 .Kiến nghị với NHNN
Có sự sửa đổi các quy định về xử lý tài sản đảm bảo, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro cho phù hợp với tình hình thực tế: xử lý tài sản cũng là một trở ngại đối với ngân hàng khi họ chƣa đƣợc tự phát mại tài sản, nhất là khi khách hàng không hợp tác và các cơ quan chức năng nhiều khi chƣa hỗ trợ hiệu quả. Hay khi bán tài sản trên đất của doanh nghiệp nhà nƣớc, giá trị quyền sử dụng đất thƣờng bị chính quyền địa phƣơng thu vào ngân sách nhà nƣớc, không dùng để trả ngân hàng. Có trƣờng hợp Ủy ban Nhân dân Tỉnh thu hồi đất đang thế chấp ngân hàng cho đơn vị khác thuê, chỉ đền bù giá trị tài sản trên đất với mức thấp. Việc bán tài sản công khai chƣa có hƣớng dẫn cụ thể vì tổ chức đấu giá liên quan đến giấy phép và quy định đấu giá. Do vậy, nên sửa đổi theo hƣớng ngân hàng đƣợc tự bán tài sản đảm bảo, không phụ thuộc cơ quan chức năng và cho ngân hàng cơ chế đặc biệt hoàn thiện thủ tục pháp lý khi bán tài sản đảm bảo.
Quản lý cạnh tranh trong ngành ngân hàng: một trong những cam kết quan trọng của Việt Nam khi gia nhập WTO là hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ phải mở cửa rộng hơn theo đúng lộ trình. Bên cạnh những cơ hội có thể có đƣợc, thì hệ thống ngân hàng cũng sẽ phải đƣơng đầu với những thách thức hết sức to lớn.
Việt Nam phải chấp nhận sự gia tăng nhanh chóng của các NHTM nƣớc ngoài có kinh nghiệm, có điều kiện tài chính, hiểu biết rõ luật pháp Việt Nam. Việt Nam cũng sẽ phải bắt buộc thực hiện chính sách không phân biệt đối xử giữa các ngân hàng trong nƣớc và ngoài nƣớc. Thực tế đó dẫn đến cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng càng trở nên quyết liệt hơn trong cuộc đua đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế.
Tuy nhiên, là một lĩnh vực quan trọng và nhạy cảm trong nền kinh tế, ngành ngân hàng cần phải có quy định pháp lý hết sức chặt chẽ và hiện đại để
điều chỉnh các hành vi cạnh tranh rất đa dạng và liên tục thay đổi nhằm duy trì môi trƣờng kinh doanh lành mạnh cho tất cả các TCTD.
Thực hiện áp dụng triển khai đồng bộ chính sách trích lập dự phòng rủi ro trên cơ sở phân loại nợ theo điều 7- quyết định 493: Để đảm bảo thống nhất một tiêu thức đánh giá, phân loại nợ đối với các tổ chức tín dụng, tránh có sự khác biệt trong kết quả phân loại nợ giữa các TCTD. Từ đó, phản ánh đúng danh tiếng cũng nhƣ thƣơng hiệu của các NHTM Việt Nam trên trƣờng quốc tế, tạo một sân chơi chung khi ngành ngân hàng Việt Nam hội nhập với kinh tế thế giới đồng thời tạo điều kiện thuận lợi giúp NHNo&PTNT Việt Nam cùng các NHTM khác khi quyết định bỏ vốn đầu tƣ tín dụng đối với khách hàng đảm bảo đƣợc thống nhất theo một chuẩn mực quốc tế và an toàn, NHNN cần có qui định cụ thể về việc triển khai đồng bộ chính sách trích lập dự phòng rủi ro trên cơ sở phân loại nợ theo điều 7- quyết định 493. Chỉnh sửa quyết định 493 chặt chẽ hơn về tính pháp lý, giải pháp kỹ thuật và chế tài để buộc các NHTM Việt Nam đầu tƣ hơn và việc quản lý, giám sát chất lƣợng tín dụng, đặc biệt là xếp hạng khách hàng theo sổ tay tín dụng. Quyết định 493 chƣa quy định chế tài để tạo động cơ buộc các TCTD thực hiện đánh giá định tính trong quá trình phân loại nợ và chƣa hƣớng dẫn cụ thể đối với việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.
NHNN cần phát triển hệ thống thông tin tín dụng một cách nhanh chóng, chính xác và phong phú theo hƣớng: cung cấp đánh giá xếp loại doanh nghiệp dựa theo nhiều tiêu thức khác nhau nhƣ: quy mô, khả năng thanh toán, quan hệ tín dụng, hiệu quả sản xuất kinh doanh…thu thập thêm thông tin qua các tổ chức quốc tế; tạo lập thông tin trên diện rộng, phối hợp với cơ quan thuế, cơ quan kiểm toán và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố lập mã số thuế của doanh nghiệp để các TCTD truy cập thông tin đƣợc dễ dàng.
Cần có biện pháp tuyên truyền để các ngân hàng hiểu rõ thêm về quyền lợi và nghĩa vụ trong việc cung cấp và sử dụng thông tin tín dụng. Đồng thời,
NHNN cần quy định chặt chẽ, cụ thể và bắt buộc các TCTD cung cấp tình hình dƣ nợ, khả năng trả nợ, nợ xấu về CIC, và CIC cũng thông tin về các khách hàng vay vốn có vấn đề.
Có hƣớng dẫn cụ thể cho các ngân hàng về nghiệp vụ phái sinh tín dụng: đây là một trong những biện pháp phòng ngừa rủi ro khá hữu hiệu đã xuất hiện tại các thị trƣờng tài chính phát triển. Tuy nhiên, các NHTM ở Việt Nam chƣa triển khai thực hiện công cụ này. Về mặt quản lý, NHNN cần có những hƣớng dẫn cụ thể, chi tiết về nghiệp vụ để các NHTM dần dần áp dụng nhằm đa dạng hóa các công cụ hạn chế rủi ro trong hoạt động.