.Xây dựng chiến lƣợc rủi ro tín dụng và hoàn thiện chính sách tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn khu vực hà nội (Trang 81 - 84)

NHNo&PTNT Việt Nam phải đề ra chiến lƣợc kinh doanh tín dụng trên cơ sở phân tích tình hình kinh doanh hiện tại, đánh giá rủi ro liên quan

đến việc cho vay, cũng nhƣ khả năng chịu đựng rủi ro của mình. Chiến lƣợc này phải đƣợc Ban điều hành xem xét hàng năm, phải đƣợc lập kế hoạch xu hƣớng tổng thể của hoạt động kinh doanh tín dụng.

Để đảm bảo đƣa hoạt động tín dụng NHNo&PTNT Việt Nam phát triển theo đúng định hƣớng, đạt đƣợc mục tiêu an toàn, hiệu quả, tăng trƣởng bền vững và kiểm soát đƣợc rủi ro, cũng nhƣ tiến dần đến thông lệ quốc tế, chính sách tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam cần phải hoàn thiện những nội dung cơ bản sau:

- Xác định quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm của các cấp điều hành trong hoạt động tín dụng, tuân thủ quy trình xét duyệt tín dụng từ khâu xét duyệt tín dụng đến khâu kiểm soát.

- Phù hợp với đặc điểm tổ chức và hoạt động, quy mô, điều kiện, khả năng và đặc điểm trong đơn vị, phù hợp vứi năng lực của ngƣời đƣợc phân cấp, ủy quyền cũng nhƣ năng lực kiểm soát rủi ro của đơn vị đƣợc phân cấp.

- Doanh nghiệp là một trong những đối tƣợng khách hàng chủ lực của NHNo&PTNT khu vực Hà Nội. Doanh nghiệp có trình độ quản lý, chế độ tài chính kế toán còn nhiều khó khăn. Do đó, NHNo&PTNT Việt Nam cần có quy chế cho vay riêng cho đối tƣợng khách hàng này, và tạo sự phân hóa rõ nét đối với các ngân hàng khác trên địa bàn về thủ tục, lãi suất, sản phẩm dịch vụ.

3.3.2.Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng

NHNo&PTNT Việt Nam cần xây dựng mô hình quản lý tín dụng tập trung. Việc xây dựng mô hình này sẽ giúp NHNo&PTNT Việt Nam khai thác thông tin tín dụng đƣợc đầy đủ, kiểm tra và giám sát hoạt động tín dụng từ Trụ sở chính đồng thời giúp dự báo, phòng ngừa rủi ro từ xa. Đặc biệt, triển khai một cách đồng bộ hệ thống phần mềm quản trị thông tin ngân hàng và phần mềm tin học ngân hàng. Từ đó, mới đảm bảo dữ liệu đƣợc quản lý tập trung.

Trong mô hình quản lý tín dụng tập trung, Trụ sở chính thực hiện chức năng quản lý và kiểm soát tín dụng trực tuyến thông qua hệ thống IPCAS. Đây là một trong những điều kiện cần thiết để NHNo&PTNT Việt Nam thực hiện tái cấu trúc ngân hàng theo mô hình ngân hàng hai cấp. Cũng theo mô hình này, việc kiểm soát hạn mức cho vay đối với từng chi nhánh trong hệ thống cũng đƣợc giải quyết đáng kể bao gồm: hạn mức cho vay theo ngành, theo lĩnh vực hoạt động, hạn mức cho vay theo từng khách hàng cụ thể. Có nhƣ vậy mới giảm thiểu đƣợc rủi ro có thể xảy ra khi các chi nhánh NHNo&PTNT khu vực Hà Nội hay toàn hệ thống NHNo&PTNT đầu tƣ quá lớn vào một lĩnh vực sản xuất hay một khách hàng lớn.

Xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn của hoạt động tín dụng, theo khuyến cáo của ủy ban Basel thuộc ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) và tuân thủ các thông lệ quốc tế, bộ máy tổ chức và quản lý rủi ro tín dụng phải đƣợc tách bạch. Chức năng quản lý rủi ro tín dụng sẽ đƣợc giao cho bộ phận độc lập với các đơn vị hoạt động kinh doanh của hệ thống NHNo&PTNT và sẽ không tham gia vào hoạt động tạo ra rủi ro. Thay vào đó, bộ phận này sẽ quản lý và giám sát rủi ro trong toàn hệ thống ngân hàng.

Để hạn chế tối đa rủi ro do việc không tách bạch các chức năng, nhiệm vụ của quá trình cấp tín dụng, mô hình tổ chức tín dụng phải đƣợc xây dựng theo hƣớng:

- Tại Trụ sở chính: tách bạch chức năng ra quyết định tín dụng với chức năng quản lý tín dụng trên cơ sở phân định trách nhiệm và chức năng rõ ràng giữa các bộ phận thẩm định, phê duyệt tín dụng, quản lý tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng.

- Tại chi nhánh: để hạn chế rủi ro cần thiết có sự độc lập giữa các chức năng mà một cán bộ tín dụng hiện nay đang thực hiện, phải tách các bộ phận chức năng bán hàng (tiếp xúc khách hàng, tiếp thị…), chức năng phân tích tín dụng (phân tích, thẩm định, dự báo, đánh giá khách hàng…) và chức năng tác nghiệp (xử lý hồ sơ, theo dõi, giám sát khoản vay, thu nợ, thu lãi…).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn khu vực hà nội (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)