.Kết quả đạt đƣợc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn khu vực hà nội (Trang 67 - 69)

Nhìn chung, hoạt động tín dụng của các chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn Hà Nội trong những năm qua đã đạt đƣợc những kết quả khả quan. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, trong thời gian qua đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể trên nhiều mặt. Thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm từ 80 đến 90% tổng thu nhập hàng năm của các chi nhánh. Tuy nhiên, việc tăng trƣởng mạnh về tín dụng tại các chi nhánh NHNo&PTNT khu vực Hà Nội không hề đi đôi với sự buông lỏng quản lý. Có thể nói, chính những nỗ lực trong quản lý hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và quản lý rủi ro tín dụng nói riêng đã tạo nên những thành công cho các chi nhánh trên địa bàn. Bên cạnh sự tăng trƣởng nhanh về tín dụng thì công tác quản trị rủi ro cũng ngày càng hoàn thiện và góp phần tạo nên kết quả kinh doanh tốt cho các chi nhánh. Có thể khái quát những kết quả đạt đƣợc trong công tác quản trị rủi ro tín dụng trong thời gian qua trên một số khía cạnh sau:

Ban hành kịp thời hệ thống các văn bản hướng dẫn, quy trình nghiệp vụ tín dụng, và tiêu chí phân loại khách hàng trong hệ thống

Trên cơ sở các văn bản quy định chung của Nhà nƣớc về hoạt động tín dụng, NHNo&PTNT Việt Nam thông qua việc ban hành các văn bản hƣớng dẫn về nghiệp vụ cho vay, bổ sung, sửa đổi những nội dung còn chƣa phù hợp và bất cập trong quá trình áp dụng vào thực tiễn để quản lý tốt hơn hoạt động tín dụng: Quyết định số 72/QĐ-HĐQT ngày 31/3/2002 về quy chế cho vay tại NHNo&PTNT Việt Nam, Quyết định số 1300/QĐ-HĐQT về quy chế đảm bảo tiền vay, Quyết định số 1476/QĐ-TD ngày 29/5/2007 về việc hƣớng dẫn xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, mua nhà ở kinh doanh bất động sản, Quyết

định số 2473/NHNo-TDHo ngày 09/8/2007 về hƣớng dẫn cho vay ứng trƣớc tiền bán chứng khoán, Công văn số 1410/NHNo-TD ngày 23/5/2007 hƣớng dẫn cho vay ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài,...

Kiểm soát mức dư nợ tín dụng

Tăng trƣởng tín dụng luôn là một mục tiêu và là chỉ tiêu định hƣớng trong phát triển hoạt động ngân hàng. Hàng năm, căn cứ và kế hoạch tăng trƣởng tín dụng chung của nền kinh tế theo hƣớng dẫn của NHNN, tình hình thực hiện của năm hiện hành và dự kiến tình hình phát triển chung của năm kế tiếp, NHNo&PTNT Việt Nam xây dựng kế hoạch tăng trƣởng tín dụng cho năm tiếp theo đó. Kế hoạch tăng trƣởng tín dụng đƣợc xây dựng và giao cho từng chi nhánh trong hệ thống và là một căn cứ để kiểm soát cũng nhƣ đánh giá kết quả hoạt động tín dụng khi kết thúc năm tài chính. Việc quản lý chặt chẽ mức tăng trƣởng tín dụng góp phần làm hạn chế những rủi ro phát sinh trong hoạt động tín dụng, tránh hiện tƣợng tăng trƣởng nóng và vƣợt quá tầm kiểm soát của ngân hàng.

Từng bước kiểm soát được tỷ lệ nợ xấu

Trong hoạt động tín dụng thì tỷ lệ nợ xấu luôn là chỉ tiêu mà bất cứ một ngân hàng nào cũng phải quan tâm và kiểm soát để đảm bảo sự an toàn và lành mạnh của động tín dụng. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng này, trong những năm qua, tỷ lệ nợ xấu của các chi nhánh NHNo&PTNT khu vực Hà Nội đã đƣợc quản lý ở mức độ nhất định, mặc dù sự biến động qua các năm có sự thay đổi tăng giảm khác nhau song tỷ lệ này luôn khống chế ở dƣới mức 5% tổng dƣ nợ.

Trích lập được nguồn dự phòng rủi ro và từng bước xử lý các khoản nợ rủi ro, tích cực thu hồi nợ đã xử lý rủi ro

Nguồn dự phòng rủi ro đƣợc xem nhƣ là một biện pháp an toàn thực hiện trƣớc trong hoạt động tín dụng, mặc dù tại thời điểm trích lập dự phòng rủi ro đối với một món vay có thể chƣa xảy ra rủi ro đối với món vay đó.

Xử lý các khoản nợ rủi ro trong các năm qua đã giảm dần và đƣợc thực hiện một cách chặt chẽ hơn, định kỳ hàng quý tại các chi nhánh trên địa bàn Hà Nội đã thành lập hội đồng xử lý rủi ro để xem xét, xử lý các khoản nợ rủi ro theo phân cấp. Với các khoản nợ vƣợt mức phán quyết sẽ trình Hội đồng xử lý rủi ro cấp Trung ƣơng quyết định.

Kiểm soát chặt chẽ hơn tài sản đảm bảo cho các khoản nợ vay của khách hàng

So với trƣớc kia, trong những năm gần đây việc đánh giá, kiểm tra, kiểm soát và quản lý tài sản đảm bảo đƣợc thực hiện tốt hơn và sát thực hơn. Giá trị tài sản đảm bảo đƣợc đánh giá lại theo định kỳ và có cơ sở, căn cứ xác thực hơn nhằm đảm bảo sự an toàn đối với các khoản dƣ nợ cho vay khách hàng. Các thủ tục, hồ sơ pháp lý liên quan đến tài sản đảm bảo đƣợc thu thập và lƣu giữ đầy đủ. Đã thực hiện các biện pháp yêu cầu bổ sung tài sản đảm bảo trong trƣờng hợp giá trị tài sản đảm bảo đƣợc đánh giá lại không đủ tỷ lệ theo quy định trên dƣ nợ cho vay.

Trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ đã được nâng cao

Trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp là một nhân tố ảnh hƣởng không nhỏ đến rủi ro tín dụng. Vấn đề nâng cao trình độ chuyên môn và giáodục đạo đức nghề nghiệp luôn đƣợc các chi nhánh trên địa bàn Hà Nội đặc biệt quan tâm, hàng năm Trung tâm đào tạo của NHNo&PTNT Việt Nam đã triển khai rất nhiều khóa đào tạo khác nhau, cho từng đối tƣợng khác nhau nhằm đáp ứng đƣợc đòi hỏi về trình độ cũng nhƣ đạo đức trong hoạt động ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng, giảm thiểu rủi ro do năng lực yếu kém của cán bộ ngân hàng gây ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn khu vực hà nội (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)