.Các giải pháp liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn khu vực hà nội (Trang 90 - 95)

3.3.5.1.Giải pháp nhân sự

Đội ngũ cán bộ có vai trò rất quan trọng trong mọi thời kỳ và nó càng quan trọng trong nền kinh tế hiện nay. Nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của đơn vị. Đối với ngân hàng thì năng lực của đội ngũ cán bộ càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Hiện nay, tại NHNo&PTNT khu vực Hà Nội số lƣợng cán bộ tín dụng cũng tƣơng đối nhiều nhƣng năng lực vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Chính vì vậy, cần có những chính sách nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ nhƣ:

Nâng cao năng lực quản trị rủi ro đối với đội ngũ cán bộ quản trị, điều hành:

Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, năng lực quản trị điều hành của đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo nên năng lực quản trị, điều hành của NHTM. Đội ngũ cán bộ quản trị, điều hành mạnh không chỉ đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng có kỷ cƣơng, thống nhất mà còn biết phát huy tính năng động, sáng tạo của mỗi ngƣời thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ kinh doanh của đơn vị và của cả ngân hàng, tránh những rủi ro không đáng có trong kinh doanh. Vì vậy, cần không ngừng bồi dƣỡng nâng cao trình độ quản lý kinh doanh, hiểu biết về pháp luật và kiến thức về quản trị rủi ro ngân hàng để bộ máy ngân hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

Sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ nhân viên nghiệp vụ:

Bố trí công tác phù hợp với khả năng, trình độ và sở trƣờng của mỗi ngƣời sẽ tránh đƣợc những rủi ro trong kinh doanh. Nâng cao kiến thức về quản trị nguồn nhân lực đối với cán bộ quản lý và các cấp giúp ngân hàng sử dụng đúng ngƣời, đúng việc, theo nguyên tắc “căn cứ công việc để bố trí lao động”, hạn chế rủi ro kinh doanh góp phần nâng cao năng lực quản trị rủi ro ngân hàng.

Hạn chế rủi ro đạo đức của cán bộ:

Giải pháp này có tính xuyên suốt hoạt động tín dụng, tức là trƣớc, cả trong và sau khi cho vay. Để hạn chế rủi ro tín dụng cần nâng cao trách nhiệm cán bộ làm công tác tín dụng, gắn trách nhiệm với quyền lợi của cán bộ làm công tác tín dụng. Nên có chế độ thƣởng phạt rõ ràng do cán bộ luôn đối mặt với rủi ro, cần phải có chế độ tiền lƣơng đặc biệt để khuyến khích ngƣời làm công tác tín dụng, tránh xảy ra rủi ro đạo đức nghề nghiệp. Thƣờng xuyên tuyên truyền, phổ biến tƣ tƣởng cho ngƣời làm tín dụng, để mọi ngƣời hiểu và chấp hành đúng quy trình nghiệp vụ.

Chuẩn hóa cán bộ tín dụng:

Cán bộ tín dụng có một vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng, có thể mang lại lợi nhuận cho ngân hàng và cũng đem đến rủi ro cho ngân hàng. Do vậy, để hạn chế rủi ro trong tín dụng ngay từ khâu tuyển dụng cán bộ làm tín dụng cần phải chặt chẽ và có một số tiêu chuẩn sau:

- Phải đào tạo chính quy, đúng chuyên ngành ở các trƣờng Đại học có uy tín;

- Có khả năng ngoại ngữ, tin học, điều kiện cho phục vụ nghiên cứu các tài liệu, giao dịch và sử dụng máy tính trong tính toán, thẩm định dự án…

- Có phẩm chất đạo đức: đây là tiêu chuẩn quan trọng đối với cán bộ làm công tác tín dụng, quyết định vấn đề rủi ro đạo đức trong kinh doanh;

- Hiểu biết xã hội và có khả năng giao tiếp: yếu tố giúp cho khách hàng và ngân hàng hiểu nhau hơn, làm cho khách hàng có thiện cảm với ngân hàng, gắn bó với ngân hàng. Với khả năng giao tiếp cán bộ tín dụng tìm hiểu thêm đƣợc nhiều thông tin về khách hàng phục vụ trong xử lý nghiệp vụ.

3.3.5.2.Hoàn chỉnh hệ thống thông tin

Thông tin trong hoạt động tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quản trị rủi ro tín dụng. NHNo&PTNT khu vực Hà Nội cần phải xây dựng hệ

thống thông tin phòng ngừa rủi ro, thông tin có tính cảnh báo rủi ro sớm. Để xây dựng đƣợc hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng, các chi nhánh trên địa bàn Hà Nội cần phải không ngừng đổi mới và hiện đại hóa hệ thống thu thập, xử lý thông tin khách hàng, thông tin quản trị, đảm bảo cho Ban lãnh đạo có thể tiếp cận đƣợc các nguồn thông tin tin cậy, có hệ thống một cách nhanh chóng và thuận lợi.

Trong công tác tín dụng, thông tin là yếu tố đóng vai trò quyết định giúp cho các chi nhánh NHNo&PTNT ra quyết định có đầu tƣ hay không. Các thông tin từ phía doanh nghiệp cung cấp nhiều khi lại thiếu đầy đủ, chính xác, do vậy cán bộ tín dụng không thể chỉ dựa vào các luồng thông tin do doanh nghiệp cung cấp trong dự án mà cần phải nắm bắt, xử lý các thông tin về mọi vấn đề liên quan đến phƣơng án, dự án từ nhiều nguồn khác nhau. Mặt khác, tổ chức lƣu trữ, thu thập các thông tin về doanh nghiệp, thông tin thị trƣờng, thông tin công nghệ, xây dựng hệ thống cung cấp thông tin chấm điểm và xếp hạng tín dụng doanh nghiệp… dựa trên việc sử dụng các phần mềm tin học. Đây sẽ là căn cứ để đánh giá chính xác, khách quan hơn về doanh nghiệp vay vốn và nâng cao khả năng, tốc độ xử lý, ra quyết định cho vay và đầu tƣ. Bao gồm 2 dạng thông tin: thông tin thu thập bên ngoài và thông tin quản trị trong nội bộ hệ thống NHNo&PTNT.

Thông tin bên ngoài về phía doanh nghiệp và thị trường:

Hiện nay, nguồn thông tin chính thức các chi nhánh NHNo&PTNT chủ yếu lầy trên CIC. Tuy nhiên, nguồn thông tin CIC không đầy đủ, không thể hiện hết đƣợc thực trạng tín dụng của doanh nghiệp tại Việt Nam cũng chƣa có cơ quan nào cung cấp đƣợc thông tin và các chỉ tiêu thống kê phục vụ cho việc phân tích, đánh giá và xếp loại doanh nghiệp cũng nhƣ khoản vay. Do đó, cần thu thập thêm các thông tin không chính thức nhƣ uy tín của doanh nghiệp qua đánh giá của bạn hàng, đối tác, hiệp hội mà doanh nghiệp là thành

viên để có cái nhìn toàn diện hơn. Các chi nhánh nên quan tâm đến việc mua thông tin từ các tổ chức chuyên cung cấp thông tin tín dụng, thông tin chuyên ngành, thông tin kinh tế, cũng nhƣ đặt hàng các đơn vị chuyên nghiên cứu, thu thập thông tin để có cái nhìn rõ ràng, toàn cảnh khi cấp tín dụng. Bao gồm các loại:

- Thông tin tình hình tài chính của doanh nghiệp: tình hình tài chính, kinh doanh, quản trị của doanh nghiệp, vị thế và khả năng phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt quan tâm đến năng lực, trình độ của đội ngũ lãnh đạo.

- Thông tin về môi trƣờng hoạt động kinh doanh, chiều hƣớng phát triển ngành nghề.

Thông tin quản trị trong nội bộ NHNo&PTNT:

Cần xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả, liên tục và cập nhật kịp thời thông tin quan trọng giữa các bộ phận chức năng trong hoạt động cấp tín dụng. Định kỳ, cán bộ quản lý khoản vay cần thông báo tình hình thực hiện cam kết tín dụng, cũng nhƣ theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và báo cáo cho lãnh đạo. Để từ đó, bộ phận quản trị rủi ro có phƣơng pháp xử lý, tránh tình trạng chỉ khi phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu mới tìm hƣớng giải quyết.

Mặt khác, bản thân các chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn Hà Nội cũng cần nêu cao tinh thần minh bạch, công khai hóa thông tin làm cơ sở, động lực cho việc giảm thiểu rủi ro. Việc minh bạch, công khai thông tin không chỉ thực hiện với NHNN mà còn giữa các bộ phận trong ngân hàng.

3.3.5.3.Hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin

Chú trọng đầu tƣ công nghệ thông tin nhằm phục vụ cho việc phân tích đánh giá, đo lƣờng rủi ro. Vì thế, các chi nhánh NHNo&PTNT khu vực Hà Nội phải nâng cao công tác giám sát khoản vay, tăng cƣờng ứng dụng công nghệ tin học trong hoạt động ngân hàng nhằm cập nhật thƣờng xuyên mọi

biến động về các khoản dƣ nợ tại ngân hàng mình. Hệ thống NHNo&PTNT cần đầu tƣ nâng cấp hệ thống máy móc tin học, truyền thông thích hợp, đồng thời nâng cao chất lƣợng các công cụ đo lƣờng rủi ro và tiếp tục áp dụng các công cụ đo lƣờng rủi ro mới.

- Công nghệ thu thập, phân tích và truyền đạt thông tin.

- Công nghệ phân tích, đánh giá, đo lƣờng rủi ro, cho biết chính xác các trạng thái rủi ro khoản vay và danh mục để hệ thống NHNo&PTNT có chính sách phòng ngừa kịp thời.

Đối với các phần mềm hiện sử dụng trong nội bộ NHNo&PTNT, cần có kế hoạch bảo trì, nâng cấp hệ thống để đảm bảo đáp ứng đƣợc yêu cầu của ngƣời sử dụng. Trung tâm công nghệ thông tin cần xây dựng và hoàn thiện phần mềm hệ thống xếp hạng doanh nghiệp để liên kết các chƣơng trình với nhau để số liệu đƣợc thống nhất và tập trung cao, thuận tiện trong quản trị, cụ thể là:

- Tích hợp và liên kết phần mềm xếp hạng tín dụng nội bộ với phần mềm đánh giá thực trạng tài sản đảm bảo tiền vay, xác định mức dự phòng rủi ro phải trích.

- Liên kết khách hàng giữa các kỳ chấm điểm với nhau để có thể theo dõi việc khách hàng đổi hạng và nhóm nợ cũng nhƣ kiểm soát đƣợc các thông tin của khách hàng biến động qua các kỳ khác nhau.

- Xây dựng chƣơng trình quản trị dòng tiền của khách hàng, của từng loại sản phẩm.

- Xây dựng chƣơng trình phần mềm theo dõi và kiểm soát giới hạn tín dụng theo ngành nghề.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về khách hàng, sự phát triển kinh tế, ngành nghề, lĩnh vực để tạo nguồn dữ liệu cho công tác phân tích báo cáo.

Việc đầu tƣ công nghệ trong công tác quản trị rủi ro tín dụng nên đƣợc tƣ vấn và thiết kế bởi một đơn vị cung cấp chuyên nghiệp các giải pháp tài

chính. NHNo&PTNT Việt Nam nên đặt hàng các công ty lớn trên thế giới trong việc thiết kế các chƣơng trình riêng để phân tích, đánh giá rủi ro khoản vay. Công nghệ đem lại kết quả chính xác, khách quan, giảm thiểu thời gian, công sức cho cán bộ tín dụng khi quản lý số lƣợng lớn các khoản vay

3.3.5.4.Tăng cường mối quan hệ với các hiệp hội, ban ngành

Xây dựng mối liên kết với các hiệp, các hiệp hội làng nghề, hiệp hội doanh nghiệp trẻ… nắm bắt thông tin về doanh nghiệp nhƣ tình hình sản xuất kinh doanh, nhu cầu về vốn, dịch vụ, đồng thời chuyển tải thông tin về hoạt động của các chi nhánh NHNo&PTNT, tạo ra mối liên hệ qua lại thƣờng xuyên, xâm nhập lẫn nhau giữa các chi nhánh NHNo&PTNT. Thông qua các hiệp hội, các chi nhánh tham gia cung cấp các dịch vụ đào, tạo ra sự đa dạng về nguồn vốn, đặc biệt là vốn trung, dài hạn ngoại tệ đầu tƣ cho các dự án sản xuất hàng xuất khẩu.

Mở rộng hợp tác, học tập kinh nghiệm về mô hình quản lý tín dụng, đầu tƣ tại các TCTD trong khu vực và trên thế giới, tạo ra các cơ hội nhận tài trợ về đào tạo, học hỏi kinh nghiệm. Kết hợp với các cơ quan chính quyền, hiệp hội, hội doanh nghiệp, cơ quan quản lý kinh doanh, thuế để tập huấn nâng cao quy trình quản lý cho các chủ doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn khu vực hà nội (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)