.Hoạt động tín dụng NHNo&PTNT khu vực Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn khu vực hà nội (Trang 54 - 58)

2.3.2.1.Tình hình nợ xấu và phân loại nợ

Việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của NHNo&PTNT khu vực Hà Nội đƣợc thực hiện theo Quyết định số

6 %

9 %

48 % 37 %

Nông nghiệp Ngành khác

493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005, Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 (sửa đổi bổ sung Quyết định số 493) của Thống đốc NHNN Việt Nam về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng; Quyết định số 636/QĐ-HĐQT-XLRR ngày 22/6/2007 của Hội đồng quản trị về quy định phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.

Bảng 2.4: Tình hình phân loại nợ tại NHNo&PTNT khu vực Hà Nội giai đoạn 2012 - 2014 Đơn vị tính: tỷ VND Chỉ tiêu 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014 - Tổng dƣ nợ 23.591 34.835 47.589 + Nợ đủ tiêu chuẩn – Nhóm 1 18.659 25.567 35.523 + Nợ cần chú ý – Nhóm 2 4.231 7.882 10.105

+ Nợ dƣới tiêu chuẩn - Nhóm 3 245 548 697

+ Nợ nghi ngờ - Nhóm 4 267 286 455

+ Nợ có khả năng mất vốn - Nhóm 5 189 552 809

Tổng dư nợ xấu 701 1.386 1.961

Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ 2,97% 3,98% 4,12%

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh NHNo&PTNT khu vực Hà Nội)

Trong cơ cấu phân loại nợ thì tỷ lệ nợ nhóm 1 và nợ nhóm 2 chiếm trên 95% tổng dƣ nợ tại các năm, còn lại là nợ từ nhóm 3 trở xuống.

Mặc dù, tỷ lệ nợ xấu có diễn biến theo chiều hƣớng xấu, tăng dần theo các năm. Nhƣng tỷ lệ nợ xấu của đối tƣợng khách hàng vẫn duy trì dƣới mức quy định 5%.

Về cơ cấu của từng nhóm nợ trong tổng dƣ nợ xấu cũng có sự khác biệt qua các năm. Năm 2014 thì dƣ nợ nhóm 5 lại chiếm tỷ trọng cao nhất trong

tổng dƣ nợ xấu. Trong năm 2014, nhiều tập đoàn, công ty lớn, công ty đa quốc gia đã phá sản, môi trƣờng kinh doanh còn nhiều khó khăn, do đó cần có sự theo dõi, quản lý chặt chẽ tỷ lệ nợ xấu để tránh dẫn đến khả năng mất vốn.

Biểu 2.6: Cơ cấu từng nhóm nợ trong tổng nợ xấu tại NHNo&PTNT khu vực Hà Nội giai đoạn 2012 - 2014

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh NHNo&PTNT khu vực Hà Nội)

2.3.2.2.Nguyên nhân phát sinh nợ xấu:

 Nguyên nhân khách quan:

- Nền kinh tế bị ảnh hƣởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, lạm phát gia tăng, nguồn vốn của ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Lãi suất huy động tăng mạnh, tƣơng ứng ngân hàng phải tăng lãi suất cho vay để đảm bảo thu chi. Do đó, ảnh hƣởng đến những dự án mà các doanh nghiệp đang triển khai, cũng nhƣ những dự án mới khó có thể đạt đƣợc tỷ suất lợi nhuận cao để đảm bảo trả lãi ngân hàng.

0% 20% 40% 60% 80% 100%

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

35% 40% 35% 38% 21% 23% 27% 39% 42% Nhóm 5 Nhóm 4 Nhóm 3

- Tình hình kinh tế biến động bất lợi, giá cả nguyên vật liệu tăng nhanh, ảnh hƣởng không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Sản phẩm sản xuất khó tiêu thụ, thị trƣờng xuất khẩu thu hẹp, một số mặt hàng giảm giá lớn nhƣ sắt thép, vật liệu xây dựng…trong lĩnh vực xuất khẩu thì nhiều doanh nghiệp không xuất khẩu hoặc xuất khẩu giá thấp nên thua lỗ nhƣ các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng tiêu dùng khác...

 Nguyên nhân chủ quan:

- Các khách hàng thƣờng có xu hƣớng sử dụng tiền nhàn rỗi đầu tƣ vào những thị trƣờng sinh lời nóng nhƣ bất động sản hoặc chứng khoán. Khi những thị trƣờng này biến động bất lợi thì những khoản đầu tƣ này thua lỗ nghiêm trọng, ảnh hƣởng đến luồng tiền, khả năng thanh khoản của doanh nghiệp.

- Tồn tại trong quá trình thẩm định, phê duyệt cho vay, giải ngân món vay nhất là các khoản vay thuộc thẩm quyền của chi nhánh và một số khoản vay đƣợc nâng quyền phán quyết nhƣ:

+ Chƣa đảm bảo tính pháp lý của dự án đầu tƣ.

+ Chƣa thẩm định kỹ năng lực tài chính, xác định tính khả thi của vốn tự có tham gia vào dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp không đảm bảo tỷ lệ vốn tự có theo quy định. + Không chấp hành điều kiện giải ngân của cấp có thẩm quyền phê duyệt khoản vay.

+ Chƣa bảo đảm về thủ tục bảo đảm tài sản, hồ sơ giải ngân chƣa đầy đủ, chƣa hợp lệ, giải ngân thiếu chứng từ gốc, cho vay chuyển tiền thanh toán lòng vòng...

+ Chƣa kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình sử dụng vốn vay, tình hình hoạt động của tài sản đảm bảo nhất là tài sản bảo đảm đƣợc hình thành trong tƣơng lai.

+ Định giá tài sản bảo đảm không đúng so với giá thực của tài sản bảo đảm, thủ tục bảo đảm tiền vay không đảm bảo, cho khách hàng mƣợn tài sản bảo đảm không thu hồi lại đƣợc…

- Với màng lƣới và quy mô tín dụng lớn, hệ thống kiểm tra, kiểm soát chƣa thực sự phát huy hiệu quả, vai trò kiểm tra, kiểm soát của Trụ sở chính còn hạn chế, tính kiểm soát, giám sát trong mỗi nghiệp vụ phát sinh tại chi nhánh còn nhiều bất cập. Việc kiểm tra nghiêm cán bộ vi phạm qua kiểm tra, thanh tra nên các sai sót vẫn tái phạm, tính kỷ luật trong việc chấp hành chế độ tín dụng chƣa cao.

- Trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng của một số lãnh đạo chi nhánh còn thiếu chặt chẽ. Lãnh đạo chi nhánh không thực hiện kiểm tra thực tế tại khách hàng và tài sản bảo đảm. Có trƣờng hợp vì che dấu tồn tại, giảm nợ xấu…nên đã vi phạm các qui định về cho vay, thực hiện cho vay đảo nợ trong một nhóm khách hàng.

- Công tác quản trị và đo lƣờng rủi ro của ngân hàng không tốt, đánh giá khá lạc quan về nền kinh tế cũng nhƣ phƣơng án kinh doanh của doanh nghiệp.

2.4. Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT khu vực Hà Nội vực Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn khu vực hà nội (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)