Phƣơng pháp nghiên cứu và thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của siêu thị co opmart vĩnh phúc (Trang 44)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu và thu thập thông tin

2.2.1 Phƣơng pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp

Phƣơng pháp dữ liệu thứ cấp đƣợc sử dụng để thu thập những dữ liệu đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Co.opmart Vĩnh Phúc qua các tiêu chí, yếu tố ảnh hƣởng. Dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ bên ngoài nhƣ từ các bài báo tạp chí chuyên ngành, internet, sách, các tổ chức kinh tế, các cơ quan nghiên cứu, các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài và các tài liệu, báo cáo nội bộ nhƣ quá trình hình thành và phát triển, các báo cáo tài chính, báo cáo nhân sự, báo cáo marketing, báo cáo nghiên cứu, điều tra thị trƣờng…thông qua các bộ phận của Co.opmart Vĩnh Phúc giai đoạn từ 2012 - 2014.

2.2.2 Phƣơng pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Trên cơ sở lý thuyết về các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của siêu thị đã trình bày tại bảng 1.1 (chƣơng 1), tác giả sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn để làm rõ hơn, thu thập thông tin sâu hơn về các tiêu chí và các yếu tố ảnh hƣởng cơ

bản nhằm mang đến cái nhìn khách quan, toàn diện hơn về năng lực cạnh tranh của Co.opmart Vĩnh Phúc hiện nay.

Việc phỏng vấn, tham khảo ý kiến chuyên gia bắt đầu bằng việc lập danh sách phỏng vấn là các chuyên gia hiểu biết về ngành hoặc có ảnh hƣởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của Co.opmart Vĩnh Phúc. Bao gồm 7 chuyên gia nội bộ của Co.opmart Vĩnh Phúc là: Giám đốc, phó giám đốc hàng thực phẩm, phó giám đốc hàng phi thực phẩm, tổ trƣởng marketing, tổ trƣởng thu ngân, tổ trƣởng kế toán và nhân viên chất lƣợng.

Nội dung phỏng vấn là đề nghị các chuyên gia đƣa ra nhận định về tầm quan trọng của các tiêu chí từ đó xác định trọng số cho từng tiêu chí. Các bƣớc thực hiện cụ thể nhƣ sau:

 Bƣớc 1: Xác định các tiêu chí, yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của siêu thị (bảng 1.1)

 Bƣớc 2: Phỏng vấn, tham khảo ý kiến 07 chuyên gia. Các chuyên gia đƣợc đề nghị xác định số điểm theo mức độ quan trọng từ ít đến nhiều (từ 1 đến 5) của các chỉ tiêu đối với các siêu thị trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. Điểm quan trọng của mỗi yếu tố bằng tổng của số điểm mỗi mức nhân với tổng số ngƣời chọn mức đó. Tính trọng số cho mỗi yếu tố bằng cách chia số điểm của yếu tố đó cho tổng số điểm của các yếu tố và đƣợc làm tròn đến 3 số thập phân.

Kết quả đánh giá của các chuyên gia cho rằng có 14 chỉ tiêu có tầm ảnh hƣởng nhất đến năng lực cạnh tranh của siêu thị và trọng số của từng chỉ tiêu nhƣ tại bảng 2.1

Nhƣ vậy, thứ tự về tầm quan trọng của các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của siêu thị là: thứ nhất là khả năng cạnh tranh về giá với trọng số về tầm quan trọng là 0,087; thứ hai là khả năng nắm bắt thông tin có trọng số là 0,084 và cuối cùng là quy mô siêu thị có trọng số là 0,056. (Nội dung phỏng vấn, tham khảo ý kiến chuyên gia xem tại phụ lục 2; kết quả tính toán mức độ quan trọng của các chỉ tiêu xem tại phụ lục 5). Nhóm 14 chỉ tiêu này đƣơc dùng để làm căn cứ đánh giá

Bảng 2.1 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của siêu thị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và mức độ quan trọng (trọng số) của các chỉ tiêu

STT Các chỉ tiêu đánh giá Mức độ quan trọng

1 Quy mô siêu thị 0,056

2 Khả năng quản lý điều hành 0,069

3 Trình độ, chất lƣợng nguồn nhân lực 0,061

4 Sức mạnh tài chính 0,071

5 Khả năng đảm bảo nguồn hàng 0,064

6 Thị phần 0,066

7 Uy tín thƣơng hiệu 0,079

8 Khả năng cạnh tranh về giá 0,087

9 Chủng loại sản phẩm đa dạng 0,081

10 Chất lƣợng sản phẩm cao 0,074

11 Dịch vụ chăm sóc khách hàng 0,071

12 Quảng cáo và xúc tiến bán hàng 0,076

13 Cách thức trƣng bày sản phẩm 0,061

14 Khả năng nắm bắt thông tin 0,084

Tổng cộng 1,00

(Nguồn: Tổng hợp ý kiến chuyên gia) Tính đến tháng 8/2014, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 10 siêu thị đạt hạng. Tuy nhiên, qua trao đổi thảo luận với chuyên gia Hoàng Long (Giám đốc siêu thị Co.opmart Vĩnh Phúc), và kết luận chỉ có siêu thị BigC Vĩnh Phúc chiếm gần 50% thị phần thị trƣờng là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của siêu thị Co.opmart Vĩnh Phúc.

Dựa trên hệ thống 14 chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của siêu thị đã nêu tại bảng 2.1, tác giả nhận thấy một số chỉ tiêu các chuyên gia nội bộ (những ngƣời bên trong siêu thị Co.opmart Vĩnh Phúc) sẽ đánh giá rất tốt; một số tiêu chí khác các chuyên gia bên ngoài (khách hàng mua hàng ở 2 siêu thị) sẽ đánh giá tốt hơn. Do vậy, tác giả sẽ chia 14 chỉ tiêu này thành 02 nhóm tƣơng ứng với 02 bảng câu hỏi. Một bảng câu hỏi lấy ý kiến của các chuyên gia bên trong siêu thị (Phụ lục 3); một bảng câu hỏi dùng để điều tra khách hàng của 2 siêu thị (Phụ lục 4).

- Hình thức điều tra: phỏng vấn trực tiếp và qua điện thoại, email. - Thời gian điều tra: tháng 11, 12 năm 2015.

- Cách thức đo lƣờng: Áp dụng loại thang đo Likert 5 - Số lƣợng phiếu:

+ Số lƣợng phiếu gửi đến các chuyên gia là 07 phiếu + Số lƣợng phiếu gửi đến khách hàng là 120 phiếu

- Tổng số phiếu thu về hợp lệ: 07 phiếu chuyên gia và 120 phiếu khách hàng - Xử lý số liệu: dùng phƣơng pháp thống kê, xử lý bằng excel

- Các bƣớc thực hiện cụ thể nhƣ sau:

+ Bƣớc 1: Phỏng vấn ý kiến của chuyên gia nội bộ và khách hàng. Các chuyên gia và khách hàng đƣợc đề nghị xác định số điểm theo mức độ quan trọng từ ít đến nhiều (từ 1 đến 5) của các chỉ tiêu. Tổng điểm của mỗi yếu tố bằng số điểm mỗi mức nhân với tổng số ngƣời chọn mức đó.

+ Bƣớc 2: Tính điểm số trung bình phản ánh năng lực cạnh tranh của từng yếu

tố theo công thức: X =( )/n (trong đó Fi là số ngƣời chọn mức i; Xi là

điểm số phân loại của tiêu chí i; n là tổng số phiếu: chuyên gia n=7, khách hàng n=120).

+ Bƣớc 3: Đƣa kết quả ở bƣớc 2 vào ma trận hình ảnh cạnh tranh để so sánh năng lực cạnh tranh của Co.opmart Vĩnh Phúc với đối thủ cạnh tranh là BigC Vĩnh Phúc.

mỗi chỉ tiêu nhân với số điểm trung bình của mỗi chỉ tiêu. Tổng điểm có trọng số của các chỉ tiêu chính là điểm phản ánh năng lực cạnh tranh của mỗi siêu thị.

- Nội dung phỏng vấn, thao khảo ý kiến chuyên gia, khách hàng (phụ lục 3,4) - Kết quả tính toán (phụ lục 6, 7)

2.3 Phƣơng pháp phân tích, xử lý 2.3.1 Phƣơng pháp thống kê

Dùng để thống kê các số liệu thu thập đƣợc (giai đoạn 2012 - 2014) từ nội bộ để rút ra những điểm mạnh, yếu và từ bên ngoài để thấy đƣợc những cơ hội, thách thức, tổng hợp, số hóa và biểu diễn bằng đồ thị, bảng biểu nhằm phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Co.opmart Vĩnh Phúc. Phƣơng pháp này cũng dùng để thống kê các câu trả lời của các chuyên gia tham gia phỏng vấn.

2.3.2 Phƣơng pháp so sánh, phân tích, tổng hợp

So sánh, đối chiếu sự biến đổi số liệu, chỉ tiêu của hiện tại với trong quá khứ thông qua tính toán các tỷ số, sự khác nhau giữa công ty và các đối thủ cạnh tranh về các tiêu chí, các yếu tố... làm cơ sở phân tích, đánh giá các số liệu, tổng hợp những mặt yếu, mạnh, cơ hội, nguy cơ làm căn cứ đề xuất giải pháp năng lực cạnh tranh của Co.opmart Vĩnh Phúc.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SIÊU THỊ CO.OPMART VĨNH PHÚC

3.1 Tổng quan về siêu thị Co.opmart Vĩnh Phúc 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Siêu thị Co.opmart Vĩnh Phúc đƣợc thành lập ngày 31/12/2011, nằm trong trung tâm thƣơng mại Soiva Plaza, phƣờng Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên, là sự tiếp nối của sự phát triển mạng lƣới hệ thống siêu thị Co.opmart của Saigon Co.op trên toàn quốc. Đây là siêu thị Co.opmart đầu tiên trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và thứ 56 trên cả nƣớc.

Với diện tích kinh doanh 4.000 m2, cung cấp cho khách hàng hơn 30.000 mặt hàng thuộc các nhóm hàng công nghệ, chế biến, đông lạnh,… Ngoài khu vực tự chọn, Co.opmart Vĩnh Phúc còn bao gồm nhiều loại hình kinh doanh khác nhƣ: Khu vui chơi thiếu nhi, ẩm thực, cửa hàng thức ăn nhanh, khu kinh doanh thời trang và các dịch vụ tiện ích.

Bƣớc đầu thành lập, siêu thị gặp không ít những khó khăn, trình độ kỹ thuật chuyên môn và công tác quản lý chƣa đƣợc tốt, tuy nhiên siêu thị Co.opmart Vĩnh Phúc vẫn đáp ứng đầy đủ và tốt đối với nhu cầu tiêu dùng của ngƣời dân. Các loại hàng hóa và sản phẩm có chất lƣợng cao đều đƣợc đƣa đến tay ngƣời tiêu dùng.

Qua những bƣớc đầu khó khăn, giờ đây siêu thị Co.opmart Vĩnh Phúc đang dần hoàn thiện và đang trên đà phát triển. Siêu thị Co.opmart Vĩnh Phúc đang trở thành địa điểm mua sắm thu hút khách hàng, đây là địa điểm đáng tin cậy của ngƣời tiêu dùng tại thị trƣờng thành phố Vĩnh Yên, góp phần quan trọng trong mạng lƣới bán lẻ của tỉnh, tham gia bình ổn thị trƣờng.

3.1.2 Cơ cấu tổ chức

Để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình, siêu thị Co.opmart Vĩnh Phúc đã xây dựng bộ máy tổ chức theo cơ cấu gọn nhẹ; với bộ máy này, siêu thị sẽ tiết kiệm đƣợc chi phí và thông tin đƣợc truyền đi nhanh, chính xác, luôn bám sát xử lý

nhanh chóng biến động thị trƣờng tạo ra sự năng động tự chủ trong kinh doanh và sử dụng tối đa năng lực của từng cá nhân tạo nên một ê kíp làm việc có hiệu quả. * Ban giám đốc gồm có:

Giám đốc: Là ngƣời đứng đầu chi nhánh siêu thị tại Vĩnh Phúc, chịu trách nhiệm về tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh, và chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật. Đƣa ra các quyết định cuối cùng và có giá trị cao nhất giúp các hoạt động của chi nhánh đƣợc thông suốt.

Phó Giám đốc:

- Tham mƣu cho Giám đốc chi nhánh, báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh, kế hoạch cho Giám đốc.

- Đƣợc quyền thay mặt giám đốc ký kết các hợp đồng mua bán hàng hoá và các hợp đồng kinh tế khác khi có sự uỷ quyền.

* Tổ hỗ trợ bán: bao gồm các tổ Thu ngân, Bảo vệ, Văn phòng

- Tổ Văn phòng bao gồm các bộ phận: hành chính, kế toán, bảo trì, marketing. - Tổ Thu ngân: có nhiệm vụ chính là tính tiền cho khách hàng, tƣ vấn cho khách hàng về quyền lợi và các dịch vụ của siêu thị, kết hợp với các bộ phận khác thực hiện các chƣơng trình khuyến mãi của siêu thị.

- Tổ Bảo vệ: có nhiệm vụ chính là bảo vệ tài sản của đơn vị và khách hàng khi đi mua sắm, kết hợp với các bộ phận khác thực hiện các chƣơng trình khuyến mãi. * Các ngành hàng

Bao gồm 5 ngành hàng: ngành hàng thực phẩm tƣơi sống chế biến và nấu chín; thực phẩm công nghệ và đông lạnh; ngành hàng may mặc; ngành hàng đồ dùng; ngành hàng hoá mỹ phẩm và 1 quầy bánh mỳ

- Tổ thực phẩm tƣơi sống chế biến và nấu chín: tìm kiếm nguồn hàng đảm bảo chất lƣợng an toàn vệ sinh thực phẩm nhƣ cá, thịt, rau, trái cây,... quản lý số lƣợng sản phẩm, thiết lập cách trƣng bày sản phẩm trên quầy kệ, giải đáp thắc mắc của khách hàng về ngành thực phẩm tƣơi chế biến và nấu chín.

- Tổ thực phẩm công nghệ và đông lạnh: tìm kiếm nguồn hàng đạt chất lƣợng cao nhƣ bột ngọt, dầu ăn, nƣớc ngọt, sữa, sản phẩm đóng hộp, sản phẩm đông lạnh,.. quản lý số lƣợng sản phẩm, thiết lập cách trƣng bày sản phẩm trên quầy kệ, giải đáp thắc mắc của khách hàng về ngành hàng thực phẩm công nghệ và thực phẩm đông lạnh.

- Tổ may mặc (sản phẩm mềm): tìm kiếm nguồn hàng nhƣ quần áo, khăn, tất,... quản lý số lƣợng sản phẩm, thiết lập cách trƣng bày sản phẩm trên quầy kệ, giải đáp thắc mắc của khách hàng về ngành hàng may mặc.

- Tổ đồ dùng (sản phẩm cứng): tìm kiếm nguồn hàng nhƣ tô, chén, dĩa kiểu bằng gốm, sứ, thủy tinh, pha lê, bình hoa, bộ ly,.. quản lý số lƣợng sản phẩm thiết lập cách trƣng bày sản phẩm trên quầy kệ, giải đáp thắc mắc của khách hàng về ngành hàng đồ dùng.

- Tổ hóa mỹ phẩm: tìm kiếm nguồn hàng nhƣ bột giặt. nƣớc xả, dầu gội,.. quản lý số lƣợng sản phẩm, thiết lập cách trƣng bày sản phẩm trên quầy kệ, giải đáp thắc mắc của khách hàng về ngành hàng hóa phẩm.

(Nguồn: Bộ phận hành chính – nhân sự) Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức Co.opmart Vĩnh Phúc Giám đốc Bộ phận hỗ trợ bán Phó giám đốc thực phẩm Phó giám đốc phi thực phẩm Tổ văn phòng Tổ bảo vệ Tổ thu ngân Tổ thực phẩm tƣơi sống chế biến và nấu chín Tổ thực phẩm công nghệ và đông lạnh Tổ ngành hàng may mặc Tổ ngành hàng đồ dùng Tổ ngành hàng hóa mỹ phẩm

3.1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua 3 năm 2012 – 2014 Bảng 3.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ 2012 – 2014 Bảng 3.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ 2012 – 2014

Đơn vị: tỷ đồng Năm Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh 2013/2012 So sánh 2014/2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng doanh thu 126,27 134,38 139,8 8,11 6,42 5,42 4.03 Giá vốn hàng bán 111,49 117,69 121,9 6,2 5,56 4,21 3,58 Lãi gộp 14,78 16,69 17,9 1,91 12,92 1,21 7,25 Chi phí 14,32 16,13 17,27 1,81 12,64 1,14 7,07

Lợi nhuận trƣớc thuế 0,46 0,56 0,63 0,10 21,74 0,07 12,5

Thuế TNDN 0,115 0,14 0,158 0,025 21,74 0,018 12,86

Lợi nhuận thuần 0,345 0,42 0,473 0,075 21,74 0,053 12,62

(Nguồn: Bộ phận Kế toán)

Qua bảng 3.1 ta thấy:

Doanh thu của siêu thị qua các năm 2012, 2013, 2014 có xu hƣớng tăng, cao nhất là năm 2014 đạt 139,8 tỷ đồng và thấp nhất là năm 2012 với 126,27 tỷ đồng. Tổng doanh thu năm 2013 so với năm 2012 tăng 8,11 tỷ đồng tƣơng ứng với tỷ lệ 6,42 . Tổng doanh thu năm 2014 so với 2013 tăng 4,03 tƣơng ứng với số tiền là 5,42 tỷ đồng. Do siêu thị đã tiến hành lựa chọn các mặt hàng kinh doanh phù hợp với nhu cầu thị hiếu của ngƣời tiêu dùng trên thị trƣờng, loại bỏ hoặc thay thế những mặt hàng kinh doanh kém hiệu quả. Đồng thời mở rộng tìm kiếm các nguồn cung ứng hàng hoá và tiến hành mua hàng tận nguồn.

Lãi gộp của siêu thị năm 2012 là 14,78 tỷ đồng, năm 2013 là 16,69 tỷ đồng tăng 1,91 tỷ đồng tƣơng ứng với tỉ lệ 12,92 so với năm 2012. Năm 2014, lãi gộp là 17,9 tỷ đồng tăng 1,21 tỷ đồng so với năm 2013 tƣơng ứng với tỉ lệ 7,25 . Nhƣ vậy hoạt động kinh doanh của siêu thị đã đạt kết quả tốt hơn. Tuy doanh thu của năm 2014 không tăng đáng kể, nhƣng lãi gộp của công ty vẫn tăng khá, nhƣ vậy thấy rõ hiệu quả của sự cố gắng của toàn thể siêu thị trong việc tìm ra giải pháp kinh doanh phù hợp với tình hình kinh doanh hiện tại.

Lợi nhuận thuần là khoản lợi nhuận mà siêu thị có đƣợc sau khi trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho Nhà nƣớc. Nhìn vào bảng 3.1 ta thấy, năm 2014 lợi nhuận thuần của siêu thị đạt cao nhất là 473 triệu đồng, năm 2012 đạt thấp nhất là 345 triệu đồng. Có thể nguyên nhân là do năm 2012 siêu thị mới bắt đầu đi vào hoạt động nên viêc tiếp cận với ngƣời tiêu dùng còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, năm 2012 nền kinh tế khó khăn, khách hàng giảm chi tiêu nên lợi nhuận của siêu thị đạt ở mức thấp.

3.2 Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của siêu thị Co.opmart Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của siêu thị co opmart vĩnh phúc (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)