1.4.1 Môi trƣờng vĩ mô
1.4.1.1 Môi trường tự nhiên
Các điều kiện tự nhiên luôn luôn ảnh hƣởng đến cuộc sống của con ngƣời, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và siêu thị nói riêng. Điều kiện tự nhiên bao gồm các yếu tố: vị trí địa lý, khí hậu, đất đai, môi trƣờng sinh thái, tài nguyên khoáng sản… Để chủ động đối phó với các tác động của yếu tố tự nhiên,các siêu thị phải tính đến các yếu tố tự nhiên có liên quan thông qua các hoạt động phân tích, dự báo của bản thân siêu thị và đánh giá của các cơ quan chuyên môn.
1.4.1.2 Môi trường kinh tế
Môi trƣờng kinh tế có vai trò hàng đầu và có ảnh hƣởng quyết định đến hoạt động kinh doanh của mọi siêu thị. Nếu nền kinh tế trong nƣớc và kinh tế quốc tế tăng trƣởng cao sẽ làm tăng thu nhập của hộ gia đình và doanh nghiệp, dẫn đến tăng khả năng thanh toán cho nhu cầu tiêu dùng và nhu cầu đầu tƣ. Thị trƣờng của siêu thị sẽ đƣợc mở rộng, áp lực cạnh tranh giảm, siêu thị sẽ có điều kiện mở rộng quy mô kinh doanh, thu đƣợc nhiều lợi nhuận hơn. Khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, nó sẽ tác động đến khả năng cạnh tranh của siêu thị theo hƣớng ngƣợc lại, làm cho thị trƣờng bị thu hẹp và áp lực cạnh tranh lớn hơn, siêu thị có nguy cơ bị giảm lợi nhuận, thua lỗ.
1.4.1.3 Môi trường chính trị, pháp luật
Chính trị, luật pháp bao gồm các yếu tố chính sách của chính phủ, hệ thống pháp luật, hệ thống quản lý hành chính, cấu trúc chính trị...các nhân tố này ngày càng ảnh hƣởng lớn, có thể cản trở hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của siêu thị. Sự ổn định về chính trị, nhất quán về quan điểm, chính sách, rõ ràng về thể chế, luật...là cơ sở để đảm bảo sự thuận lợi, bình đẳng trong cạnh tranh giữa các siêu thị. Trong xu thế toàn cầu hiện nay, mối liên hệ giữa chính trị và kinh doanh không chỉ diễn ra trên bình diện quốc gia mà còn thể hiện trong các quan hệ quốc tế.
1.4.1.4 Môi trường văn hóa – xã hội
Bao gồm dân số, tôn giáo, phong tục tập quán, văn hóa… có ảnh hƣởng rất lớn đến cơ cấu của nhu cầu thị trƣờng. Siêu thị phải nắm bắt đƣợc các yếu tố văn hóa – xã hội mới có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu và thị hiếu của ngƣời tiêu dùng. Mỗi một sự thay đổi của các lực lƣợng văn hóa có thể tạo ra một ngành kinh doanh mới nhƣng cũng có thể xóa đi một ngành kinh doanh.
1.4.1.5 Môi trường khoa học công nghệ
Là nhân tố có ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của siêu thị. Các yếu tố công nghệ thƣờng biểu hiện nhƣ phƣơng pháp sản xuất mới, các bí quyết, các
công nghệ phát triển, các siêu thị có điều kiện ứng dụng các thành tựu của công nghệ để tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lƣợng cao hơn sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển kinh doanh. Tuy nhiên, nó cũng có thể đem đến cho siêu thị nguy cơ tụt hậu, giảm năng lực cạnh tranh nếu siêu thị không đổi mới, bắt kịp công nghệ.
1.4.2 Môi trƣờng vi mô
Các yếu tố thuộc môi trƣờng ngành có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động cạnh tranh của siêu thị. Michael Porter đƣa ra mô hình 5 áp lực cạnh tranh dƣới đây:
(Nguồn [10, tr.48])
Hình 1.1 Mô hình 5 lực lƣợng cạnh tranh của Michael Porter
1.4.2.1 Đối thủ cạnh tranh trong ngành
Là cạnh tranh giữa các đối thủ đang hoạt động trong cùng một ngành nghề trên cùng khu vực thị trƣờng. Mức độ cạnh tranh trong ngành sẽ trở nên khốc liệt
CÁC ĐỐI THỦ TIỀM NĂNG NHÀ CUNG ỨNG KHÁCH HÀNG SẢN PHẨM THAY THẾ CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRONG NGÀNH
Cuộc cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại
Nguy cơ đe dọa từ những ngƣời mới vào cuộc
Quyền lực thƣơng lƣợng của ngƣời mua Quyền lực thƣơng lƣợng của nhà cung ứng
Nguy cơ đe dọa từ các sản phẩm và dịch vụ thay thế
-Các đối thủ cạnh tranh có quy mô và sức cạnh tranh cân bằng nhau
-Quy mô thị trƣờng nhỏ và thị trƣờng tăng trƣởng thấp
-Rào cản rút lui khỏi ngành kinh doanh cao
-Sự khác biệt về sản phẩm giữa các doanh nghiệp trong ngành thấp
-Chi phí cố định cao
1.4.2.2 Đối thủ tiềm ẩn
Mức độ cạnh tranh trong tƣơng lai bị chi phối bởi nguy cơ xâm nhập của các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Nguy cơ này phụ thuộc vào các rào cản gia nhập ngành thể hiện qua phản ứng của các đối thủ cạnh tranh hiện có. Siêu thị phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn ở mức độ cao trong các điều kiện:
-Chi phí gia nhập ngành kinh doanh thấp
-Chi phí sản xuất không giảm theo quy mô và theo kinh nghiệm sản xuất
-Các kênh phân phối hiện tại và các kênh mới xây dựng dễ thâm nhập
-Khác biệt hóa giữa các siêu thị thấp
-Còn nhiều lỗ hổng hay những khoảng trống trên thị trƣờng cho các loại hình
phân phối bán lẻ mới
- Các rào cản có thể thay đổi khi điều kiện thực tế thay đổi.
1.4.2.3 Khách hàng
Trên góc độ cạnh tranh, khách hàng thƣờng gây sức ép đối với các siêu thị cung ứng sản phẩm cho mình khi có điều kiện. Họ thƣờng đòi giảm giá hay nâng cao chất lƣợng sản phẩm, cung cấp nhiều dịch vụ và nhiều dịch vụ miễn phí hơn. Siêu thị sẽ gặp khó khăn trong kinh doanh trên thị trƣờng trong trƣờng hợp:
- Các nguồn cung cấp thay thế rất sẵn có.
- Chi phí chuyển đổi khách hàng cao hay chi phí chuyển đổi nhà cung cấp của khách hàng thấp.
Khách hàng của các siêu thị là khách hàng tiêu dùng. Căn cứ vào nhu cầu của khách hàng nhƣ thói quen, tâm lý, thị hiếu… siêu thị đƣa ra các quyết định tổ chức cung ứng dịch vụ theo các phƣơng thức phục vụ khác nhau; không chỉ đơn giản là đáp ứng tốt nhu cầu khi khách hàng cần, mà cần phải để khách hàng thấy đƣợc các sản phẩm cung cấp có xuất xứ rõ ràng, có đầy đủ thông tin, đảm bảo chất lƣợng và phải đƣợc phục vụ một cách tốt nhất có thể. Giữ đƣợc khách hàng là một yếu tố thể hiện năng lực cạnh tranh của mỗi siêu thị.
1.4.2.4 Nhà cung cấp
Nhà cung cấp đối với siêu thị đóng vai trò nhƣ đầu vào của hệ thống kênh phân phối. Để đảm bảo việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng, siêu thị phải chủ động đƣợc nguồn cung ứng hàng hóa từ nhà cung cấp về giá cả, số lƣợng, chủng loại, chất lƣợng, mẫu mã. Nhà cung cấp cho siêu thị có thể là nhà sản xuất, nhà bán buôn. Giữa nhà cung cấp và siêu thị thƣờng diễn ra các cuộc thƣơng lƣợng về giá cả, chất lƣợng và thời gian giao hàng. Nhà cung cấp có nhiều cách để tác động đến khả năng thu lợi nhuận của các siêu thị nhƣ chậm thời gian giao hàng nhằm tạo ra sự khan hiếm hàng hóa trong lƣu thông để nâng giá. Xây dựng mối quan hệ với nhà cung cấp có ý nghĩa đảm bảo về sự chủ động nguồn hàng hóa, chất lƣợng hàng hóa để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
1.4.2.5 Sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến quá trình tiêu thụ sản phẩm của siêu thị. Càng nhiều loại sản phẩm thay thế xuất hiện bao nhiêu thì sức ép cạnh tranh lên siêu thị càng lớn bấy nhiêu.
Sản phẩm thay thế ở đây là các cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi và các chợ truyền thống.
Để có thể cạnh tranh đƣợc với các sản phẩm thay thế, siêu thị phải chú ý đến các vấn đề: đầu tƣ đổi mới công nghệ, chất lƣợng sản phẩm, các giải pháp khác biệt hóa sản phẩm, giá cả hàng hóa cũng nhƣ trong từng giai đoạn phải biết tìm và rút về phân đoạn thị trƣờng hay thị trƣờng ngách phù hợp.