Một số vấn đề khác có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 94 - 98)

Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH

2.2.6. Một số vấn đề khác có liên quan

2.2.6.1. Những tồn tại, hạn chế trong phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình

- Công tác tuyên truyền dù đã được triển khai với nhiều hoạt động, tuy nhiên chưa thực sự đi sâu, sát đến từng địa bàn dân cư, giúp người dân hiểu được các nội dung mới của Luật, nhất là các quy định liên quan đến BHYT theo hộ gia đình.

- Người tham gia BHYT theo hộ gia đình, theo quy định mọi thành viên trong gia đình phải tham gia (trừ những người đã có thẻ BHYT).

- Số người tham gia BHYT hộ gia đình tuy có tăng nhưng còn quá thấp so với tiềm năng và chưa đạt được mục tiêu đề ra theo kế hoạch phát triển đối tượng.

- Hoạt động của các Đại lý thu hệ thống Bưu điện, Đại lý thu tại địa bàn các xã mặc dù đã được mở rộng nhưng cũng chưa thực sự chủ động tiếp cận, phát triển đối tượng, một số còn máy móc, thiếu kiến thức, kinh nghiệm; một số nhân viên Đại lý thu chưa mặn mà trong công tác vận động, khai thác phát triển đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình do mức chi thù lao còn thấp.

- Người dân tham gia BHYT hộ gia đình đa số là những người mắc bệnh mãn tính, có nhu cầu KCB cao, nên thu luôn luôn thấp hơn chi KCB, Quỹ BHYT luôn nguy cơ tiềm ẩn mất cân đối.

2.2.6.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

- Cấp uỷ đảng, chính quyền một số nơi chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách BHYT một cách quyết liệt, chưa đánh giá đúng vai trò, ý nghĩa của chính sách BHYT.

- Sự phối hợp giữa cơ quan BHXH - ngành Y tế - cơ sở KCB và một số đơn vị liên quan để thực hiện chính sách BHYT trên địa bàn chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao. Khả năng đáp ứng và tiếp cận dịch vụ y tế chưa đáp ứng

nhu cầu người tham gia BHYT. Chất lượng KCB của một số cơ sở y tế, nhất là Trạm y tế xã, chưa thực sự đáp ứng nhu cầu và sự hài lòng của người bệnh, nên ảnh hưởng đến việc KCB ban đầu tại tại Trạm Y tế.

- Luật BHYT và các văn bản quy phạm pháp luật về BHYT chưa hoàn chỉnh, còn nhiều vấn đề bất cập chưa được sửa đổi bổ sung kịp thời, nên khó khăn trong triển khai thực hiện.

- Nhận thức, hiểu biết về chính sách BHYT của người dân chưa cao và có tính ỷ lại vào chính sách của Nhà nước hỗ trợ của người dân. Do vậy việc chấp hành pháp luật BHYT còn hạn chế, chưa thấy được trách nhiệm, quyền lợi lâu dài khi tham BHYT.

- Người dân tham gia BHYT còn mang tính đối phó, trong hộ gia đình chỉ tham gia cho người có vấn đề sức khỏe, thường xuyên ốm đau, người trẻ, khỏe ít tham gia. Một phần do mức thu nhập người dân còn thấp, không đủ khả năng tham gia hết những người trong gia đình cùng một lúc.

- Ngân sách của tỉnh còn hạn hẹp nên chưa có chính sách hỗ trợ kinh phí đóng cho đối tượng này tham gia.

- Chưa có chế tài đủ mạnh để bắt buộc hộ gia đình phải tham gia BHYT.

Từ thực trạng tham gia BHYT hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong thời gian qua cho thấy công tác quản lý, tổ chức thực hiện về cơ bản đã thực hiện tốt, nhất là kể từ năm 2015 khi Luật BHYT sửa đổi lần đầu đã quy định đối tượng này phải tham gia BHYT bắt buộc (trước đây là BHYT tự nguyện), tỷ lệ giảm trừ mức đóng cũng được nâng lên và quyền lợi được đảm bảo hơn, thể hiện rõ chủ trương vì mục đích an sinh xã hội.

Tóm lại, để thực hiện thành công bao phủ BHYT toàn dân thì cần phải tập trung các giải pháp vận động được các hộ gia đình tham gia BHYT. Và muốn vậy thì cơ chế chính sách áp dụng cho nhóm đối tượng này phải linh

hoạt, tuyên truyền để người dân hiểu rõ được quyền lợi khi tham gia BHYT trước mắt cũng như lâu dài cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội.

Tiểu kết chương 2

Chương 2 của luận văn đề cập đến những vấn đề sau đây:

Thứ nhất, luận văn đã nêu lên thực trạng về công tác QLNN về BHYT hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Thứ hai, luận văn tập trung phân tích thực trạng QLNN về BHYT hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, nêu các được những kết quả được và những hạn chế, bất cập của QLNN về BHYT hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập đó.

Trên đây là các cơ sở để xác định phương hướng và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với BHYT hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Chương 3:

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)