Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH
1.2. Quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế hộ gia đình
1.2.2. Nội dung phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình
1.2.2.1. Phát triển về số lượng người tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình
Trong mục tiêu, lộ trình tiến tới BHYT toàn dân thì việc mở rộng và phát triển đối tượng tham gia BHYT là điều kiện quan trọng để thực hiện.
Mở rộng và phát triển đối tượng tham gia BHYT là một quá trình từ ban hành và triển khai thực thi cơ chế chính sách về BHYT của nhà nước, thực hiện các giải pháp tạo động lực thúc đẩy người dân tham gia BHYT nhằm làm gia tăng số người, số nhóm đối tượng tham gia BHYT thông qua nhiều phương thức tham gia, đóng góp….
Như vậy phát triển về số lượng người tham gia BHYT được thực hiện trên cơ sở tăng về số lượng, tỷ lệ đảm bảo người tham gia BHYT trong từng
nhóm đối tượng, đảm bảo đối với các nhóm tham gia BHYT bắt buộc đạt 100% số người tham gia, đối với nhóm đối tượng hiện tại đang tham gia BHYT hộ gia đình cần tiếp tục phân nhóm để đưa dần vào nhóm tham gia BHYT bắt buộc theo lộ trình đồng thời xã hội hóa BHYT tự nguyện nhằm đảm bảo đến năm 2020 toàn quốc có trên 90% dân số tham gia BHYT.
Theo quy định của Luật BHYT, từ ngày 01/01/2014 toàn dân có trách nhiệm tham gia BHYT (trừ các đối tượng thuộc lực lượng quốc phòng sẽ thực hiện cơ chế tài chính khác), từ ngày 01/01/2015 hộ gia đình khi tham gia BHYT thì phải tham gia 100% thành viên. Mặc dù Luật quy định bắt buộc nhưng cũng không thể bao phủ ngay được 100% với các nhóm, nhất là khu vực lao động tự do, đối tượng phải đóng toàn bộ mức đóng BHYT. Trong các nhóm đối tượng trên thì chỉ có nhóm 2, nhóm 3 thực hiện tham gia BHYT đạt 100%, do nguồn đóng BHYT được lấy toàn bộ từ NSNN và quỹ BHXH, đối tượng chỉ hưởng dịch vụ BHYT mà không phải đóng BHYT. Các nhóm còn lại, với nhiều lý do khác nhau nhưng nhìn chung chủ yếu là do cá nhân hoặc tổ chức phải chi trả tiền để đóng BHYT do đó tỷ lệ tham gia của các nhóm này chưa bao giờ đạt 100%. Như vậy phát triển về số lượng người tham gia BHYT phải tập trung phát triển đối tượng thuộc các nhóm 1, 4 và 5.
- Những điều kiện cơ bản để thực hiện mở rộng và phát triển đối tượng tham gia BHYT đạt kết quả tốt đó là:
Trước hết là điều kiện về kinh tế, kinh tế phát triển ổn định, thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện, đảm bảo chi trả cho các chi phí sinh hoạt thiết yếu nhất, phần thu nhập còn lại là nguồn tài chính để người dân tham gia đóng BHYT đây là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHYT đối với nhóm đối tượng không được hỗ trợ nguồn đóng BHYT. Mặt khác nguồn NSNN và quỹ BHXH đảm bảo được cho việc đóng BHYT đối với các đối tượng được hỗ trợ đóng BHYT đáp ứng nhu cầu chi trả
chi phí KCB bệnh của các đối tượng tham gia BHYT tạo niềm tin cho người dân tham gia đóng BHYT. Ngoài ra, khi thu nhập của người dân tăng lên, chất lượng cuộc sống tốt hơn sẽ làm tăng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Như vậy điều kiện tiên quyết để mở rộng và phát triển đối tượng tham gia BHYT là “thu nhập bình quân đầu người” phải lớn hơn “mức chi phí sinh hoạt thiết yếu bình quân” để đạt mức sống tối thiểu.
- Điều kiện về xã hội, trước hết là văn hóa và nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của BHYT, điều này sẽ là thúc đẩy người dân nâng cao ý thức về bảo vệ chăm sóc sức khỏe, khi đạt được điều kiện cần thiết người dân sẽ tự nguyên tham gia BHYT để đáp ứng nhu cầu bảo vệ chăm sóc sức khỏe. Bên cạnh đó, hệ thống truyền thông về y tế, sức khỏe và sự tham gia vận động của các tổ chức chính trị - xã hội sẽ góp phần thay đổi thói quen KCB bằng nguồn tài chính cá nhân thành KCB bằng nguồn tài chính từ BHYT, hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển về số lượng người tham gia BHYT.
- Quyết tâm của Chính phủ về thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân là tổng hợp các hệ thống cơ chế chính sách về y tế của Chính phủ, giải pháp từ ban hành cơ chế chính sách, tổ chức bộ máy thực thi các chính sách phát triển BHYT sẽ trực tiếp mở rộng và gia tăng số lượng người tham gia BHYT. Mở rộng và phát triển đối tượng tham gia BHYT sẽ làm tăng số lượng và tỷ lệ người tham gia trong các nhóm đối tượng, là yếu tố quan trọng để đạt được mục tiêu BHYT toàn dân với tiêu chí cụ thể là mức độ “Bao phủ về dân số tham gia BHYT”.
1.2.2.2. Gia tăng số lượng cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế
Gia tăng số lượng cơ sở KCB BHYT là quá trình đưa các cơ sở KCB hiện có chưa tham gia hệ thống KCB BHYT vào danh sách hệ thống cơ sở KCB BHYT đồng thời đầu tư xây dựng mới cơ sở KCB BHYT bao gồm cả cơ sở nhà nước, tư nhân ở tất cả các tuyến như phòng khám đa khoa, trạm y tế
xã, Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến thành phố/huyện, tỉnh, trung ương. Theo đó tạo ra một mạng lưới cơ sở KCB BHYT hoàn chỉnh, phân cấp theo yêu cầu chuyên môn và được phân tuyến tuyến kỹ thuật của mạng lưới.
Gia tăng số lượng cơ sở KCB BHYT sẽ tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe thông qua BHYT thuận lợi hơn, về mặt địa lý sẽ rút ngắn khoảng cách giữa cơ sở KCB và nơi cư trú của người bệnh tham gia BHYT, người tham gia BHYT có nhiều lựa chọn hơn khi đăng ký nơi KCB ban đầu và được chuyển tuyến theo yêu cầu. Mặt khác, gia tăng số lượng cơ sở KCB BHYT sẽ làm giảm tải đối với hệ thống cơ sở KCB BHYT đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng KCB cho người dân.
Như vậy, gia tăng số lượng cơ sở KCB BHYT người dân sẽ thuận lợi hơn khi sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe bằng BHYT với chất lượng tốt hơn, điều này sẽ thúc đẩy người dân chuyển từ nhu cầu KCB bằng dịch vụ y tế thông thương mại thành sử dụng dịch vụ y tế thông qua BHYT, làm tăng số lượng người tham gia BHYT từ đó sẽ tăng tỷ lệ bao phủ về dân số tham gia BHYT.