Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách đảm bảo an ninh lương thực của việt nam (Trang 42 - 44)

1.3. Chính sách đảm bảo an ninh lƣơng thực của một số quốc gia và bài học

1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Qua đánh giá sự phát triển nông nghiệp của một số quốc gia trên, Việt Nam có thể nhìn ra một số bài học trong xây dựng chính sách đảm bảo ANLT:

Thứ nhất, cần có định hƣớng chính sách lâu dài, nhất quán, căn cứ trên

tình hình thực tế và tƣơng lai của đất nƣớc đảm bảo tính khoa học và khả thi. Chính sách cần chú trọng vào hoàn thiện khả năng cung ứng lƣơng thực dựa trên tăng năng suất sản xuất lƣơng thực (chứ không phải diện tích hay nhân lực) và tăng khả năng tiếp cận lƣơng thực, thực phẩm bằng cách đảm bảo thu nhập của ngƣời dân. Sự khan hiếm của các nguồn lực không cho phép gia tăng mãi mãi diện tích sản xuất hay nguồn lao động. Kinh nghiệm của các nƣớc nói trên đều cho thấy việc đầu tƣ vào tăng năng suất lao động sẽ vừa giúp tạo đƣợc nguồn cung lớn vừa đảm bảo dịch chuyển đƣợc các nguồn lực cho các ngành công nghiệp, dịch vụ.

Thứ hai, việc hoàn thiện kinh tế thị trƣờng là cần thiết. Khi các yếu tố

đầu vào và đầu ra đƣợc hình thành đầy đủ, hệ thống thông tin tốt thì thị trƣờng sẽ phản ánh đúng cung – cầu và dẫn dắt các quyết định đầu tƣ đúng đắn, các nguồn lực đầu tƣ đƣợc tự do di chuyển đến nơi có hiệu quả nhất và chọn lọc đƣợc các chủ thể đầu tƣ tốt nhất cho lĩnh vực nông nghiệp và sản xuất lƣơng thực. Các nƣớc đảm bảo ANLT và có nền nông nghiệp phát triển nhất nhƣ Mỹ, Nhật là các nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng phát triển ở mức cao. Các chủ thể đƣợc tự do lựa chọn phƣơng án sản xuất, các yếu tố sản xuất đƣợc di chuyển tự do tạo nên sự linh hoạt và mang lại hiệu quả cao hơn trong sản xuất lƣơng thực.

Thứ ba, đất đai là nguồn tài nguyên quan trọng và là yếu tố quan trọng

hàng đầu cho sản xuất lƣơng thực hiện nay. Chính sách hạn điền đã ngăn trở tích tụ và tập trung đất đai, dẫn đến những khó khăn trong áp dụng khoa học kỹ thuật và đầu tƣ sản xuất quy mô lớn. Quyền sử dụng đất đai linh hoạt cũng cần đƣợc coi trọng nhằm chuyển đất đai về tập trung trong các hộ sản xuất, các doanh nghiệp sản xuất có hiệu quả. Cùng với định hƣớng công nghiệp hóa – hiện đại hóa của Việt Nam thì yêu cầu này càng trở nên cần thiết.

Thứ tư, là tăng cƣờng đầu tƣ cho nghiên cứu, áp dụng khoa học kỹ

thuật trong sản xuất. Đặc điểm chung dẫn đến thành công ở tất cả các quốc gia trên là đều chú trọng đầu tƣ vào phát triển khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Khi yếu tố đất đai và nhân lực là có hạn thì sự phát triển về khoa học công nghệ đƣợc coi là vô hạn và dẫn đến tăng nhanh năng suất, chất lƣợng sản phẩm; cây trồng, vật nuôi có khả năng thích nghi với điều kiện tự nhiên tốt, mang lại giá trị kinh tế cho ngƣời sản xuất. Chúng ta là nƣớc đi sau, để đẩy nhanh tốc độ phát triển thì bên cạnh đầu tƣ cho nghiên cứu mới thì quan trọng hơn cần đẩy nhanh tốc độ tiếp thu, chuyển giao công nghệ. Tiếp thu tốt các thành quả từ các nƣớc đi trƣớc cũng đã là sự thành công lớn giúp cải thiện nông nghiệp Việt Nam.

Cuối cùng, để có đƣợc chính phủ thông minh, doanh nghiệp giỏi và

những ngƣời nông dân thành thạo chuyên môn kỹ thuật thì cần nhất là phát triển lực lƣợng sản xuất, chú trọng vào giáo dục đào tạo. Bên cạnh đào tạo theo chiều sâu nâng cao năng lực cho ngƣời sản xuất thì trƣớc mắt cần xây dựng các lớp đào tạo ngắn hạn chất lƣợng cao, phổ biến kiến thức nông nghiệp đối với ngƣời nông dân kịp thời, có định hƣớng, có hiệu quả.

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách đảm bảo an ninh lương thực của việt nam (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)