3.2 .Tình hình tổ chức thực hiện chính sách
3.3. Đánh giá chính sách đảm bảo ANLT ở Việt Nam
3.3.7. Tính khả thi của chính sách
Một số bất cập ảnh hƣởng đến tính khả thi trong thực hiện chính sách và nguyên nhân của các bất cập có thể kể đến nhƣ:
- Đối với điều kiện về khoảng cách địa lý, cơ sở hạ tầng các vùng nông thôn và vùng sâu vùng xa, đối tƣợng đồng bào dân tộc thiểu số sẽ khó tiếp cận với nguồn cung lƣơng thực trong mọi lúc. Đối với các tỉnh vùng sâu vùng xa, đồng bào canh tác lƣơng thực theo hình thức phát canh, làm rẫy, ruộng bậc thang, kỹ thuật canh tác còn hết sức đơn giản, một bộ phận ngƣời dân thiếu ý thức vƣơn lên dẫn đến năng suất lƣơng thực không cao. Hệ thống cơ sở hạ tầng, đƣờng sá chƣa phát triển, chợ nhỏ lẻ, xa khu dân cƣ dẫn đến việc mua – bán lƣơng thực khó khăn và khả năng tiếp cận lƣơng thực của 100% dân số mọi lúc mọi nơi là khó khả thi trong điều kiện hiện nay.
- Trong hoạch định chính sách về ANLT Việt Nam xác định trọng tâm là cây lúa nƣớc. Tuy nhiên, cần nhìn nhận khách quan rằng, nông nghiệp lúa nƣớc là một ngành tiêu tốn quá nhiều tài nguyên nƣớc. Cây lúa cần 400 – 450 đơn vị nƣớc để tạo đƣợc 1 đơn vị thân lá và cần 300-350 đơn vị nƣớc để tạo một đơn vị hạt. Trong điều kiện tƣơng lai khó khăn về nƣớc tƣới do tranh chấp nguồn tài nguyên nƣớc giữa các nƣớc lƣu vực sông Mekong và ảnh hƣởng mạnh mẽ của biến đổi khí hậu, chúng ta sẽ mất dần lợi thế về nguồn tài nguyên nƣớc dồi dào và trở nên bất lợi thế trong sản xuất lúa nƣớc. Việc tăng sản lƣợng lƣơng thực trong khi giá thành gạo của Việt Nam thấp lại dẫn đến thu nhập của ngƣời nông dân càng giảm đi. Do vậy, trong tƣơng lai cây lúa có thể không còn là loại cây ƣu thế của Việt Nam
- Việc giữ cố định diện tích lúa theo mục tiêu đề ra đƣợc chính phủ đƣợc thực hiện đơn thuần bằng các biện pháp hành chính không tạo ra động lực kinh tế cho ngƣời sản xuất thực hiện. Do vậy tất yếu dẫn đến việc chuyển đổi diện tích trồng lúa sang loại cây khác hoặc sang mục đích phi nông nghiệp, hoặc gây ra hiện tƣợng bỏ hoang đất lúa. Điều này không hiệu quả về kinh tế và gây lãng phí nguồn lực.
- Các ý tƣởng hoạch định chính sách đƣợc đề xuất, và dự thảo chính sách chủ yếu do cơ quan nhà nƣớc (chủ yếu là do các bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố thực hiện) thì dễ nảy sinh tình trạng cục bộ, bản vị; đề xuất dựa trên mong muốn, mục đích quản lý của ngành, địa phƣơng do mình quản lý mà không tính tới tổng thể chung. Quy hoạch vùng sản xuất lúa hiện nay đƣợc giao cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng (Theo Nghị quyết 63). Điều này sẽ làm nảy sinh tình trạng UBND các tỉnh này vì mong muốn hoàn thành các chỉ tiêu về công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh chóng mà sẵn sàng lựa chọn những vùng đất tốt, màu mỡ dành cho việc phát triển công nghiệp và du lịch, chứ không lựa chọn sản xuất lƣơng thực.
- Quy trình hoạch định chính sách còn bị khép kín; việc lấy ý kiến tham gia của các đối tƣợng chịu sự điều chỉnh trực tiếp của chính sách còn ít, nếu có thì hình thức; việc tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành chƣa thể hiện tính chủ động. Các chủ trƣơng đƣợc công khai nhƣ Quy hoạch sử dụng đất, Hỗ trợ ngƣời nghèo, Hỗ trợ nông dân không đƣợc đƣa ra lấy ý kiến hoặc tổ chức các buổi lấy ý kiến thiếu hiệu quả. Mặc dù trong quy trình công bố quy hoạch tại trụ sở UBND các phƣờng, xã đòi hỏi tổ chức các hội nghị lấy ý kiến của dân cƣ về quy hoạch nhƣng việc thu hút sự tham gia của ngƣời dân đạt hiệu quả không cao, việc ghi nhận các ý kiến đóng góp này chƣa đƣợc thực hiện nghiêm túc. Việc tham gia ý kiến một cách hời hợt, thiếu khoa học, thiếu chính kiến của các hộ dân cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng không có tiếng nói của ngƣời dân tham gia vào các quy hoạch sử dụng đất.
Điều này dẫn đến thiếu sự đồng thuận trong thực thi chính sách và làm giảm tính khả thi.
CHƢƠNG 4 NHỮNG ĐỊNH HƢỚNG HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH VÀ
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH