3.2 .Tình hình tổ chức thực hiện chính sách
3.3. Đánh giá chính sách đảm bảo ANLT ở Việt Nam
3.3.1. Tính phù hợp của chính sách
Tác giả nhìn nhận sự phù hợp của chính sách căn cứ trên tình hình thực tế của Việt Nam, trong mối tƣơng quan giữa chính sách đảm bảo ANLT với các mục tiêu bảo đảm vĩ mô khác của đất nƣớc.
Nghị quyết 63/NQ-CP đã đƣa mục tiêu đảm bảo diện tích lúa là 3,8 triệu ha cho đến năm 2020. Việc thực hiện quy hoạch này đƣợc giao cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng xây dựng. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ không phù hợp, khi các tỉnh theo đuổi mục tiêu định hƣớng CNH – HĐH, các phần đất ƣu tiên sẽ đƣợc dành cho phát triển các khu công nghiệp, khu du lịch, thƣơng mại, dịch vụ. Phần diện tích còn lại cho canh tác nông nghiệp có thể là vùng đất có chất đất xấu, không phù hợp trồng lƣơng thực, giao thông không thuận tiện. Mặt khác, việc phát triển hạ tầng kỹ thuật có nguy cơ làm phá vỡ hệ thống thủy lợi – điều rất cần thiết cho sản xuất nông
nghiệp. Hơn nữa, việc quy hoạch độc lập của các tỉnh, thành sẽ dẫn đến mục tiêu giữ tổng diện tích đất lúa có thể không đạt đƣợc.
Việc thực hiện quy hoạch thiếu những cơ chế thực thi phù hợp khi đƣợc thực hiện bằng biện pháp hành chính, yêu cầu các địa phƣơng giữ vững diện tích đất lúa. Nền kinh tế của chúng ta đang xây dựng chịu sự điều chỉnh của cơ chế thị trƣờng, các chủ thể sản xuất phải đƣợc tự do lựa chọn quyết định sản xuất cái gì, sản xuất cho ai và sản xuất nhƣ thế nào? Việc thực thi quy hoạch mang tính chất hành chính là không phù hợp. Để khuyến khích các hộ nông dân giữ vững trồng lúa cần tạo cho họ thấy đƣợc việc trồng lúa là mang lại hiệu quả kinh tế bằng hoặc cao hơn so với các lựa chọn kinh tế khác. Hiện nay, mức thu nhập của hộ nông dân quá thấp, tất yếu dẫn đến việc chuyển không trồng lƣơng thực sang hoạt động các ngành nghề khác. Việc quy hoạch giữ đất lúa nếu có đạt đƣợc cũng sẽ xảy ra tình trạng nông dân giữ nguyên đất, không canh tác lƣơng thực mà làm các ngành nghề khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Hiện trạng này chúng ta có thể thấy nhiều nhất tại các địa phƣơng có khu công nghiệp, các nhà máy sản xuất, ngƣời dân chuyển sang công nhân làm thuê tại các khu công nghiệp. Mức thu nhập từ công việc này đảm bảo cho họ cuộc sống cao hơn so với lƣơng thực.
Bảng 3.6: Thu nhập bình quân/tháng của lao động làm công ăn lƣơng chia theo ngành kinh tế năm 2015
Ngành kinh tế
Mức lƣơng trung bình
(Nghìn đồng)
Nông, lâm, thủy sản 3129
Khai khoáng 6218
Công nghiệp chế biến, chế tạo 4588
SX và phân phối điện, khí đốt, hơi nƣớc và điều hoà không khí 6340
Cung cấp nƣớc, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nƣớc thải 4781
Xây dựng 4372
Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động
Vận tải kho bãi 5932
Dịch vụ lƣu trú và ăn uống 3858
Thông tin và truyền thông 6661
Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 7301
Hoạt động kinh doanh bất động sản 6017
Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 6464
Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 5231
Hoạt động của ĐCS, tổ chức CT-XH, QLNN, ANQP, BĐXH
bắt buộc 5158
Giáo dục và đào tạo 5701
Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 5498
Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 4441
Hoạt động dịch vụ khác 3609
Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình 2937
Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế (*) 6319
Nguồn: Báo cáo điều tra lao động việc làm 2015 – Tổng cục thống kê
Nhìn vào bảng số liệu chúng ta có thể thấy thu nhập của lao động làm công ăn lƣơng trong nhóm ngành Nông, lâm, ngƣ nghiệp là thấp nhấp trong toàn nền kinh tế. Trung bình chỉ đạt 3.129.000 đồng. Đối với các hộ nông dân tự canh tác trên đất của mình, mức thu nhập từ sản xuất lúa còn thấp hơn nữa. Theo „Báo cáo Ai được hưởng lợi khi giá gạo tăng cao‟ do Viện Chính sách và Chiến lƣợc Phát triển Nông nghiệp, Nông thôn (IPSARD) cùng Tổ chức Oxfam tại Việt Nam công bố năm 2013, số liệu ƣớc tính thu nhập trung bình từ trồng lúa của các hộ tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng có lợi thế sản xuất lúa tốt nhất cả nƣớc, cũng mới chỉ đạt 535.000 đồng/ngƣời/tháng. Vì vậy, các hộ sản xuất lúa với quy mô nhỏ (dƣới 2ha) không thể sống dựa vào thu nhập từ trồng lúa.
Trong khi đó, mức hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với nông dân là rất thấp. Theo nghị định số Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012:
+) Hỗ trợ 100.000 đồng/ha/năm cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa trên đất lúa khác trừ đất lúa nƣơng đƣợc mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa.
Mức hỗ trợ này đƣợc chuyển trực tiếp cho ngƣời nông dân. Đây là lần đầu tiên kinh phí hỗ trợ đƣợc trả trực tiếp cho ngƣời dân. Tuy nhiên, mức hỗ trợ này còn quá thấp. Trung bình diện tích canh tác ở Đồng bằng sông Cửu Long là 0,87ha/hộ, ở khu vực Đồng bằng sông Hồng diện tích này còn thấp hơn nữa. Nhƣ vậy mức hỗ trợ mỗi hộ nhận đƣợc hàng năm chƣa đến 500.000 đồng, không đủ bù đắp chi phí kinh tế phải bỏ ra để lựa chọn trồng lúa thay vì làm ngành nghề khác.
Theo Nghị định số: 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 có hiệu lực thi hành từ 01/7/2015 (thay thế Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012), nâng mức hỗ trợ của ngân sách Trung ƣơng đối dành cho đất chuyên trồng lúa nƣớc là 1 triệu đồng/ha. Tuy nhiên khoản hỗ trợ này không đƣợc trả trực tiếp cho ngƣời dân nhƣ Nghị định 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 quy định mà đƣợc chuyển vào ngân sách địa phƣơng nhằm chi cho cải tạo đất đai, thủy lợi… Thay đổi phƣơng thức hỗ trợ này lại đặt ra vấn đề về hiệu quả sử dụng nguồn vốn ngân sách.
Do vậy, thực chất việc hỗ trợ cho ngƣời dân trồng lúa bằng các phƣơng án nhƣ trên là không đủ sức mạnh về mặt kinh tế. Mức hỗ trợ quá thấp gần nhƣ không đáng kể này không thể đủ sức cố định sự lựa chọn của các chủ thể kinh tế vào trong lĩnh vực này.