CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC VỐN DOANH NGHIỆP
2.4. Các chỉ tiêu tài chính phản ánh cấu trúc vốn của doanh nghiệp
2.4.1. Khả năng thanh toán hiện hành
Là hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn dùng để đo lƣờng khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp, cho biết mức độ tự trang trải của tài sản lƣu động đối với nợ ngắn hạn mà không cần tới một khoản vay mƣợn thêm.
Tỷ số CR ≥ 1 chứng tỏ sự bình thƣờng trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Nếu hệ số này nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp có khả năng không hoàn thành đƣợc nghĩa vụ trả nợ của mình khi tới hạn.
Tỷ lệ này cho phép hình dung ra chu kỳ hoạt động của công ty xem có hiệu quả không, hoặc khả năng biến sản phẩm thành tiền mặt có tốt không. Nếu công ty gặp rắc rối trong vấn đề đòi các khoản phải thu hoặc thời gian thu hồi tiền mặt kéo dài thì rất dễ gặp phải rắc rối về khả năng thanh khoản.
Khi tỷ số lƣu động có giá trị cao cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh khoản cao. Nhƣng nếu tỷ số này có giá trị cao quá thì có nghĩa là việc quản trị tài sản lƣu động của doanh nghiệp không hiệu quả bởi có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi hay có quá nhiều khoản nợ phải đòi. Do đó có thể lảm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
2.4.2. Tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản
Là tỷ số cho biết trong một đồng tài sản của doanh nghiệp thì tài sản hữu hình chiếm bao nhiêu đồng. Tỷ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp đang có xu hƣớng mở rộng qui mô, đầu tƣ nhiều vào tài sản cố định nhƣ: máy móc, trang thiết bị, nhà xƣởng...Tuy nhiên, nếu đầu tƣ quá nhiều vào tài sản cố định hữu hình sẽ làm cho doanh
nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc luân chuyển vốn đầu tƣ phát triển sản phẩm mới, đồng thời làm giảm giá trị tài sản doanh nghiệp do tài sản cố định hữu hình dễ bị lỗi thời.
2.4.3. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Đây là chỉ số thể hiện tƣơng quan giữa mức sinh lợi của một công ty so với tài sản của nó. ROA sẽ cho ta biết hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tài sản để kiếm lời. Mỗi đồng tài sản sẽ tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.
Tài sản của một doanh nghiệp đƣợc hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Cả hai nguồn vốn này đƣợc sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của công ty. Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tƣ thành lợi nhuận đƣợc thể hiện qua ROA. Tỷ số này càng cao càng tốt vì công ty kiếm đƣợc nhiều tiền hơn trên lƣợng đầu tƣ ít hơn, thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản hợp lý, hiệu quả. Ngƣợc lại, nếu ROA có giá trị thấp thì đó là hậu quả của khả năng thu nhập cơ bản thấp và tỷ lệ nợ cao.
2.4.4. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận ròng cho các chủ nhân của doanh nghiệp đó. Hệ số thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE) là chỉ tiêu đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu này, phản ánh mức thu nhập ròng trên vốn cổ phần của cổ đông.
ROE đo lƣờng tính hiệu quả đồng vốn của các chủ sở hữu công ty. Chỉ số này là thƣớc đo chính xác nhất để xem xét một đồng tiền vốn bỏ ra mang đi đầu tƣ và tích lũy tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng lời. Hệ số này thƣờng đƣợc các nhà đầu tƣ phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trƣờng, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào.
Tỷ lệ này cao chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cô đông, nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô hoạt động. Cho nên hệ số ROE càng cao thì điều này sẽ làm cho các chủ sở hữu, các cổ đông hài lòng và cổ
2.4.5. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Đây là chỉ số thể hiện một đồng doanh thu thuần có khả năng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.
Nếu mức lợi nhuận trên doanh thu thấp thì điều đó có nghĩa là chi phí quá cao hoặc doanh thu quá thấp hoặc là cả hai. Doanh nghiệp cần có những biện pháp thích hợp để quản lý tốt chi phí và làm tăng doanh thu.
Tỷ suất ROS đánh giá đặc điểm của ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, phụ thuộc vào chiến lƣợc sản phẩm, chiến lƣợc cạnh tranh hoặc loại khách hàng mà nó phục vụ. Chỉ tiêu này đặc biệt quan trọng với các giám đốc điều hành vì nó phản ánh chiến lƣợc giá của công ty và khả năng của công ty trong việc kiểm soát các chi phí hoạt động.