Kiểm định Wald đƣợc sử dụng để loại bỏ biến không cần thiết của mô hình. Kết quả cho thấy cả 2 biến ROE, ROS đều không có ý nghĩa thống kê. Do đó còn lại 3 nhân tố ảnh hƣởng mạnh nhất đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp đó là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA), tỷ lệ thanh toán nợ ngắn hạn và tỷ lệ tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản. Đây chính là các nhân tố cốt lõi của mô hình hồi quy.
Dependent Variable: DA Method: Least Squares Date: 06/23/16 Time: 17:27 Sample: 1 80
Included observations: 80
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C 0.460467 0.036918 12.47260 0.0000 ROA -0.886111 0.288903 -3.067155 0.0030 TINHTHANHKHOAN -0.004811 0.002006 -2.397975 0.0189 TSCDHUUHINH -10.44655 2.991357 -3.492243 0.0008
R-squared 0.812371 Mean dependent var 0.325284 Adjusted R-squared 0.801496 S.D. dependent var 0.252787 S.E. of regression 0.221815 Akaike info criterion -0.125241 Sum squared resid 3.739338 Schwarz criterion -0.006140 Log likelihood 9.009642 Hannan-Quinn criter. -0.077490 F-statistic 8.867189 Durbin-Watson stat 1.138507 Prob(F-statistic) 0.000041
Kết quả của mô hình hồi quy cốt lõi cho thấy giá trị R2 (mô hình cốt lõi) = 0.812371 lớn hơn R2 (mô hình ban đầu) = 0.785042, R2 hiệu chỉnh (mô hình cốt lõi) = 0.801496 > R2 hiệu chỉnh (mô hình ban đầu) = 0.762418 nên mô hình kiểm định là hợp lý.
Mô hình hồi quy cốt lõi có dạng:
Y = 0.460467 – 0.886111X1 – 0.004811X4 – 10.44655X5 + ε Giải thích ý nghĩa mô hình:
Biến ROA
β1 = -0.886111 cho thấy khả năng sinh lợi trên tổng tài sản của doanh nghiệp và cấu trúc vốn có mối quan hệ nghịch biến. Khi các yếu tố khác không đổi, ROA tăng 1% thì tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản giảm 0.886111%.
Những doanh nghiệp có khả năng sinh lời cao thƣờng thích tài trợ bằng nguồn vốn bên trong hơn nguồn vốn bên ngoài. Đứng trên góc độ của chủ sở hữu, việc sử dụng nguồn vốn bên ngoài nhƣ vay thêm nợ làm tăng gánh nặng tài chính còn phát hành thêm cổ phiếu sẽ làm pha loãng quyền sở hữu cổ đông. Do đó, các công ty này thƣờng dùng lợi nhuận giữ lại để tài trợ cho các dự án của mình.
Kết quả này phù hợp với mô hình nghiên cứu đề xuất đặt ra, nghĩa là hiệu quả hoạt động càng cao thì doanh nghiệp có xu hƣớng vay càng ít và ngƣợc lại. Vì vậy, các công ty cần phải xây dựng chiến lƣợc sử dụng đòn bẩy tài chính phù hợp với khả năng sinh lợi từng thời điểm, quyết định khi nào nên vay nợ và khi nào nên tự tài trợ.
Biến Tính thanh khoản
β2 = -0.004811 cho thấy tính thanh khoản có quan hệ tỷ lệ nghịch với cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Khi các yếu tố khác không đổi, tỷ lệ thanh toán nợ ngắn hạn tăng 1% thì tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản giảm 0.004811%.
Kết quả này phù hợp với mô hình nghiên cứu đề xuất, nghĩa là tính thanh khoản có thể tác động đồng biến hay nghịch biến với cấu trúc vốn. Trong mô hình này, tỷ lệ nợ ngắn hạn càng cao thì doanh nghiệp vay càng ít hoặc ngƣợc lại.
Biến TSCĐ hữu hình
β3 = -10.44655% cho thấy tỷ lệ tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản cũng có quan hệ nghịch biến với cấu trúc tài chính. Khi các yếu tố khác không đổi, tỷ lệ tài sản cố định hữu hình tăng 1% thì tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản giảm 10.44655%.
Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Wanrapee Banchuenvijit – 2009 và không phù hợp với nghiên cứu của Jean.J.Chen – 2003.
Trong 3 yếu tố ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp thì yếu tố tỷ lệ tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản có tác động mạnh nhất đến tỷ lệ nợ của công ty, kế
đến là khả năng sinh lợi trên tổng tài sản và cuối cùng là tỷ lệ thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.