Tương quan giữa nồng độ magie với cholesterolTP huyết tương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nồng độ magie huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện trường đại học y khoa thái nguyên​ (Trang 63 - 92)

* Nhận xét: Có sự tương quan tuyến tính nghịch giữa nồng độ magie huyết tương với nồng độ cholesterolTP huyết tương, với mức tương quan thấp (r = 0,21) có ý nghĩa thống kê với (p < 0,05).

Chƣơng 4 BÀN LUẬN BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu

4.1.1. Tuổi

ĐTĐ týp 2 là bệnh lý rối loạn chuyển hóa. Vì vậy tuổi được xem là một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ càng lớn. Sự suy giảm chức năng của các cơ quan tăng dần theo tuổi, trong đó có sự suy giảm chức năng tế bào bêta của tụy. Trong ĐTĐ týp 2 cùng với kháng insulin, sự suy giảm chức năng của tế bào bêta cũng tham gia vào cơ chế bệnh sinh của bệnh.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung bình của nhóm người khỏe mạnh là 51,7 ± 12,7 (tuổi), nhóm BN ĐTĐ mới mắc là 56,3 ± 6,3 (tuổi) và nhóm BN ĐTĐ týp 2 là 53,7 ± 12,3 (tuổi)

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với ghi nhận của một số tác giả trong nước. Theo tác giả Đào Thị Dừa (2007), khi nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng của BN ĐTĐ týp 2 mới phát hiện, tác giả thấy tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 52,6 ± 14,7 (tuổi) [14]. Trong số 120 BN ĐTĐ chủ yếu gặp ở nhóm > 50 tuổi chiếm 83,4%, trong đó độ tuổi từ 50-59 chiếm tỷ lệ 52,5%. Kết quả này tương tự nghiên cứu của Trần Văn Lâm (2011) [21], Nguyễn Thị Thu Minh (2011) [23]. Cũng như nghiên cứu của Kulkarni trên 100 BN ĐTĐ tại Ấn Độ cho thấy độ tuổi từ 50-59 chiếm 47% [53]. Theo kết quả của tác giả Rao (2008) trong một nghiên cứu phân tích tổng hợp cho thấy độ tuổi trung bình mắc ĐTĐ dao động từ 58,9 - 71,3 (tuổi) [59]. Nguy cơ mắc ĐTĐ tăng dần theo tuổi (cao nhất khoảng tuổi 60-74). Tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn một số nghiên cứu trên thế giới có thể do khác nhau về

cách lấy mẫu cũng như thời điểm nghiên cứu cách xa nhau.

4.1.2. Giới

Tỷ lệ mắc bệnh theo giới cũng được nhiều tác giả nghiên cứu và đã cho các kết quả khác nhau như tác giả, Hồ Hữu Hóa (2009) [19], Trần Văn Lâm (2011) [21], Nguyễn Thị Thu Minh (2011) [23] cho thấy nữ giới mắc bệnh nhiều hơn so với nam giới, tuy nhiên tác giả Triệu Quang Phú (2006) lại cho kết quả nam hay gặp hơn nữ, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05)[28]. Các nghiên cứu của các tác giả khác trên thế giới cũng không thấy sự khác biệt rõ về giới tính mắc ĐTĐ, như nghiên cứu của Azoulay (2010) với 14996 BN có 53,3% là nam giới [37], nghiên cứu của Dana tỷ lệ nam là 48,1%, nữ 51,9% [43].

Nghiên cứu của chúng tôi trên 120 BN ĐTĐ týp 2 và 40 BN ĐTĐ mới mắc, trong đó ở nhóm BN ĐTĐ nam chiếm 55% và nữ chiếm 45%, ở nhóm ĐTĐ mới mắc thì tỷ lệ nam 45% và nữ là 55%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Sự khác biệt này có lẽ do số lượng BN trong nghiên cứu của chúng tôi còn ít.

4.1.3. Đặc điểm về dân tộc

120 BN ĐTĐ trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: Dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ cao nhất 97%. Dân tộc khác như Tày, Nùng, Sán Dìu chiến 3%. Tỷ lệ dân tộc Kinh trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Trần Văn Phượng [29] có thể do địa điểm nghiên cứu của tác giả trên ở huyện Đại Từ nên tỷ lệ dân tộc thiểu số cao hơn so với chúng tôi. Điều này cũng phù hợp với đặc điểm Thành Phố Thái Nguyên với số lượng dân tộc thiểu số không cao.

và địa dư. Có lẽ những yếu tố này không ảnh hưởng nhiều tới hiệu quả điều trị kiểm soát glucose máu.

4.1.4. Đặc điểm về nghề nghiệp

Nghề nghiệp trong nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là cán bộ hưu và cán bộ đương chức chiếm 58,3%. Tỷ lệ làm ruộng và nghề tự do chiếm 41,7%. Với địa điểm là thành phố Thái Nguyên là thành phố công nghiệp nhưng tỷ lệ BN ĐTĐ làm nghề nông chiếm 16,7%. Điều này có thể cho thấy ĐTĐ đang có xu hướng gia tăng tại các vùng nông nghiệp, phản ánh nguyên nhân sinh bệnh do rối loạn chuyển hóa chứ không hẳn do điều kiện kinh tế.

4.1.5. Đặc điểm về chỉ số khối cơ thể

Thừa cân và béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ chính của ĐTĐ týp 2, đây là yếu tố liên quan đến kháng insulin trong cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ. Trong nghiên cứu của chúng tôi, chỉ số BMI trung bình của nhóm BN ĐTĐ nam là 23,4 ± 2,8 (kg/m2) và của nhóm BN ĐTĐ nữ là 21,9 ± 4,2 (kg/m2

). Kết quả này cũng phù hợp với nhận xét trong một số nghiên cứu trong nước và trong khu vực. Theo nghiên cứu của Trần Thị Thanh Hóa (2009), chỉ số BMI trung bình của 118 BN ĐTĐ týp 2 có gan nhiễm mỡ là 23,25 ± 2,73 (kg/m2) [18]. Theo một nghiên cứu tại Hồng Kông, chỉ số BMI trung bình trên BN ĐTĐ týp 2 ở nam giới là 24,3 (kg/m2) và ở nữ giới là 23,2 (kg/m2

) (trích dẫn theo [34] ). Trong khi đó, tác giả Mi-Jin Kim và CS nghiên cứu trên 102 BN ĐTĐ týp 2 tại Hàn Quốc ghi nhận chỉ số BMI trung bình là 25,6 ± 3,5 (kg/m2) [56]. Tác giả Hamid nghiên cứu trên 122 BN ĐTĐ týp 2 tại Iran có độ tuổi trung bình là 63,0 ± 10 (tuổi), BN có thời gian mắc bệnh trung bình là 7,4±5,8 (năm), chỉ số khối cơ thể trung bình là 25,5±4,5 (kg/m2

) [60]. Chỉ số khối cơ thể trong nghiên cứu này cao hơn so với nghiên cứu của chúng tôi có thể do tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn (53,7±12,3

(tuổi) so với 63,0 ± 10 (tuổi)), thời gian mắc bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi cũng ngắn hơn (4,0±3,1 (năm) so với 7,4±5,8 (năm)) [47].

Có sự khác biệt về chỉ số BMI trung bình giữa nam và nữ của nhóm BN ĐTĐ, kết quả của chúng tôi cho thấy: Chỉ số khối cơ thể của nam cao hơn so với nữ, kể cả tỷ lệ thừa cân ở nhóm nam cũng cao hơn so với nhóm nữ với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tỷ lệ thừa cân trong nghiên cứu của cúng tôi khá cao, nam chiếm 50%, nữ chiếm 29,6%.

4.1.6. Tăng huyết áp

THA và ĐTĐ là hai bệnh lý phổ biến, không chỉ gặp ở người lớn tuổi mà còn xuất hiện ngày càng nhiều ở người trẻ. Tại Việt Nam, tỷ lệ BN ĐTĐ đồng thời mắc THA khoảng 50-70%, nhất là ở những BN ĐTĐ khi có protein niệu đi kèm. Nhiều nghiên cứu cho thấy THA và ĐTĐ thường song hành với nhau vì có cùng các yếu tố nguy cơ như: Thừa cân, béo phì, chế độ ăn giàu năng lượng và ít vận động thể lực [27].

Tỷ lệ THA ở BN ĐTĐ cao gấp 2 lần người không ĐTĐ. Ngược lại, khoảng 50% BN ĐTĐ đồng thời bị THA. THA có thể xuất hiện trước khi ĐTĐ được chẩn đoán hoặc cả hai được phát hiện đồng thời trong bệnh cảnh của hội chứng chuyển hóa. So với BN ĐTĐ đơn thuần, BN ĐTĐ kèm THA sẽ tăng 60% nguy cơ bệnh thần kinh, tăng gấp 2 lần nguy cơ bệnh võng mạc, bệnh thận mạn và tử vong do mọi nguyên nhân, tăng gấp 3 lần nguy cơ bệnh mạch vành và tăng gấp 4 lần nguy cơ đột qụy [27].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: Tỷ lệ BN ĐTĐ có THA là 39,1% trong đó THA độ 1 là 63,8%, THA độ 2 là 27,7 % và THA độ 3 là 8,5%. Tỷ lệ BN ĐTĐ phải sử dụng thuốc hạ huyết áp là 55%. Như vậy, tỷ lệ BN ĐTĐ đồng thời có THA trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của tác giả Trương Quang Phổ cũng như tác giả Hồ Hữu Hóa, có lẽ do trong nghiên cứu của chúng tôi là những BN ĐTĐ đang điều trị ngoại trú còn của tác

giả Trương Quang Phổ là những BN ĐTĐ đang điều trị nội trú [27]. Trong nghiên cứu của Hồ Hữu Hóa cũng là BN điều trị ngoại trú nhưng có tuổi cao hơn và ở trên đối tượng là ĐTĐ có biến chứng thận [19]. Tỷ lệ THA trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của tác giả Kaur nghiên cứu trên 200 BN ĐTĐ bị bệnh võng mạc (49,1% so với 46,5%) [51].

4.1.7. Sử dụng thuốc ở BN ĐTĐ

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ BN ĐTĐ sử dụng đơn trị liệu metformin là 22,5%, sử dụng gliclazid là 23,3%, tỷ lệ BN ĐTĐ sử dụng phối hợp cả hai nhóm thuốc trên là 54,2%. Nồng độ magie huyết tương ở nhóm BN sử dụng gliclazid đơn thuần là 0,69 mmol/l thấp hơn nhóm sử dụng metfomin đơn thuần 0,73 mmol/l. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với thực tế ở Việt Nam và tại bệnh viện trường Đại học Y Khoa Thái Nguyên. Nhóm điều trị bằng Metfomin thường là những BN mới được chẩn đoán là ĐTĐ và có glucose máu thấp, khi đã chuyển sang sử dụng gliclzid thường là BN có glucose cao các triệu chứng lâm sàng nặng nề hơn và lúc này chỉ số BIM thường thấp không có chỉ định dùng Metfomin. Chính vì vậy mà nồng độ magie huyết tương ở nhóm BN ĐTĐ dùng gliclazid thấp hơn nhóm sử dụng Metfomin.

4.2. Nồng độ magie huyết tƣơng và một số chỉ số hóa sinh huyết tƣơng

4.2.1. Nồng độ glucose huyết tương

Nồng độ glucose huyết tương lúc đói là chỉ số sinh hóa giúp chẩn đoán xác định bệnh ĐTĐ. Theo tổ chức Y tế Thế giới nồng độ glucose máu lúc đói ≥7,0 mmol/L (126 mg/dL) ở 2 lần liên tiếp là ĐTĐ [67].

Trong nghiên cứu của chúng tôi, nồng độ glucose máu lúc đói trung bình của nhóm người chứng là 4,8 ± 0,5mmol/L, nhóm BN ĐTĐ là 8,6 ± 1,7 mmol/L và của nhóm ĐTĐ mới mắc là 10,3 ± 3,9 mmol/L. Kết quả của chúng tôi thấp hơn so với một số tác giả khác trong nước. Theo Tạ Văn Bình, nghiên

cứu về bệnh ĐTĐ týp 2 phát hiện lần đầu tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương, nồng độ glucose máu lúc đói trung bình là 11,6 mmol/L [5]. Theo Đào Thị Dừa, nồng độ glucose máu lúc đói trung bình của các BN ĐTĐ týp 2 phát hiện lần đầu là 12,3 ± 4,8 mmol/L [14]. Sự khác biệt này có thể do cỡ mẫu của chúng tôi còn ít hơn so với các tác giả khác và cũng có thể do thời điểm nghiên cứu của tác tác giả trên đã lâu. Trước kia, khi mà nhận thức của người dân về ĐTĐ còn hạn chế vì vậy BN đến cơ sở y tế thường đã có triệu chứng ĐTĐ điển hình. Hiện nay trong xu hướng phát triển của y tế và xã hội, người dân quan tâm hơn đến sức khỏe của mình và khám phát hiện bệnh ở những giai đoạn sớm hơn, do vậy có thể tạo ra sự khác biệt này.

4.2.2. Tỷ lệ HbA1C

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, tỷ lệ HbA1C của nhóm chứng là 5,7± 0,3 % và nhóm BN ĐTĐ7,2 ± 1,8 %, của nhóm ĐTĐ mới mắc là 7,5± 1,8 %. Kết quả này thấp hơn so với những nghiên cứu được báo cáo trước đây trong nước. Năm 2010, tác giả Trần Khánh Chi nghiên cứu nồng độ HbA1C trên 55 BN ĐTĐ týp 2 phát hiện lần đầu thấy nồng độ HbA1C trung bình là 7,9 ± 1,5% [9]. Một nghiên cứu tại Nhật Bản cho thấy, tỷ lệ HbA1C của nhóm ĐTĐ týp 2 là 6,70 ± 1,10 và nhóm RLDN glucose là 5,73 ± 0,47 (%) [54]. Điều này cho thấy sự phát triển của y học giúp người bệnh phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm hơn, từ đó giúp điều trị, tiên lượng bệnh tốt hơn và hạn chế những biến chứng của bệnh.

Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận sự khác biệt về tỷ lệ HbA1C trung bình của 3 nhóm nghiên cứu. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001) giữa nhóm chứng với 2 nhóm ĐTĐ týp 2 và nhóm ĐTĐ mới mắc. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ( p<0,05) giữa nhóm ĐTĐ với nhóm ĐTĐ mới mắc. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Makoto D và CS, có sự khác biệt về tỷ

lệ HbA1C trung bình giữa nhóm người khỏe mạnh với 2 nhóm RLDN glucose và ĐTĐ týp 2 (p<0,001)[54].

4.2.3. Nồng độ một số thành phần lipid huyết tương

Có rất nhiều biến chứng liên quan đến ĐTĐ, trong đó rối loạn lipid máu là biến chứng thường gặp nhất, liên quan đến hội chứng kháng insulin và đây là yếu tố quan trọng trong sinh bệnh học của ĐTĐ týp 2. Hơn nữa, đây chính là nguyên nhân gây xơ vữa mạch dẫn đến các biến chứng mạch máu lớn như bệnh mạch vành tim, làm gia tăng tỷ lệ bệnh và tỷ lệ tử vong ở BN ĐTĐ [44], [49]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, nồng độ cholesterolTP huyết tương của nhóm ĐTĐ týp 2 là 5,10 ± 0,96 mmol/L, triglycerid là 2,78 ± 2,00 mmol/L, HDL-C là 1,24 ± 0,25 mmol/Lvà LDL-C là 2,91 ± 0,82 mmol/L. Ở nhóm BN ĐTĐ mới mắc nồng độ một số thành phần lipid huyết tương tương ứng là 5,53 ± 1,51 mmol/L, 3,19 ± 2,94 mmol/L, 1,32 ± 0,25 mmol/L, 3,07 ± 0,88 mmol/L. Chúng tôi nhận thấy có sự tăng của nồng độ cholesterolTP và triglycerid huyết tương ở nhóm BN ĐTĐ cũng như BN ĐTĐ mới mắc, trong khi các chỉ số về HDL-C và LDL-C huyết tương vẫn nằm trong giới hạn bình thường và không có sự khác biệt so với nhóm chứng.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của tác giả Trần Khánh Chi nghiên cứu trên 55 BN ĐTĐ mới phát hiện tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2010 [9] cũng như kết quả của tác giả Nguyễn Văn Công, nghiên cứu trên 72 BN ĐTĐ týp 2 tại khoa Nội tiết- Bệnh viện Bạch Mai, thấy nồng độ cholesterolTP huyết tương là 5,53 ± 1,2 mmol/L và triglycerid là 2,88 ± 1,7 mmol/L, các giá trị về HDL-C và LDL-C bình thường [11]. Theo nghiên cứu của Chamukuttan S. và CS, tác giả cũng ghi nhận có sự tăng của cholesterolTP và triglycerid, trong khi HDL-C và LDL-C bình thường [41].

Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) về nồng độ cholesterol toàn phần và triglycerid trung bình

của 3 nhóm nghiên cứu. Theo nghiên cứu của Makoto D và CS, có sự khác biệt về nồng độ cholesterolTP trung bình giữa nhóm RLDN glucose với nhóm chứng (p<0,001) và có sự khác biệt về nồng độ triglycerid trung bình giữa nhóm ĐTĐtýp2 với nhóm chứng (p<0,001) [54]. Kết quả này cũng phù họp với kết quả nghiên cứu của tác giả Hamid, Kareem [47], [49].

Điều đó càng nhấn mạnh quan điểm ĐTĐ týp 2 là bệnh lý rối loạn chuyển hóa, trong đó rối loạn chuyển hóa lipid là một trong những biểu hiện đặc trưng.

4.2.4. Nồng độ magie huyết tương

Trong số các rối loạn nội tiết và chuyển hóa liên quan đến magie thì ĐTĐ là thường gặp nhất. Giảm nồng độ magie máu gặp ở cả BN ĐTĐ týp 1 và ĐTĐ týp 2. Có nhiều nguyên nhân gây giảm nồng độ magie ở BN ĐTĐ bao gồm chế độ ăn giảm magie, sử dụng thuốc lợi tiểu thẩm thấu cũng như lợi tiểu thiazid làm tăng bài tiết magie qua thận, giảm hấp thu magie ở ống thận do kháng insulin [44]. Một nguyên nhân khác gây giảm magie ở BN ĐTĐ là do giảm hấp thu tại ruột do chế độ ăn giàu lipid và giảm chất xơ… Insulin có thể ảnh hưởng đến sự vận chuyển magie từ huyết tương vào hồng cầu và tế bào cơ trơn cả trong thực nghiệm và trong cơ thể sống. Điều này có thể giải thích được lý do hạ magie máu ở BNĐTĐ là rất thường gặp [44], [63].

Theo nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nồng độ magie huyết tương ở nhóm BN ĐTĐ mới mắc là 0,73 ±0,08 mmol/L, ở nhóm BN ĐTĐ là 0,72± 0,09 mmol/L. Nồng độ magie ở hai nhóm BN ĐTĐ này thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng là 0,84±0,06 mmol/L, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của tác giả Bùi Ngọc Nam Anh là 0,89±0,099 mmol/L có thể do cỡ mẫu trong nghiên cứu của chúng tôi lớn hơn ( 120 BN so với 37 BN )

tương thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng là người khỏe mạnh, bình thường, không bị ĐTĐ. Nồng độ magie huyết tương ở nhóm BN ĐTĐ trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Supriya có thể do BN trong nghiên cứu của chúng tôi kiểm soát glucose thông qua chỉ số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nồng độ magie huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện trường đại học y khoa thái nguyên​ (Trang 63 - 92)