Trên thế giới:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nồng độ magie huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện trường đại học y khoa thái nguyên​ (Trang 33 - 35)

1.1.7.1 .Chế độ ăn của bệnh nhân ĐTĐ

1.3. Tình hình nghiên cứu về magie máu ở bệnh nhân đái tháo đường

1.3.1. Trên thế giới:

Nghiên cứu đầu tiên về nồng độ magie ở BN ĐTĐ được thực hiện bởi nhóm tác giả Stutzman và Amatuzio vào năm 1952. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Nồng độ magie huyết thanh thấp hơn ở BN ĐTĐ so với nhóm chứng. Những nghiên cứu thực nghiệm trên động vật cũng chứng minh rằng thiếu hụt magie có thể gây tăng nồng độ glucose máu (trích dẫn theo [41]).

Hamid và cộng sự đã nghiên cứu trên 122 BN ĐTĐ độ tuổi trung bình là 63 ± 10, có thời gian mắc bệnh trung bình là 7,4 năm, kết quả nghiên cứu cho thấy: Nồng độ magie trung bình là 0,82 ± 0,16 mmol/L, nồng độ magie có tương quan nghịch có ý nghĩa với nồng độ cholesterolTP và LDL-C cũng như với tuổi, có sự tương quan thuận có ý nghĩa với nồng độ creatinin [47].

Khi nghiên cứu về nồng độ magie, tỷ lệ HbA1C và một số chỉ số lipid huyết tương ở 50 BN ĐTĐ và 50 người khỏe mạnh bình thường tại Ấn Độ, tác giả Supriya đưa ra kết luận: Ở nhóm BN ĐTĐ nồng độ magie, HDL-C huyết tương thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng, nồng độ cholesterolTP, triglycerid, LDL-C cũng như tỷ lệ HbA1C cao hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng. Có sự tương quan nghịch mức độ vừa giữa nồng độ magie với tỷ lệ HbA1C. Có mối tương quan nghịch không có ý nghĩa giữa nồng độ magie với nồng độ cholesterolTP, triglycerid, LDL-C [61]. Khi nghiên cứu về nồng độ magie và một số chỉ số lipid máu trên 219 bệnh nhân ĐTĐ và 100 người khỏe mạnh ở Pakistan, tác giả Elahi cho thấy nồng độ magie máu ở người khỏe mạnh bình thường là 1,15±0,33 mmol/L cao hơn có ý nghĩa so với bệnh nhân ĐTĐ là 0,66±0,09 mmol/L. Ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ nồng độ magie máu có tương quan thuận với nồng độ HDL-C và tương quan nghịch với nồng độ cholesterolTP và nồng độ LDL-C [45].

Tác giả Kirsten nghiên cứu tiến cứu trên 940 BN ĐTĐ ở độ tuổi trung bình là 63,4±11,6( Tuổi), thời gian theo dõi trung bình là 12,3 ± 5,3 (năm) về mối liên quan giữa giảm nồng độ magie máu với việc sử dụng thuốc kiểm

soát glucose bằng đường uống. BN được chia làm 3 nhóm: Nhóm sử dụng metformin, nhóm sử dụng sulfonyurea đơn thuần và nhóm sử dụng phối hợp cả 2 thuốc trên. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tỷ lệ giảm nồng độ magie máu ở nhóm sử dụng phối hợp 2 thuốc cao hơn có ý nghĩa so với nhóm sử dụng đơn thuần một thuốc. Việc sử dụng thuốc kiểm soát glucose bằng đường uống trong thời gian dài, đặc biệt ở những BN được sử dụng phối hợp giữa metformin và sulfonyurea gây giảm magie máu có thể do làm giảm hấp thu magie tại ruột hoặc tăng tích lũy magie trong tế bào [52]. Tác giả đã đưa ra khuyến nghị rằng nên định lượng magie máu vì đây là xét nghiệm dễ thực hiện với chi phí rẻ. Ở BN ĐTĐ nên bổ xung magie bằng đường uống vì đây là liệu pháp với chi phí không cao lại rất an toàn [52].

Khi đề cập đến việc quản lý giảm magie máu ở BN ĐTĐ týp 2, trong một nghiên cứu tổng quan về giảm magie máu và các biến chứng của giảm magie máu ở BN ĐTĐ, tác giả Chhabra đưa ra khuyến nghị: Nên ăn chế độ ăn giàu magie và giảm thiểu việc kém hấp thu magie tại ruột; Kiểm soát tốt nồng độ glucose máu để hạn chế mất magie qua thận do lợi tiểu thẩm thấu và nhiễm toan chuyển hóa, kiểm soát quá trình siêu lọc tại cầu thận bằng cách hạn chế sử dụng thuốc hạ áp ức chế men chuyển hay thuốc chẹn thụ thể angiotensin. Nếu nồng độ magie vẫn không được kiểm soát thì việc bổ sung magie bằng đường uống là cần thiết. Thời gian bổ sung magie tối thiểu là 3 tháng [41].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nồng độ magie huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện trường đại học y khoa thái nguyên​ (Trang 33 - 35)