Thiếu hụt magie và bệnh tim mạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nồng độ magie huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện trường đại học y khoa thái nguyên​ (Trang 32)

Có mối liên quan giữa thiếu hụt magie máu với bệnh sinh của tăng huyết áp và xơ vữa động mạch. Mặc dù nồng độ magie trong tế bào chỉ giảm nhẹ ở hầu hết các mô, nhưng tác dụng phụ lên các thành phần tế bào khác được nhận biết rõ. Những tác dụng phụ bao gồm mất kali và tích tụ canxi và natri. Nhiều dữ liệu thực nghiệm và lâm sàng cho thấy rằng thiếu hụt magie có thể gây ra rối loạn sinh lý bệnh trong hệ thống tim mạch như co thắt mạch, gia tăng hoạt động co mạch, tăng cao nồng độ canxi trong tế bào tim và cơ trơn, hình thành các gốc oxy hoạt động, các chất tiền viêm và các yếu tố tăng trưởng và thay đổi tính thấm màng. Toàn bộ hiện tượng này có thể góp phần vào sự điều chỉnh của mức độ huyết áp trong thời gian thiếu hụt magie [62].

Đánh giá nồng độ magie ở BN ĐTĐ týp 2, tác giả Corica và cộng sự khẳng định nồng độ magie giảm ở bệnh nhân ĐTĐ so với nhóm chứng là người khỏe mạnh. Nồng độ magie ở nhóm BN ĐTĐ có tăng huyết áp thấp hơn so với nhóm BN ĐTĐ có huyết áp bình thường (trích dẫn theo [43])

Hình 1.2. Giảm magie máu tham gia gây các biến chứng bệnh tim mạch

Nồng độ thấp của magie máu liên quan đến tăng huyết áp, xơ vữa động mạch do tăng lipid máu, giảm chức năng đông máu, tăng hiện tượng viêm, tăng stress oxy hóa, dày thành động mạch cảnh và bệnh vành tim. Vì vậy, giảm magie máu làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch ở BN ĐTĐ. Hơn nữa, giảm magie máu còn làm trầm trọng hơn các biến chứng ở BN ĐTĐ như làm suy giảm chức năng thận nhanh hơn, làm tăng nguy cơ tử vong do tất các nguyên nhân ở BN ĐTĐ [40].

Về mặt sinh lý bệnh, giảm magie máu có thể trực tiếp gây co mạch và tăng huyết áp điều này có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim và tử vong đột ngột, làm tăng độ tập trung tiểu cầu gây huyết khối tại chỗ và có thể tạo ra các tổn thương bệnh lý xơ vữa động mạch. Tất cả tình trạng trên xảy ra trên lâm sàng có tăng lên trong bệnh ĐTĐ. Điều này có thể gợi ý rằng hậu quả bệnh tim mạch trên BN ĐTĐ có thể có ít nhất một phần là do thiếu hụt magie [65].

1.3. Tình hình nghiên cứu về magie máu ở bệnh nhân đái tháo đƣờng trên thế giới và Việt Nam

Nghiên cứu đầu tiên về nồng độ magie ở BN ĐTĐ được thực hiện bởi nhóm tác giả Stutzman và Amatuzio vào năm 1952. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Nồng độ magie huyết thanh thấp hơn ở BN ĐTĐ so với nhóm chứng. Những nghiên cứu thực nghiệm trên động vật cũng chứng minh rằng thiếu hụt magie có thể gây tăng nồng độ glucose máu (trích dẫn theo [41]).

Hamid và cộng sự đã nghiên cứu trên 122 BN ĐTĐ độ tuổi trung bình là 63 ± 10, có thời gian mắc bệnh trung bình là 7,4 năm, kết quả nghiên cứu cho thấy: Nồng độ magie trung bình là 0,82 ± 0,16 mmol/L, nồng độ magie có tương quan nghịch có ý nghĩa với nồng độ cholesterolTP và LDL-C cũng như với tuổi, có sự tương quan thuận có ý nghĩa với nồng độ creatinin [47].

Khi nghiên cứu về nồng độ magie, tỷ lệ HbA1C và một số chỉ số lipid huyết tương ở 50 BN ĐTĐ và 50 người khỏe mạnh bình thường tại Ấn Độ, tác giả Supriya đưa ra kết luận: Ở nhóm BN ĐTĐ nồng độ magie, HDL-C huyết tương thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng, nồng độ cholesterolTP, triglycerid, LDL-C cũng như tỷ lệ HbA1C cao hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng. Có sự tương quan nghịch mức độ vừa giữa nồng độ magie với tỷ lệ HbA1C. Có mối tương quan nghịch không có ý nghĩa giữa nồng độ magie với nồng độ cholesterolTP, triglycerid, LDL-C [61]. Khi nghiên cứu về nồng độ magie và một số chỉ số lipid máu trên 219 bệnh nhân ĐTĐ và 100 người khỏe mạnh ở Pakistan, tác giả Elahi cho thấy nồng độ magie máu ở người khỏe mạnh bình thường là 1,15±0,33 mmol/L cao hơn có ý nghĩa so với bệnh nhân ĐTĐ là 0,66±0,09 mmol/L. Ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ nồng độ magie máu có tương quan thuận với nồng độ HDL-C và tương quan nghịch với nồng độ cholesterolTP và nồng độ LDL-C [45].

Tác giả Kirsten nghiên cứu tiến cứu trên 940 BN ĐTĐ ở độ tuổi trung bình là 63,4±11,6( Tuổi), thời gian theo dõi trung bình là 12,3 ± 5,3 (năm) về mối liên quan giữa giảm nồng độ magie máu với việc sử dụng thuốc kiểm

soát glucose bằng đường uống. BN được chia làm 3 nhóm: Nhóm sử dụng metformin, nhóm sử dụng sulfonyurea đơn thuần và nhóm sử dụng phối hợp cả 2 thuốc trên. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tỷ lệ giảm nồng độ magie máu ở nhóm sử dụng phối hợp 2 thuốc cao hơn có ý nghĩa so với nhóm sử dụng đơn thuần một thuốc. Việc sử dụng thuốc kiểm soát glucose bằng đường uống trong thời gian dài, đặc biệt ở những BN được sử dụng phối hợp giữa metformin và sulfonyurea gây giảm magie máu có thể do làm giảm hấp thu magie tại ruột hoặc tăng tích lũy magie trong tế bào [52]. Tác giả đã đưa ra khuyến nghị rằng nên định lượng magie máu vì đây là xét nghiệm dễ thực hiện với chi phí rẻ. Ở BN ĐTĐ nên bổ xung magie bằng đường uống vì đây là liệu pháp với chi phí không cao lại rất an toàn [52].

Khi đề cập đến việc quản lý giảm magie máu ở BN ĐTĐ týp 2, trong một nghiên cứu tổng quan về giảm magie máu và các biến chứng của giảm magie máu ở BN ĐTĐ, tác giả Chhabra đưa ra khuyến nghị: Nên ăn chế độ ăn giàu magie và giảm thiểu việc kém hấp thu magie tại ruột; Kiểm soát tốt nồng độ glucose máu để hạn chế mất magie qua thận do lợi tiểu thẩm thấu và nhiễm toan chuyển hóa, kiểm soát quá trình siêu lọc tại cầu thận bằng cách hạn chế sử dụng thuốc hạ áp ức chế men chuyển hay thuốc chẹn thụ thể angiotensin. Nếu nồng độ magie vẫn không được kiểm soát thì việc bổ sung magie bằng đường uống là cần thiết. Thời gian bổ sung magie tối thiểu là 3 tháng [41].

1.3.2. Tại Việt Nam:

Đã có rất nhiều nghiên cứu trên BN ĐTĐ về các lĩnh vực lâm sàng cũng như cận lâm sàng. Tuy nhiên, nghiên cứu về nồng độ magie máu cũng như việc xác định các mối liên quan giữa nồng độ magie huyết tương với các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng ở BN ĐTĐ týp 2 thì chưa có nhiều nghiên cứu đề cập đến theo nghiên cứu của tác giả Bùi Ngọc Nam Anh ( 2001) nghiên cứu trên 37 BN ĐTĐ týp 2 cho thấy giảm nồng độ magie huyết tương ở bệnh nhân

Chƣơng 2

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu * Nhóm chứng:

Gồm 112 người khỏe mạnh, không mắc bệnh ĐTĐ, có độ tuổi và giới tương đương với nhóm bệnh nhân ĐTĐ, tự nguyện tham gia vào nhóm nghiên cứu.

* Nhóm bệnh:

Gồm 120 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 đã được lập sổ quản lý và điều trị ngoại trú và 40 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 mới phát hiện lần đầu.

Bênh nhân được lựa chọn theo khuyến cáo của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) năm 2010, để chẩn đoán ĐTĐ chúng ta dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau:

1. HbA1C ≥ 6,5%

2. Glucose huyết tương lúc đói ≥ 7,0 mmol/L (xét nghiệm ít nhất 2 lần). 3. Glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ sau khi uống 75 g gluocse ≥ 11,1 mmol/L.

4. Glucose huyết tương bất kỳ ≥ 11,1 mmol/L, kết hợp với các triệu chứng lâm sàng.

+ Bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ týp 2 theo một số tiêu chuẩn của WHO được vận dụng phù hợp với điều kiện Việt Nam:

- Tuổi > 40

- Triệu chứng lâm sàng không rầm rộ - Thường có cơ địa béo phì

- Không có biến chứng nhiễm toan ceton

glucose máu.

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

* Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng đối với nhóm chứng: - Có rối loạn chuyển hóa lipid

- Mắc các bệnh cấp tính, mạn tính

* Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân nghiên cứu:

- Bệnh nhân ĐTĐ týp 1 và ĐTĐ thứ phát sau bệnh nội tiết hoặc do thuốc. - Bệnh nhân có bệnh Basedow, suy giáp, bệnh lý tuyến yên.

- Bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có các bệnh lý ác tính, suy gan, suy thận, phụ nữ có thai và cho con bú hoặc bệnh nhân đang có các viêm nhiễm, bệnh lý cấp tính khác.

- ĐTĐ týp 2 có chỉ định điều trị bằng insulin hoặc BN ĐTĐ có protein niệu.

- BN đang sử dụng các thuốc ảnh hưởng đến nồng độ magie như: Thuốc lợi tiểu thiazide, cisplatin, gentamycin và cyclosporin.

- Bệnh nhân đang tham gia vào nghiên cứu khác hoặc không hợp tác làm các xét nghiệm theo yêu cầu.

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.2.1. Địa điểm nghiên cứu

Khoa Khám bệnh, Bệnh viện trường Đại học Y khoa Thái Nguyên. Khoa Xét nghiệm, Bệnh viện trường Đại học Y khoa Thái Nguyên.

2.2.2. Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 6/2014 đến 2/2015.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả, thiết kế nghiên cứu cắt ngang.

điểm trước uống thuốc kiểm soát glucose máu bằng đường uống.

2.3.2. Cỡ mẫu

Cỡ mẫu nghiên cứu được tính theo công thức của WHO kiểm định sự khác biệt về nồng độ magie huyết tương giữa nhóm BN ĐTĐ và người bình thường: N= 2 (Z1-α/2 + Z1-β)2 (µ0 - µa)2 Trong đó: Mức ý nghĩa thống kê = 5% Lực của test 1-=80% z 1-/2= 1,96 z 1-= 0,842

 Chỉ số magie ở người bình thường 0= 1,15 mmol/L (dựa trên nghiên cứu của Elahi trên 100 người khỏe mạnh) [45].

 Độ lệnh chuẩn của trị số magie ở người bình thường σ =0,32 (dựa trên nghiên cứu của Elahi trên 100 người khỏe mạnh) [45].

- Dự kiến nồng độ magie ở nhóm bệnh nhân a= 0.82 mmol/L (dựa trên nghiên cứu của Hamid ở 122 BN ĐTĐ týp 2, năm 2008 [47].

Như vậy số đối tượng nghiên cứu theo công thức trên là 80 BN.

Thực tế chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu trên 120 BN ĐTĐ týp 2 và 40 BN ĐTĐ mới phát hiện lần đầu. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Kirsten trên 940 BN ĐTĐ được sử dụng thuốc kiểm soát glucose bằng đường uống cho thấy: Thuốc kiểm soát glucose bằng đường uống có thể gây giảm nồng độ magie huyết tương đặc biệt ở những BN được sử dụng phối hợp giữa metformin và gliclazid [52]. Trên cơ sở trên, chúng tôi tiến hành xác định nồng độ magie và một số chỉ số hóa sinh ở BN ĐTĐ mới phát hiện chưa được

điều trị xem có sự khác biệt về nồng độ magie huyết tương với nhóm BN ĐTĐ đã được sử dụng thuốc kiểm soát glucose bằng đường uống hay không?

2.3.3. Chỉ tiêu nghiên cứu

Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu * Thông tin chung:

- Tuổi, giới, nghề nghiệp, dân tộc, địa chỉ, thời gian mắc bệnh.

* Chỉ tiêu lâm sàng:

- Huyết áp, chiều cao, cân nặng, chỉ số BMI.

* Chỉ tiêu cận lâm sàng

- Định lượng nồng độ glucose huyết tương. - Xác định tỷ lệ HbA1C trong máu toàn phần. - Định lượng nồng độ magie huyết tương.

- Định lượng nồng độ một số thành phần lipid huyết tương (cholesterolTP, triglycerid, HDL-C, LDL-C).

* Tiêu chuẩn chẩn đoán và cách đánh giá:

* Tuổi: Dựa theo thang điểm đánh giá nguy cơ bệnh tim mạch, chia tuổi BN thành 4 nhóm: < 50 tuổi, 50-59 tuổi, 60-69 tuổi và ≥70 tuổi.

* Thời gian phát hiện bệnh đái tháo đường: Được xác định bắt đầu từ lúc được chẩn đoán xác định ĐTĐ và chia thành 3 nhóm: <5 năm (trừ nhóm ĐTĐ mới phát hiện lần đầu), 5-10 năm, >10 năm.

* Hút thuốc lá: Khi BN hút > 5 điếu/ngày trong thời gian liên tục > 2 năm. Tình trạng hút thuốc được tính bằng số bao hút một ngày nhân với số năm hút thuốc lá.

* Luyện tập thường xuyên: Người luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên là người mỗi tuần ít nhất có 3 lần tập, mỗi lần tập luyện ít nhất 30 phút, với thời gian tối thiểu 9 tháng/01năm.

*Tính chỉ số khối cơ thể

BMI = Cân nặng (kg) Chiều cao2

- Thể trạng bệnh nhân được phân loại theo bảng phân loại mức độ BMI của WHO năm 2000 áp dụng cho vùng Châu Á-Thái Bình Dương.

Bảng 2.1. Phân loại thể trạng theo chỉ số khối cơ thể áp dụng cho ngƣời châu Á

Thể trạng BMI (kg/m2) Gầy <18,5 Bình thường 18,5 - 22,9 Béo: Thừa cân Béo độ 1 Béo độ 2 ≥ 23 23 - 24,9 25 - 29,9 ≥ 30 Phân loại tăng huyết áp theo JNC VI - 1997.

Bảng 2.2. Bảng phân loại tăng huyết áp theo JNC VI - 1997

Mức độ Huyết áp tâm thu (mmHg) Huyết áp tâm trƣơng (mmHg) Bình thường < 130 Và < 85 Bình thường cao 130 – 139 Và 85 – 89 Tăng huyết áp: Độ I Độ II Độ III 140 - 159 160 -169 > 180 Hoặc Hoặc Hoặc 90 - 99 100-110 >110

- Đánh giá nồng độ magie huyết tương: Bình thường nồng độ magie là 0,73-1,06 mmol/L. Nồng độ magie huyết tương <0,73 mmol/L là giảm và > 1,06 mmol/l được coi là tăng [2].

2.3.4. Phương pháp thu thập số liệu

2.3.4.1. Phỏng vấn

được chuẩn bị trước. Các kết quả được ghi vào phiếu bệnh án nghiên cứu thống nhất.

2.3.4.2. Khám lâm sàng

* Đo huyết áp:

- Sử dụng ống nghe và huyết áp kế đồng hồ Nhật Bản. Bệnh nhân được đo huyết áp động mạch cánh tay ở tư thế nằm. Trước khi đo bệnh nhân được nghỉ 15 phút, không dùng thuốc ảnh hưởng huyết áp.

* Tính chỉ số khối cơ thể:

- Cân bệnh nhân: Sử dụng cân bàn hiệu SMIC của Trung Quốc có thước đo chiều cao. Bệnh nhân chỉ mặc một bộ quần áo mỏng, không đi giầy dép, không đội mũ. Cân được đặt ở vị trí bằng phẳng, chính về mức 0. Kết quả được ghi bằng kg, sai số không quá 100g.

- Đo chiều cao: Được đo bằng thước đo chiều cao gắn liền với cân. Bệnh nhân đứng thẳng đứng, 2 gót chân sát mặt sau của bàn cân, đầu thẳng, mắt nhìn thẳng. Kéo thước đo thẳng đứng đến hết tầm, sau đó kéo từ từ xuống đến khi chạm đúng đỉnh đầu, đọc kết quả trên vạch thước đo. Kết quả tính bằng mét (m) và sai số không quá 0,5 cm.

2.3.4.3. Cận lâm sàng

- Các xét nghiệm sinh hóa máu được tiến hành trên máy xét nghiệm sinh hóa tự động AU 480 tại khoa Cận lâm sàng Bệnh viện trường Đại học Y khoa Thái Nguyên.

- Cách lấy mẫu bệnh phẩm: Đối tượng nghiên cứu được lấy máu vào buổi sáng, lúc đói, không dùng các thuốc có ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Lấy máu tĩnh mạch khuỷu tay theo đúng qui trình vô khuẩn. Lấy 2 mL máu tĩnh mạch chống đông heparin lấy máu toàn phẩn để xác định tỷ lệ HbA1C, sau đó quay ly tâm theo qui trình, lấy huyết tương để định lượng magie huyết tương và một số chỉ số hóa sinh khác.

+ Định lƣợng magie huyết tƣơng

Định lượng magie huyết tương bằng phương pháp quang phổ. Được thực hiện trên máu AU 480.

Nguyên tắc: Magie ion sẽ tạo thành phức hợp màu đỏ tía với xylidyl blue trong dung dịch kiềm. Màu được tạo thành tỷ lệ với nồng độ magie trong mẫu bệnh phẩm và được đo ở bước sóng 520/580 nm. Giá trị bình thường của magie huyết tương là 0,73 - 1,06 mmol/L.

+ Định lƣợng glucose huyết tƣơng

Định lượng glucose huyết tương bằng phương pháp enzym so màu được thực hiện trên máy AU 480 với thuốc thử và chuẩn của hãng Beckman Coulter. Giá trị bình thường của nồng độ glucose huyết tương là 3,6 - 6,4 mmol/L.

+ Xác định tỷ lệ HbA1C máu toàn phần

HbA1C được xác định bằng phương pháp miễn dịch đo độ đục trên máy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nồng độ magie huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện trường đại học y khoa thái nguyên​ (Trang 32)