Nồng độ magie huyết tương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nồng độ magie huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện trường đại học y khoa thái nguyên​ (Trang 71)

Trong số các rối loạn nội tiết và chuyển hóa liên quan đến magie thì ĐTĐ là thường gặp nhất. Giảm nồng độ magie máu gặp ở cả BN ĐTĐ týp 1 và ĐTĐ týp 2. Có nhiều nguyên nhân gây giảm nồng độ magie ở BN ĐTĐ bao gồm chế độ ăn giảm magie, sử dụng thuốc lợi tiểu thẩm thấu cũng như lợi tiểu thiazid làm tăng bài tiết magie qua thận, giảm hấp thu magie ở ống thận do kháng insulin [44]. Một nguyên nhân khác gây giảm magie ở BN ĐTĐ là do giảm hấp thu tại ruột do chế độ ăn giàu lipid và giảm chất xơ… Insulin có thể ảnh hưởng đến sự vận chuyển magie từ huyết tương vào hồng cầu và tế bào cơ trơn cả trong thực nghiệm và trong cơ thể sống. Điều này có thể giải thích được lý do hạ magie máu ở BNĐTĐ là rất thường gặp [44], [63].

Theo nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nồng độ magie huyết tương ở nhóm BN ĐTĐ mới mắc là 0,73 ±0,08 mmol/L, ở nhóm BN ĐTĐ là 0,72± 0,09 mmol/L. Nồng độ magie ở hai nhóm BN ĐTĐ này thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng là 0,84±0,06 mmol/L, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của tác giả Bùi Ngọc Nam Anh là 0,89±0,099 mmol/L có thể do cỡ mẫu trong nghiên cứu của chúng tôi lớn hơn ( 120 BN so với 37 BN )

tương thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng là người khỏe mạnh, bình thường, không bị ĐTĐ. Nồng độ magie huyết tương ở nhóm BN ĐTĐ trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Supriya có thể do BN trong nghiên cứu của chúng tôi kiểm soát glucose thông qua chỉ số HbA1C tốt hơn so với nghiên cứu trên (7,2±1,8% so với 9,05 ± 2,44%) [62].

Bảng 4.1. So sánh nồng độ magie huyết tƣơng

Tác giả BNĐTĐ/ Chứng Tuổi ĐTĐ/chứng Thời gian mắc bệnh Magie HT ĐTĐ/chứng P T.T.Lượng (2015) 120/112 53,3/51,7 4,0±3,1 0,72/0,84 <0,05 Resnic (1993)* 20/23 - 10,7 0,81/0,86 >0,05 Ma (1995)* 282/6707 - - 0,79/0,83 <0,05 Lenardis (1999)* 114/116 53-57 7,2 0,84/0,88 <0,05 Wälti (2003)* 109/156 61,3/58,3 10,7 0,77/0,83 <0,05 Kauser (2006)* 50/50 38-80 - 0,69/0,83 <0,05 Diwan (2006)* 40/40 40-60 - 0,68/0,85 <0,05 Hamid (2008) 122 63,0 7,4±5,8 0,82 - Supriya (2012) 50/50 52,1/48,4 - 0,67/0,76 <0,01 * Ghi chú: Trích dẫn theo [61].

Không có thông tin.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ giảm magie huyết tương ở nhóm BN ĐTĐ là 50%, ở nhóm BN ĐTĐ mới mắc là 42,5% trong khi ở nhóm chứng tỷ lệ này là 0,9%. Tỷ lệ giảm magie huyết tương trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với một số nghiên cứu khác có lẽ do tiêu chuẩn chẩn

đoán giảm magie của chúng tôi (<0,73 mmol/L) [2], trong khi các nghiên cứu khác (<0,7 mmol/L [43], [52], hoặc <0,66 mmol/L [44]).

Số liệu bảng 4.2 cho thấy: Ở nhóm BN ĐTĐ có giảm magie huyết tương thì nồng độ glucose, tỷ lệ HbA1C cao hơn có ý nghĩa so với nhóm BN ĐTĐ có nồng độ magie huyết tương bình thường. Tuy nhiên, nồng độ một số thành phần lipid huyết tương không có sự khác biệt giữa nhóm BN ĐTĐ có giảm magie huyết tương với nhóm BN ĐTĐ có nồng độ magie huyết tương bình thường. Về nồng độ glucose và một số thành phần lipid trong nghiên cứu của tác giả Kirsten cao hơn trong nghiên cứu của chúng tôi có thể do tuổi BN cao hơn (63,4±11,6 so với 53,7±12,3), thời gian mắc bệnh lâu hơn (12,3 ± 5,5 năm so với 4,0 ± 3,1 năm), chỉ số khối cơ thể cao hơn (29,5 ± 5,4 so với 23,0 ± 4,9) [52].

Bảng 4.2. So sánh nồng độ một số chỉ số hóa sinh huyết tƣơng theo nồng độ magie huyết tƣơng ở nhóm BN ĐTĐ

Magie HT Chỉ số Bình thƣờng Giảm P T.T. Lƣợng Kirsten [52] T.T. Lƣợng Kirsten [52] CholesterolTP 4,9±1,0 5,5±1,1 5,2±1,0 5,4±1,1 >0,05 Triglycerid 2,7±1,9 1,9(1,1-3,3) 2,9±2,2 2,0(1,1-3,5) >0,05 HDL-C 1,2±0,2 1,05±0,32 1,3±0,3 1,03±0,31 >0,05 LDL-C 2,8±0,9 3,5±0,9 3,0±0,8 3,4±0,9 >0,05 Glucose 7,2±1,2 8,1(6,7- 10,3) 7,9±2,1 8,9 (7,2-11,9) <0,01 HbA1C 6,9±1,2 7,2(6,3-8,5) 7,5±1,3 7,9(6,6-8,9) <0,05

4.3. Mối liên quan giữa nồng độ magie huyết tƣơng với một số yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng

4.3.1. Thời gian mắc bệnh

tương với thời gian mắc bệnh ở BN ĐTĐ. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của tác giả Haque nghiên cứu trên 30 BN ĐTĐ cho thấy, tỷ lệ giảm magie huyết tương là 63,3%, không có mối liên quan giữa nồng độ magie huyết tương với thời gian mắc bệnh [48].

Nồng độ magie huyết tương ở nhóm BN ĐTĐ có thời gian mắc bệnh >10 năm trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm BN ĐTĐ có thời gian mắc bệnh < 5 năm (0,69 mmol/L so với 0,74 mmol/L).

Khi tìm hiểu về mối liên quan giữa nồng độ magie huyết tương với thời gian mắc bệnh, tác giả Sasmita đã nghiên cứu trên 100 BN ĐTĐ kết quả cho thấy tỷ lệ BN ĐTĐ giảm magie huyết tương ở nhóm BN ĐTĐ có thời gian mắc bệnh lâu năm (> 6 năm) có xu hướng thấp hơn so với nhóm BN ĐTĐ có thời gian mắc bệnh từ 3-5 năm [60]. Nghiên cứu trên 1105 BN ĐTĐ týp 2, kết quả cho thấy: Ở những BN ĐTĐ có thời gian mắc bệnh >5 năm là yếu tố nguy cơ độc lập của giảm magie huyết tương, những BN này có nguy cơ giảm magie huyết tương gấp 2 lần so với những BN ĐTĐ có thời gian mắc bệnh < 5 năm [43].

4.3.2. Chỉ số khối cơ thể

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ thừa cân, béo phì trong nghiên cứu của chúng tôi là 40,8%. Ở nhóm BN ĐTĐ có thừa cân và béo phì thì nồng độ magie, glucose và HbA1C không có sự khác biệt so với nhóm không thừa cân béo phì.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của tác tác giả Dana [43]. Tác giả cho rằng nồng độ magie nội bào và huyết tương đều giảm ở BN ĐTĐ nhưng sự giảm này không liên quan đến chỉ số khối cơ thể (trích dẫn theo [43]). Tuy nhiên, trong một nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 800 nam giới tại Ấn Độ cho thấy béo phì có liên quan đến giảm nồng độ magie huyết tương, chỉ số khối cơ thể càng cao thì nồng độ magie huyết

tương càng thấp và stress oxy hóa càng cao [38].

4.3.3. Huyết áp

Về mối quan hệ giữa THA và thiếu hụt magie vẫn chưa rõ ràng, magie có tác dụng điều chỉnh trương lực mạch máu và tính đàn hồi của mạch máu. Thiếu hụt magie trong thời gian dài có thể gây THA do làm tăng sức cản ngoại vi. Bằng thực nghiệm truyền magie ở động vật bình thường đã làm giảm huyết áp, tăng lưu lượng máu tới thận.

Thiếu hụt magie được coi như một yếu tố nguy cơ của THA. nghiên cứu thực nghiệm trên chuột của tác giả Laurant cho thấy: Ở chuột cho ăn kiêng với chế độ ăn thiếu magie thì có sự tăng dần HA ở chuột (trích dẫn theo [59]). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy ở nhóm BN ĐTĐ có THA nồng độ magie huyết tương là 0,70 ± 0,07 mmol/L, thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm BN ĐTĐ không THA (0,73±0,08 mmol/L). Ở nhóm BN ĐTĐ có THA độ 2, nồng độ magie huyết tương cũng thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm BN ĐTĐ THA độ 1 (0,68±0,07 mmol/L so với 0,72±0,06 mmol/L). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của tác giả Dana [43]. Ở nhóm BN ĐTĐ có THA tỷ lệ giảm magie huyết tương là 22,4% cao hơn có ý nghĩa so với nhóm BN ĐTĐ không THA (10,6%). Nhóm BN ĐTĐ THA có nguy cơ hạ magie huyết tương gấp 1,8 lần so với nhóm BN ĐTĐ không THA [43].

Cơ chế gây tăng huyết áp do thiếu hụt magie chưa rõ ràng. Mặc dù nồng độ magie giảm nhẹ ở các mô và gây ảnh hưởng gián tiếp đến tế bào như mất kali và tích lũy canxi và natri. Một số thí nghiệm đã chỉ ra rằng sự thiếu hụt magie gây ra những rối loạn trên hệ thống tim mạch như co thắt mạch, tăng hoạt động co mạch, tăng lắng đọng canxi ở cơ trơn và cơ tim, hình thành các gốc tự do, các yếu tố tiền viêm, thay đổi tính thấm và khả năng vận chuyển của màng tế bào. Tất cả các hiện tượng trên có thể gây thay đổi huyết áp [10].

Giảm magie huyết tương rất thường gặp ở BN ĐTĐ týp 2. Thuốc kiểm soát glucose bằng đường uống, đặc biệt là metformin kết hợp với gliclazid, đây là yếu tố liên quan đến giảm nồng độ magie huyết tương ở BN ĐTĐ, do metformin gây mất magie qua ruột và dẫn đến giảm magie máu [43]. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của tác giả Mather thì giảm magie huyết tương lại liên quan đến sử dụng thuốc gliclazid (trích dẫn theo [43]).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: Nồng độ magie huyết tương ở nhóm BN ĐTĐ sử dụng gliclazid đơn thuần thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm BN ĐTĐ sử dụng metformin. Kết quả nghiên cứu của Dana cho thấy ở nhóm BN ĐTĐ sử dụng phối hợp metformin với gliclazid tỷ lệ giảm magie huyết tương là 42,5%, cao hơn so với nhóm sử dụng metformin đơn thuần (14,5%) hay nhóm sử dụng gliclazid (21,2%). Có sự khác biệt này trong nghiên cứu của chúng tôi có thể do cỡ mẫu trong nghiên cứu của chúng tôi còn ít (120 so với 940) nên cần có nghiên cứu với số mẫu lớn hơn để có thể đưa ra được kết luận chính xác.

Trong nghiên cứu của chúng tôi chưa thấy sự khác biệt có ý nghĩa về nồng độ magie, một số chỉ số hóa sinh huyết tương ở nhóm BN ĐTĐ sử dụng thuốc hạ áp, thuốc hạ lipid máu so với nhóm không sử dụng các thuốc trên.

4.3.5. Mối liên quan giữa nồng độ magie huyết tương với một số chỉ số hóa sinh máu sinh máu

Bằng thực nghiệm gây thiếu hụt magie trên động vật đã dẫn đến sự thay đổi nồng độ một số chỉ số lipid huyết tương (trích dẫn theo [62]). Một vài nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng nồng độ thấp của magie gây tăng nồng độ cholesterolTP, triglycerid, LDL-C và giảm nồng độ HDL-C. Do thiếu hụt magie là yếu tố kích thích gây co mạch, gây tổn thương tế bào nội mạc dẫn đến xơ vữa mạch. Một số nghiên cứu khác chỉ ra rằng thiếu hụt magie gây xơ vữa mạch do thúc đẩy hiện tượng viêm và stress oxy hóa (trích dẫn theo [62]).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nồng độ magie huyết tương có tương quan nghịch, có ý nghĩa với nồng độ cholesterolTP. Tác giả Supriya nghiên cứu trên 50 BN ĐTĐ và 50 người khỏe mạnh, không ĐTĐ. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối tương quan nghịch giữa nồng độ magie với nồng độ cholesterolTP, triglycerid, LDL-C, VLDL-C huyết tương. Có mối tương quan thuận giữa nồng độ magie với nồng độ HDL-C huyết tương [64]. Kết quả nghiên cứu của tác giả Sasmita cũng đưa ra kết luận tương tự [60].

Tác giả Asha nghiên cứu trên 75 đối tượng gồm 25 người khỏe mạnh bình thường (nhóm 1), 25 BN ĐTĐ không có biến chứng (nhóm 2) và 25 BN ĐTĐ có biến chứng (nhóm 3). Kết quả nghiên cứu cho thấy: Nồng độ magie ở nhóm 2 là 0,80 ± 0,11 mmol/L, nhóm 3 là 0,54 ± 0,12 mmol/L thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm 1 là 1,02 ± 0,10 mmo/L. Ở nhóm BN ĐTĐ có biến chứng nồng độ một số thành phần lipid cũng cao hơn có ý nghĩa so với nhóm BN ĐTĐ không có biến chứng và người khỏe mạnh bình thường. Có lẽ, giảm nồng độ magie và tăng nồng độ cholesterolTP, triglycerid là nguyên nhân gây biến chứng mạch máu lớn và mạch máu nhỏ ở BN ĐTĐ vì vậy cần có những nghiên cứu về mức độ kiểm soát nồng độ glucose và nồng độ magie ở BN ĐTĐ [36].

HbA1C trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ HbA1C ở nhóm BN ĐTĐ mới phát hiện cao hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng. Tỷ lệ HbA1C cao chỉ ra mức độ kiểm soát kém ở BN ĐTĐ. Điều này có thể làm tăng nguy cơ các biến chứng ở BN ĐTĐ. Có mối tương quan nghịch có ý nghĩa giữa nồng độ magie với tỷ lệ HbA1C và glucose máu, kết quả nghiên cứu này của chúng tôi cũng tương tự với kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác [36], [49], [50], [63]. Với kết quả nghiên cứu của chúng tôi có thể gợi ý rằng ở những BN ĐTĐ kiểm soát glucose kém có giảm magie máu, đây có thể là yếu tố thúc đẩy các biến chứng ở BN ĐTĐ.

Hamid nghiên cứu trên 122 BN ĐTĐ (84 nữ và 40 nam) có tuổi trung bình là 63 ± 10 (tuổi), có thời gian mắc bệnh trung bình là 7,4 ± 5,8 (năm), chỉ số khối cơ thể trung bình là 25,5 ± 4,5 (kg/m2), nồng độ magie trung bình huyết tương là 0,82 ± 0,16 mmol/L, nồng độ một số thành phần lipid tương ứng là 5,13 ± 1,35 mmol/L, 2,07 ± 1,15 mmol/L, 2,90 ± 0,96 mmol/L và 1,22 ± 0,47 mmol/L. Nồng độ magie huyết tương có tương quan nghịch, mức độ thấp với nồng độ cholesterolTP, LDL-C, tuổi, với r tương ứng là -0,2, -0,2, -0,18 [47].

Supriya nghiên cứu trên 100 đối tượng gồm 50 BN ĐTĐ týp 2 có độ tuổi trung bình là 52,1 ± 10,5 (tuổi) và 50 người khỏe mạnh bình thường không bị ĐTĐ có độ tuổi trung bình là 48,4 ± 11,3 (tuổi). Một số chỉ số được xác định gồm tỷ lệ HbA1C máu toàn phần, nồng độ magie huyết tương, nồng độ một số thành phần lipid huyết tương (cholesterolTP, triglycerid, HDL-C, LDL-C). Kết quả nghiên cứu thu được như sau: Nhóm BN ĐTĐ tỷ lệ HbA1C là 9,05 ± 2,44% cao hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng là 4,71 ± 0,67%. Nồng độ magie, cholesterolTP, triglycerid, HDL-C, LDL-C huyết tương ở nhóm BN ĐTĐ tương ứng là 0,67 ± 0,12 mmol/L, 6,00 ± 1,07 mmol/L, 2,57 ± 0,56 mmol/L, 0,83 ± 0,15 mmol/L, 3,86 ± 0,70 mmol/L. Nồng độ magie huyết tương có tương quan nghịch mức độ thấp có ý nghĩa với tỷ lệ HbA1C, nồng độ magie huyết tương tương quan nghịch không có ý nghĩa với một số thành phần lipid huyết tương [63].

Tác giả Dasgupta (năm 2012) đã nghiên cứu về nồng độ magie và một số chỉ số hóa sinh huyết tương ở 150 BN ĐTĐ týp 2 với tỷ lệ BN có biến chứng thận, biến chứng thần kinh cũng như tỷ lệ BN có microalbumin niệu khá cao, BN đang được điều trị nội trú tại khoa Nội tiết bệnh viện Trường đại học Y khoa Gauhati Ấn Độ, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ BN giảm magie huyết tương là 11% (trong nghiên cứu của tác giả tiêu chuẩn chẩn đoán giảm magie huyết tương khi nồng độ magie < 0,66mmol/L). Ở nhóm BN giảm

magie huyết tương thì nồng độ trung bình là 0,42±0,13 mmol/L, thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm BN có nồng độ magie bình thường (0,81±0,46 mmol/L). Ở nhóm BN giảm magie huyết tương, nồng độ glucose máu, tỷ lệ HbA1C máu toàn phần cao hơn có ý nghĩa so với nhóm BN có nồng độ magie huyết tương bình thường (18,8±5,0 mmol/L, 11,9±2,26% so với 15,4±4,7 mmol/L, 9,8±2,1%). Tác giả Dasgupta đã đưa ra kết luận: Giảm magie huyết tương thường liên quan với những BN ĐTĐ có mức độ kiểm soát glucose máu kém và tỷ lệ bệnh võng mạc, bệnh thận cũng như loét bàn chân rất cao. Giảm magie huyết tương có thể là nguyên nhân của suy yếu cơ ở BN ĐTĐ, đây là vấn đề cần phải được chú ý để tránh rối loạn về thần kinh cơ ở BN ĐTĐ. Vì vậy, theo dõi nồng độ magie huyết tương thường xuyên ở BN ĐTĐ là rất cần thiết và tác giả cũng đã đưa ra khuyến cáo cần bổ sung magie ở BN ĐTĐ týp 2 tại Ấn Độ [44].

Nồng độ magie huyết tương ở BN ĐTĐ thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng là người khỏe mạnh bình thường. Nồng độ magie huyết tương ở nhóm BN ĐTĐ kiểm soát nồng độ glucose kém, với thời gian mắc bệnh lâu thấp hơn so với nhóm BN ĐTĐ kiểm soát được nồng độ glucose [54], [60]. Giảm magie huyết tương ở BN ĐTĐ có thể dẫn đến nhiều biến chứng. Vì vậy, định lượng nồng độ magie huyết tương là xét nghiệm có giá trị ở BN ĐTĐ [61].

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu trên 120 bệnh nhân đái tháo đường, 40 bệnh nhân đái tháo đường mới mắc và 112 người khỏe mạnh, không có các rối loạn chuyển hóa glucose (nhóm chứng), chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây:

1. Về nồng độ magie huyết tƣơng

- Nồng độ magie huyết tương ở nhóm bệnh nhân đái tháo đường, nhóm bệnh nhân đái tháo đường mới mắc thấp hơn so với nhóm chứng, sự khác biệt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nồng độ magie huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện trường đại học y khoa thái nguyên​ (Trang 71)