1.4. Những nhân tố ảnh hƣởng đến xây dựng và phát triển VHDN
1.4.2. Nhân tố bên trong
1.4.2.1. Người lãnh đạo
Lãnh đạo tạo dựng nền tảng văn hóa doanh nghiệp: Ngay từ khi sáng lập doanh nghiệp, lãnh đạo đề ra tầm nhìn cho doanh nghiệp và lựa chọn hƣớng đi, mục tiêu, môi và các nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó, nhà lãnh đạo là ngƣời tạo ra những đặc trƣng riêng cho nền tảng văn hóa doanh nghiệp của mình, thông qua quá trình truyền đạt tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu chiến lƣợc, hay triết lý kinh doanh, nhà lãnh đạo đã truyền bá những tƣ tƣởng tốt đẹp, lôi cuốn mọi ngƣời để thực hiện công việc hƣớng tới giá trị, mục tiêu đó. Những tham vọng, khát khao và niềm tin của nhà lãnh đạo dần dần đƣợc chia sẻ, thấm nhuần trong tổ chức và trở thành những giá trị chung của doanh nghiệp.
Lãnh đạo hình thành, nuôi dƣỡng môi trƣờng và những chuẩn mực văn hóa: Khi triển khai ý tƣởng kinh doanh, nhà lãnh đạo đã xác định và lựa chọn đƣờng lối hoạt động, con đƣờng phát triển, các nguyên tắc và những quy định cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Sự lựa chọn ấy cùng với sự chấp nhận, đóng góp của các thành viên trong tổ chức sẽ dần tạo nên các chuẩn mực hoạt động trong tổ chức. Cùng với sự tƣơng tác trong nội bộ doanh nghiệp là sự tham gia của các chính sách quản trị, nhất là chính sách quản trị nhân lực, qua đó, tạo nên một môi trƣờng hoạt động mang phong cách riêng của doanh nghiệp. Đồng thời, những chuẩn mực đƣợc hình thành đó sẽ trở thành những tiêu chuẩn đánh giá và lựa chọn hành vi phù hợp trong doanh nghiệp. Qua đó, góp phần củng cố và phát triển văn hóa doanh nghiệp.
Lãnh đạo tuyển chọn những ngƣời phù hợp với hệ giá trị văn hóa: Quá trình quản trị thƣờng đƣợc xem nhƣ nghệ thuật đạt đƣợc mục tiêu thông qua nỗ lực của những ngƣời đi theo. Chọn lựa nhân sự và tổ chức bộ máy là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong quản lý tổ chức. Bởi vậy, nhà lãnh đạo thƣờng lựa chọn những ngƣời có khát vọng, động cơ, giá trị và niềm tin tƣơng đối giống với hệ giá trị của mình vào đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp. Ở những vị trí quan trọng nhƣ quản lý hay lãnh đạo cấp cao, nhà lãnh đạo càng phải chú trọng hơn tới việc lựa chọn những ngƣời đồng sự tin cậy với mình. Quá trình này sẽ giúp cho tổ chức lớn lớn trong quá trình nhân bản hệ giá trị của tổ chức. Nếu thiếu sự lựa chọn nhân sự kỹ lƣỡng, sẽ rất khó khăn cho doanh nghiệp trong việc phát triển văn hóa doanh nghiệp mạnh.
Lãnh đạo là tấm gƣơng và động lực cho nhân viên: Con ngƣời chủ yếu nhận và hấp thụ tri thức qua mắt. Vì vậy hình ảnh, hành vi, và thái độ của lãnh đạo có sức ảnh hƣởng to lớn đối với hành vi của nhân viên. Nhân viên thƣờng bị ảnh hƣởng, học theo và làm theo các hành vi của lãnh đạo. Họ luôn
cho mình một hình ảnh chuẩn mực và phù hợp với văn hóa doanh nghiệp của mình, không ngừng bồi dƣỡng, nâng cao khả năng lãnh đạo của mình. Với những mục tiêu, mong muốn mà nhà lãnh đạo đặt ra thì một nhà lãnh đạo thành công luôn là đầu tầu, luôn biết cách lôi kéo mọi ngƣời tin tƣởng và đi theo đƣờng lối của mình. Trong quá trình làm việc, họ gặp gỡ, trao đổi cởi mở và lắng nghe ý kiến đóng góp từ nhân viên, họ quan tâm tới nhu cầu, nguyện vọng của từng cá nhân. Từ đó, nhân viên tin tƣởng và đi theo con đƣờng nhà lãnh đạo đã lựa chọn một cách tự nguyện. Nhân cách của lãnh đạo quyết định chất lƣợng văn hóa doanh nghiệp.
Lãnh đạo là ngƣời thay đổi văn hóa doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo là ngƣời xây dựng nên văn hóa doanh nghiệp, nhƣng cũng là ngƣời đầu tiên thay đổi văn hóa doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động và phát triển, do môi trƣờng tác động và nhiều yếu tố thay đổi sẽ làm thay đổi văn hóa doanh nghiệp và nhà lãnh đạo là ngƣời có vai trò rất lớn trong việc khởi xƣởng và thực hiện những thay đổi văn hóa trong doanh nghiệp. Thay đổi văn hóa trong doanh nghiệp là một thách thức lớn do tâm lý ngại thay đổi và có ý chống đối với những thay đổi của con ngƣời, đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có những hoạt động rất tích cực, cẩn trọng và bền bỉ. Vì vậy, khi cần phải thay đổi văn hóa doanh nghiệp, nhà lãnh đạo không chỉ là ngƣời đề ra các chiến lƣợc thay đổi, mà chính họ cũng tấm gƣơng thay đổi đầu tiên để tác động và tạo nên sự thay đổi đối với các thành viên khác trong doanh nghiệp.
1.4.2.2. Đặc điểm ngành nghề
Đặc điểm ngành nghề cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến VHDN. Với đặc thù của mỗi ngành nghề mà hình thành những nét đặc trƣng của VHDN. Và những đặc trƣng đó có thể trở thành biểu tƣợng của doanh nghiệp, thành đặc điểm khiến mọi ngƣời dễ nhận và nhớ đến nhất. Chẳng hạn nhƣ trong lĩnh
vực thời trang thì phong cách của những công ty kinh doanh thời trang thƣờng có những nét phá cách, không nằm trong một khuôn khổ cứng nhắc nào cả, ở đó thƣờng chiếm số đông là những ngƣời trẻ tuổi, với đầy nhiệt huyết, sức sáng tạo. Những logo, ấn phẩm của các công ty thời trang cũng có những nét nổi bật, bắt mắt.
1.4.2.3. Lịch sử hình thành doanh nghiệp
Đây cũng là một ảnh hƣởng không nhỏ đến VHDN. Lịch sử hình thành doanh nghiệp là cả một quá trình lâu dài của sự nỗ lực xây dựng và vun đắp cho doanh nghiệp. Đó sẽ là niềm tự hào cho các thành viên trong doanh nghiệp và trở thành những giai thoại còn sống mãi cùng sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Vai trò của lịch sử phát triển và truyền thống văn hoá đối với việc xây dựng các đặc trƣng văn hoá mới cho doanh nghiệp thể hiện ở việc cho chúng ta hiểu đƣợc đầy đủ quá trình vận động và thay đổi của các đặc trƣng văn hoá, những nguyên nhân và ảnh hƣởng của chúng đến qúa trình vận động và thay đổi về văn hoá doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, những doanh nghiệpcó lịch sử phát triển lâu đời về bề dày truyền thống thƣờng khó thay đổi về doanh nghiệp hơn doanh nghiệp mới, non trẻ chƣa định hình rõ phong cách hay đặc trƣng văn hoá. Những truyền thống, tập quán, nhân tố văn hoá đã định hình và xuất hiện trong lịch sử vừa là chỗ dựa, nhƣng cũng có thể trở thành những “rào cản tâm lý” không dễ vƣợt qua trong việc xây dựng và phát triển những đặc trƣng văn hoá mới.
1.4.2.4. Kinh nghiệm của nhóm trong doanh nghiệp
Những kinh nghiệm của nhóm nào đó trong doanh nghiệp có đƣợc khi xử lý thành công vƣợt trội công việc nào đó sẽ đƣợc tuyên truyền và phổ biến rộng rãi cho mọi thành viên trong doanh nghiệp.
1.4.2.5. Loại hình doanh nghiệp
Các công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty nhà nƣớc có những giá trị văn hóa khác nhau. Sở dĩ nhƣ vậy là vì bản chất hoạt động, điều hành cũng nhƣ ra quyết định ở các công ty này là khác nhau.
CHƢƠNG 2- THỰC TRẠNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU