CHƢƠNG 2 : PHƢƠNGPHÁ PV THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạngquản trị rủi ro tíndụng tại Ngânhàng Xuất nhập khẩu Việt
3.2.3. Công tác kiểm soát rủi ro tíndụng
3.2.3.1. Các công cụ kiểm soát rủi ro tín dụng đã được triển khai a. Dựa trên chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng hiện tại của Eximbank chi nhánh Nghệ An dựa trên nguyên tắc thận trọng. Chi nhánh đã thực hiện đánh giá lại tất cả các khoản tín dụng hiện tại, lựa chọn, tiếp tục hợp tác với các khách hàng tốt, có uy tín trả nợ và thu hẹp các khoản tín dụng có nguy cơ trở thành nợ quá hạn, gây rủi ro. Chi nhánh cũng ban hành các văn bản hƣớng dẫn thực hiện chính sách tín dụng, kiểm soát sự tuân thủ trong suốt quá trình tín dụng.
Hiện tại, 10 nhóm tiêu chí đƣợc Eximbank Nghệ An sử dụng để thẩm định, phê duyệt, kiểm soát, đánh giá tín dụng danh mục cho vay ở mọi cấp độ nhƣ nhóm cấp tín dụng bình thƣờng, nhóm hạn chế, nhóm không cấp, nhóm chấm dứt cấp tín dụng. Trong đó, có hai nhóm chính mà chi nhánh chú ý, đó là:
+ Nhóm tiêu chí xét duyệt gồm đối tƣợng khách hàng, ngành nghề kinh doanh, tình hình tài chính, nguồn trả nợ, tài sản đảm bảo, vị trí địa lý, tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo.
+ Nhóm tiêu chí kiểm soát gồm sản phẩm tín dụng, kỳ hạn, loại tiền vay, kênh phân phối.
Khi phân tích và thẩm định khách hàng, mỗi khách hàng sẽ đƣợc xếp vào một trong bốn nhóm sau:
+ Nhóm cấp tín dụng bình thƣờng: là các khách hàng đáp ứng các tiêu chí từ 1 đến 6 (nhóm xét duyệt) đều thuộc nhóm “cấp tín dụng bình thƣờng”, và các tiêu chí còn lại không có tiêu chí nào thuộc nhóm “hạn chế cấp tín dụng” hay “không cấp tín dụng” hay “chấm dứt cấp tín dụng”.
- Nhóm hạn chế cấp tín dụng: là các khách hàng có ít nhất một trong các tiêu chí từ 1 đến 6 (nhóm xét duyệt) thuộc nhóm “hạn chế cấp tín dụng”,
và các tiêu chí còn lại không có tiêu chí nào thuộc nhóm “không cấp tín dụng” hay “chấm dứt cấp tín dụng”.
+ Nhóm không cấp tín dụng: là các khách hàng có ít nhất một trong các tiêu chí từ 1 đến 6 (nhóm xét duyệt) thuộc nhóm “không cấp tín dụng” hay “chấm dứt cấp tín dụng”.
+ Nhóm chấm dứt cấp tín dụng (đối với khách hàng hiện tại): là các khách hàng có ít nhất một trong các tiêu chí từ 1 đến 6 (nhóm xét duyệt) thuộc nhóm “chấm dứt cấp tín dụng”.
b. Kiểm soát rủi ro tín dụng dựa trên quy trình tín dụng
Quy trình tín dụng của Eximbank chi nhánh Nghệ An khá chặt chẽ, có sự phân công công việc và trách nhiệm cụ thể đối với từng vị trí chức danh. Điều này giúp cho hoạt động tín dụng từ khâu tìm kiếm khách hàng đến khâu cuối cùng, cấp tín dụng cho khách hàng đƣợc thực hiện một cách hiệu quả và giúp hạn chế tối đa các tiêu cực trong hoạt động tín dụng của chi nhánh.
Quy trình tín dụng đƣợc bắt đầu từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng, cho đến khi khách hàng ra quyết định cho vay, giải ngân, thanh lý hợp đồng tín dụng. Cán bộ tín dụng sẽ đảm nhiệm quản lý quy trình này, theo cơ chế “một cửa” đối với khách hàng.
Bảng 3.2: Quy trình tín dụng của Eximbank chi nhánh Nghệ An
Bƣớc Thời gian Nhiệm vụ cụ thể
1 KH có nhu cầuvay vốn
- CBTD tƣ vấn, hƣớng dẫn thủ tục vay vốnThẩm định sơ bộ về mục đích vay, thu nhập trảnợ, tài sản đảm bảo... 2 Sau khi KH đãcung cấp đầy đủhồ sơ vay - Thẩm định tài sản đảm bảo - Thẩm định tình hình tài chính, mục đích sửdụng vốn vay, ... - Thẩm định hồ sơ vay và lập tờ trình 3 Thu thập đầy đủthông tin và phêduyệt hồ sơ
- Trình cấp có thẩm quyền xét duyệt hồ sơ vàthông báo kết quả cho KH
- Hoàn tất các thủ tục pháp lý (công chứng vàđăng ký giao dịch đảm bảo)
4 Khi KH có nhucầu rút vốn
- Kiểm tra việc thực hiện các điều kiện phêduyệt của cấp có thẩm quyền và giải ngân
5 Sau khi KH rútvốn
- Thƣờng xuyên kiểm tra sau khi cho vay - Nhắc nợ KH
- Kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh, tìnhhình sử dụng vốn vay,...
(Nguồn: Quy trình tín dụng Ngân hàng TMCP Eximbank – 2008)
Hiện tại, EIB Nghệ An đang áp dụng 2 quy trình tín dụng cho 2 nhóm đối tƣợng khách hàng doanh nghiệp khác nhau, gồm quy trình tín dụng dành cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) và dành cho khách hàng doanh nghiệp lớn.
- Đối với khách hàng tổ chức: quy trình tín dụng đƣợc ban hành kèm theo Quyết định số 246/QĐ-NHNT-CSTD ngày 22/07/2008 của Tổng Giám đốcNHNT. Đây là hƣớng dẫn nội bộ mà ngân hàng nhà nƣớc cấp về trình tự
xử lý các bƣớc trong quá trình xác định giới hạn tín dụng, cấp tín dụng đối với khách hàng là tổ chức. Tuy nhiên, không phải các tổ chức tín dụng sau:
+ Là khách hàng tại Hội sở chính.
+ Khi giới hạn tín dụng vƣợt quá thẩm quyền của Hội đồng tín dụng cơ sở, chi nhánh theo quy định của Ngân hàng nhà nƣớc về thẩm quyền tín dụng trong từng thời kỳ; và khi cấp tín dụng trong phạm vi giới hạn tín dụng đã đƣợc duyệt đối với các trƣờng hợp này.
+ Khi khoản cấp tín dụng/tổng các khoản cấp tín dụng đối với dự án đầu tƣ và/hoặc cho khách hàng chƣa có giới hạn tín dụng vƣợt thẩm quyền của Hội đồng tín dụng cơ sở, chi nhánh tuân theo quy định của Ngân hàng nhà nƣớc về thẩm quyền tín dụng trong từng thời kỳ.
- Đối với khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa: quy trình tín dụng đƣợc ban hành kèm theo Quyết định số 36/QĐ-NHNT-CSTD ngày 28/01/2008 củaTổng Giám đốc NHNT. Quy trình này đƣợc áp dụng đối với các khoản phê duyệt giới hạn tín dụng/cấp tín dụng không thuộc phạm vi của Quy trình với một số bƣớc xử lý cụ thể nhƣ sau:
Đối tƣợng khách hàng/ giá trị khoản cấp tín dụng Hƣớng dẫn thực hiện Giá trị cấp tín dụng ≤ 01 tỷ đồng Không cần chấm điểm, xếp hạng khách hàng, xác định giới hạn tín dụng lầu đầu và hàng năm; phần đề xuất, thẩm định cấp tín dụng tập trung vào làm rõ nguồn trả nợ và đánh giá tài sản đảm bảo
01 tỷ đồng < Giá trị cấp tín dụng ≤ 05 tỷ đồng
Không cần chấm điểm, xếp hạng khách hàng, và không cần xác định giới hạn tín dụng hàng năm
Giá trị cấp tín dụng >5 tỷ đồng
Phải chấm điểm, xếp hạng khách hàng, xác định giới hạn tín dụng.
c. Kiểm soát rủi ro tín dụng dựa ựa trên kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của EIB Nghệ An cũng nhƣ hệ thống xếp hạng tín dụng của các tổ chức chuyên nghiệp xếp hạng quốc tế nhƣ Moody’s, Standard & Poor đều có mục đích đánh giá rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Tuy nhiên, việc đánh giá sẽ khác nhau trong cơ cấu và thiết kế của hệ thống xếp hạn tín dụng nội bộ của EIB Nghệ An với các tổ chức xếp hạng quốc tế. Khách hàng doanh nghiệp đều phải đƣợc xếp hạng tín dụng theo hệ thống xếp hạng tín dụng của Ngân hàng nhà nƣớc 03 tháng/lần và kết quả xếp hạng đƣợc sử dụng để phát triển tín dụng với khách hàng.
Kết quả này còn dùng để phân loại nợ, trích lập, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao về quản trị rủi ro đối với NHTM.
Năm 2017, tại EIB Nghệ An, 109/169 khách hàng là tổ chức kinh tế đã đƣợc đánh giá thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, dƣ nợ của số khách hàng này chiếm khoảng 84% tổng dƣ nợ của EIB Nghệ An. Mặc dù đã xây dựng bộ chỉ tiêu chấm điểm cho khách hàng cá nhân tuy nhiên sang năm 2017, EIB mới triển khai áp dụng.Kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ của các khách hàng có quan hệ tín dụng tại EIB Nghệ An nhƣ sau:
Bảng 3.3: Số khách hàng theo kết quả XHTDNB của CN Nghệ An
Hạng
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Số KH Tỷ trọng (%) Số KH Tỷ trọng (%) Số KH Tỷ trọng (%) AAA 2 2,82 3 3,16 3 2,75 AA 23 32,39 40 42,11 33 30,28 A 31 43,66 44 46,32 65 59,63 BBB 12 16,9 2 2,11 2 1,83 BB 1 1,41 5 5,26 2 1,83 B 2 2,82 1 1,05 2 1,83 CCC 1 1,41 0 0 0 0 CC 0 0 0 0 1 0,92 C 0 0 0 0 0 0 D 1 1,41 0 0 1 0,92 Tổng cộng 71 100 95 100 109 100
(Nguồn: Báo cáo tổng kết 2015-2017)
Việc chấm điểm, đánh giá khách hàng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đã tỏ rõ ƣu thế và trở thành công cụ quản trị rủi ro tín dụng cốt lõi của ngân hàng. Tuy nhiên, hệ thống này vẫn bộc lộ một số vấn đề sau:
- Tất cả các doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ đều đang sử dụng chung các tiêu chí xếp hạng. Điều này sẽ làm các doanh nghiệp nhỏ chƣa có kết quả chấm điểm chính xác vì báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ thƣờng không phản ánh đầy đủ bản chất tài chính của công ty do chủ doanh nghiệp thƣờng cố tình che dấu tình hình tài chính thật sự nhằm đối phó với chính sách thuế. Thông thƣờng các doanh nghiệp nhỏ thƣờng tồn tại song song hai báo cái tài chính, một báo cáo tài chính thực tế và một báo cáo tài chính ảo để tránh thuế. Do đó, nhiều doanh nghiệp nhỏ có báo cáo tài chính kém nhƣng lịch trả nợ rất tốt. Ngoài ra, một số chỉ tiêu phi tài chính đánh giá các vấn đề có tính chất quá vĩ mô đối với doanh nghiệp nhỏ.
- Quy trình chấm điểm tín dụng này đƣợc áp dụng chung cho tất cả các khách hàng là doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau sẽ có những đặc điểm khác nhau, vì vậy với quy trình chấm điểm thống nhất và không cụ thể với từng ngành nhƣ vậy sẽ không thể đánh giá đƣợc hết những đặc điểm riêng có của mỗi loại hình doanh nghiệp.
- Hiện tại hệ thống chỉ áp dụng đánh giá đối với doanh nghiệp hoạt động từ 2 năm trở lên, tức là có báo cáo tài chính 2 năm liên tục, chƣa có bộ chỉ tiêu đánh giá đối với khách hàng mới thành lập, do đó, gây khó khăn trong việc xác định mức độ rủi ro của khách hàng.
- Một số chỉ tiêu phi tài chính chƣa phù hợp và chƣa có hƣớng dẫn đánh giá chi tiết nên việc cho điểm phụ thuộc quá lớn vào chủ quan của cán bộ.
- Các chỉ tiêu đánh giá ngành nghề kinh doanh không đƣợc hƣớng dẫn, cập nhật thƣờng xuyên theo biến động của nền kinh tế để phù hợp với tình hình thực tế và triển vọng ngành trong mỗi giai đoạn cụ thể hiện nay.
d. Kiểm soát rủi ro tín dụng dựa trên điều kiện về đảm bảo tiền vay
Rủi ro tín dụng rất đa dạng và có những rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát của con ngƣời mà không thể đo lƣờng bằng thẩm định tín dụng. Do đó, nhờ sử dụng bảo đảm tiền vay, trách nhiệm của khách hàng đƣợc nâng cao và rủi ro với ngân hàng cũng sẽ đƣợc giảm bớt. Do đó, tỷ lệ cho vay có đảm bảo bằng tài sản có xu hƣớng tăng trong những năm gần đây và góp phần giúp hạn chế tổn thất nếu xảy ra rủi ro.
Theo đó, khi tiến hành các thủ tục với các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền, quy định này sẽ hƣớng dẫn chi tiết cách thức tiến hành định giá tài sản đảm bảo tiền vay, các loại giấy tờ cần thiết đối với từng loại tài sản, các thức thực hiện một cách hợp pháp, hợp lệ trong việc cầm cố, thế chấp tài sản, tỷ lệ thế chấp của từng loại tài sản; xem xét, thẩm định, đánh giá, chấp nhận biện
pháp bảo đảm và tài sản đảm bảo cũng nhƣ kiểm tra, rà soát, đánh giá lại tài sản và xử lý tài sản khi khách hàng vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ.
Eximbank chi nhánh Nghệ An đã và đang thực hiện đa dạng hóa danh mục cho vay theo kỳ hạn, theo loại tiền, theo ngành kinh tế, theo đối tƣợng khách hàng với mục đích ngăn ngừa rủi ro tín dụng tập trung vào một số khách hàng, ngành nghề,...
Ngoài ra, chi nhánh còn quản lý danh mục cho vay bằng cách tuan thủ theo cá giới hạn dƣ nợ đối với khách hàng, nhóm khách hàng liên quan, từng loại sản phẩm cho vay, từng loại hình khách hàng, từng ngành kinh tế, từng thời hạn cho vay, từng loại tiền tệ và theo dõi, giám sát các danh mục cho vay một cách thƣờng xuyên để kịp thời cảnh báo.
+ Hệ thống theo dõi giám sát rủi ro tín dụng: Eximbank chi nhánh Nghệ An thực hiện giám sát, cảnh báo đối với cơ cấu phân loại nợ, danh mục cho vay, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và kiểm tra xếp hạng tín dụng; nghiên cứu, xây dựng, triển khai, quản lý các mô hình xếp hạng tín dụng, quản lý danh mục cho vay, phân loại nợ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo đúng quy định; thực hiện đo lƣờng báo cáo, đề xuất giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng một cách thƣờng xuyên cho các cấp có thẩm quyền và thực hiện các biện pháp xử lý, thu hồi nợ xấu, nợ quá hạn, xử lý tổn thất tín dụng.