x) Nguyên Lý Sáng Tạo có Trách Nhiệm
2.2.1.2. Các tiêu chí đánh giá đô thị sinh thái trên thế giớ
Công ty tư vấn nguồn nhân lực và dịch vụ tài chính Mercer có trụ sở tại New York, Mỹ đã công bố bảng xếp hạng các thành phố sinh thái của thế giới năm 2010. Bảng xếp hạng được đánh giá dựa trên các yếu tố như nguồn nước sẵn có, nước uống, nước thải, rác thải, ô nhiễm không khí và tắc nghẽn giao thông.
Theo khảo sát của Mercer, Calgary là một trong hai thành phố của Canada lọt vào top 10, với Ottawa xếp vị trí số 3. Ngoài Canada, Mỹ là nước còn lại duy nhất có 2 thành phố lọt vào top 10, gồm Honolulu xếp vị trí thứ 2 và Minneapolis giành vị trí số 6. Mười thành phố sinh thái của thế giới là: 1. Calgary, Canada; 2. Honolulu, Hawaii, Mỹ; 3.
74
Ottawa, thủ đô Canada; 4. Helsinki thủ đô Phần Lan; 5. Wellington, thủ đô New Zealand; 6. Minneapolis, Minnesota; 7. Adelaide, Australia; 8. Copenhagen, thủ đô Đan Mạch; 9. Kobe, Honshu, Nhật Bản; và 10. Oslo, thủ đô Na Uy.
Tiêu chuẩn quốc tế về đô thị sinh thái (International Ecocity Standard – IES) được tập hợp từ nhóm các nhà xây dựng đô thị sinh thái (Ecocity Builders), tập hợp các thành viên của các tổ chức từ khắp nới trên thế giới. IES đánh giá hiện trạng và quá trình phát triển mới của các đô thị trong việc hướng tới để trở thành đô thị sinh thái. IES đánh giá mức độ đạt được trên các quy mô khác nhau từ các khu vực nhỏ đến toàn bộ vùng, dựa trên nguyên tắc của các hệ thống và các thiết kế sức khỏe sinh thái.
Các tiêu chí xem xét đánh giá đô thị sinh thái, theo IES, bao gồm các nhóm: - Cơ cấu đô thị: về sử dụng đất và kiến trúc đô thị;
- Giao thông đô thị với thứ tự ưu tiên: giao thông đi bộ, xe đạp, thang vận (elevators, escalators), giao thông công cộng bằng xe điện hoặc tàu điện ngầm, giao thông công cộng bằng xe bus, rồi mới đến xe ô tô con;
- Năng lượng: sử dụng năng lượng có thể tái tạo như gió, mặt trời…, hạn chế sử dụng tài nguyên không tái tạo được, dùng các giải pháp bảo tồn năng lượng; - Xã hội: đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về kiến trúc và thiết kế chỗ ở và sinh hoạt cho người dân, đảm bảo về giáo dục và việc làm…;
- Nông nghiệp;
- Quy hoạch các khu vực đặc thù và các công cụ quản lý; - Chính sách và thể chế quản lý;
75
Dự án đô thị sinh thái do Liên minh Châu Âu (EU) thực hiện trong 3 năm bắt đầu từ 2/2002, bao gồm 30 tổ chức từ 9 nước thuộc EU, đại diện các trường đại học, tư vấn chính phủ và đại diện cộng đồng. Theo dự án này, nguyên tắc của thành phố sinh thái nhìn chung cũng phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế về đô thị sinh thái (IES) nêu trên.
Tiêu chí đô thị sinh thái ở Việt Nam
Ở Việt Nam, trong hệ thống văn bản pháp luật hiện nay chưa quy định khái niệm về đô thị sinh thái cũng như các tiêu chí cụ thể khi xem xét đánh giá đô thị có phải là đô thị sinh thái hay không. Tuy nhiên, theo nhận định của các nhà nghiên cứu về đô thị sinh thái, các tiêu chí quy hoạch đô thị sinh thái có thể được khái quát trên các phương diện sau: kiến trúc công trình, sự đa dạng sinh học, giao thông, công nghiệp và kinh tế đô thị:
- Về kiến trúc, các công trình trong đô thị sinh thái phải đảm bảo khai thác tối đa các nguồn mặt trời, gió và nước mưa để cung cấp năng lượng và đáp ứng nhu cầu nước của người sử dụng. Thông thường là nhà cao tầng để dành mặt đất cho không gian xanh.
- Sự đa dạng sinh học của đô thị phải được đảm bảo với các hành lang cư trú tự nhiên, nuôi dưỡng sự đa dạng sinh học và đem lại sự tiếp cận với thiên nhiên để nghỉ ngơi giải trí.
- Giao thông và vận tải cần hạn chế bằng cách cung cấp lương thực và hàng hóa chủ yếu nằm trong phạm vi đô thị hoặc các vùng lân cận. Phần lớn dân cư đô thị sẽ sống và làm việc trong phạm vi bán kính đi bộ hoặc xe đạp để giảm thiểu nhu cầu di chuyển cơ giới. Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng nối liền các trung tâm để phục vụ nhu cầu di chuyển xa hơn của người dân. Chia sẻ ô tô con địa phương cho phép mọi người chỉ sử dụng khi cần thiết.
- Công nghiệp của đô thị sinh thái sẽ sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa có thể tái sử dụng, tái sản xuất và tái sinh. Các quy trình công nghiệp bao gồm cả việc tái sử dụng các sản phẩm phụ và giảm thiểu sự vận chuyển hàng hóa.
- Kinh tế đô thị sinh thái là một nền kinh tế tập trung sức lao động thay vì tập trung sử dụng nguyên liệu, năng lượng và nước, nhằm duy trì việc làm thường xuyên và giảm thiểu nguyên liệu sử dụng.
76
Có 4 nguyên tắc chính để tạo dựng những thành phố sinh thái: (1) Xâm phạm ít nhất đến môi trường tự nhiên; (2) Đa dạng hóa nhiều nhất việc sử dụng đất, chức năng đô thị và các hoạt động khác của con người; (3) Trong điều kiện có thể, cố giữ cho hệ thống đô thị được khép kín và tự cân bằng; (4) Giữ cho sự phát triển dân số đô thị và tiềm năng của môi trường được cân bằng một cách tối ưu (GS.TS. Lê Huy Bá).
Ngày 05/01/2006 Chính phủ ban hành Nghị định số 02/2006/NĐ-CP quy định về Qui chế khu đô thị mới, theo đó “Dự án khu đô thị mới” là dự án đầu tư xây dựng một khu đô thị đồng bộ có hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, khu dân cư và các công trình dịch vụ khác, được phát triển nối tiếp đô thị hiện có hoặc hình thành khu đô thị tách biệt, có ranh giới và chức năng được xác định phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đây là văn bản pháp quy đầu tiên của Việt Nam về khu đô thị mới. Tuy nhiên trong Nghị định 02/2006/NĐ- CP chưa quy định thế nào là khu đô thị mới sinh thái.
Ngày 07/05/2009 Chính phủ ban hành Nghị định số 42/2009/NĐ-CP về Phân loại đô thị. Trong Nghị định về phân loại đô thị chưa quy định thế nào là đô thị sinh thái. Cũng trong năm 2009 Quốc hội đã thông qua Luật Quy hoạch đô thị, song cả Luật Quy hoạch đô thị cũng chưa đề cập đến đô thị sinh thái.
Trong khi đó thực tiễn vận hành của đô thị, các nhà đầu tư vẫn xây dựng quy hoạch và các dự án khu đô thị mới sinh thái, các đô thị mới sinh thái. Các đồ án, dự án đó đang dần dần đi vào cuộc sống, vẫn được chính quyền đô thị và người dân từng bước chấp thuận.
77
Đã đến lúc các văn bản pháp quy, các giáo trình giảng dạy, các đề tài nghiên cứu khoa học cần quan tâm nhiều hơn đến nội dung này, nếu không “đô thị sinh thái” hoặc “khu đô thị mới sinh thái” sẽ chỉ là cụm từ do nhà đầu tư tự phong hoặc là do cộng đồng cùng chấp thuận trên nguyên tắc đồng thuận. Việc này nên bắt đầu từ Luật Đô thị đang được Chính phủ chỉ đạo soạn thảo để sớm trình Quốc hội vào năm 2012. Chúng ta cần hoan nghênh và ủng hộ các nhà đầu tư tâm huyết đang hướng các khu đô thị mới, các đô thị mới của Việt Nam đến một tương lai tốt hơn: sinh thái vì sự phát triển bền vững của hệ thống đô thị Việt Nam.
Xây dựng đô thị sinh thái là phát triển đô thị bền vững:
Hầu hết các đô thị Việt Nam thường phát triển tự phát, theo kiểu “trên bến dưới thuyền”, ở ngã ba sông, cửa biển, để rồi hình thành cảng, khu dân cư… Khi cơ sở hạ tầng đường bộ phát triển hơn, các đô thị có xu hướng mở rộng về phía nội địa, phần dọc bờ sông bị thu hẹp lại. Ngày nay, cùng với sự hình thành nhiều khu dân cư, khu công nghiệp, các hoạt động sinh sống của thị dân cũng thay đổi theo sự phát triển.
• Phát triển đô thị bền vững
Đô thị Việt Nam luôn gắn với nền văn hóa từng vùng. Đô thị ven sông Lam gắn với câu hò đò đưa xứ Nghệ. Cố đô Huế đắm mình theo câu hò sông Hương, núi Ngự… Do quy hoạch tài nguyên môi trường chưa có, còn quy hoạch xây dựng đô thị thì chắp vá, tự phát là chủ yếu nên có hiện tượng mật độ dân cư dày đặc ở trung tâm. Không được kiểm soát từ đầu, đô thị trong quá trình phát triển rất dễ bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng ngày càng tăng và vượt qua tầm kiểm soát như: ô nhiễm sông rạch, suy thoái hệ sinh thái dòng sông và ven bờ, khai thác cát quá mức làm sông đổi dòng hay tạo dòng chảy rối, sạt lở bờ nghiêm trọng, bồi lắng thành cồn; xây dựng cảng sông lộn xộn; chất lượng nước thay đổi theo hướng xấu đi; làm nhà thuyền, nuôi trồng, lấn chiếm dòng chảy.
Hiện nay ai cũng cảm nhận được là nhiệt độ nội đô cao hơn vùng ngoại ô và chênh lệch nhiệt độ ngày đêm lớn hơn trước. Đó là hệ quả của quá trình bê tông hóa, quá trình bức xạ, phản xạ nhiệt ngày một cao hơn, ô nhiễm không khí nghiêm trọng hơn, hiện tượng đảo nhiệt trên bầu khí quyển thấp của thành phố ngày một tăng, mưa đô thị ngày một nhiều hơn.
Các điểm ngập nước ngày càng nhiều, thời gian ngập lâu hơn. Đó là chưa nói đến khi hiện tượng hiệu ứng nhà kính tăng, nước biển dâng 20-50cm trong vòng 15-20 năm
78
nữa, đô thị ngập triều của ta rồi sẽ ra sao? Biện pháp phát triển bền vững là cố gắng xây dựng thành đô thị sinh thái ở những nơi có điều kiện và đô thị thân thiện sinh thái đối với đô thị cũ khó cải tạo.
• Xây dựng đô thị sinh thái
Những đô thị sắp xây dựng nên quy hoạch theo kiểu đô thị sinh thái, trong đó có cả khu công nghiệp sinh thái, khu dân cư sinh thái. Có 4 nguyên tắc chính để tạo dựng những thành phố sinh thái:
1- Xâm phạm ít nhất đến môi trường tự nhiên.
2- Đa dạng hóa nhiều nhất việc sử dụng đất, chức năng đô thị và các hoạt động khác của con người.
3- Trong điều kiện có thể, cố giữ cho hệ thống đô thị được khép kín và tự cân bằng.
4- Giữ cho sự phát triển dân số đô thị và tiềm năng của môi trường được cân bằng một cách tối ưu.
Xây dựng một đô thị sinh thái phải đạt những chỉ tiêu sau đây: Có diện tích cây xanh cao, tính trên đầu người 12 – 15m2, có mảng xanh, bãi cỏ bờ sông, giữa khu dân cư và công nghiệp. Các trục lộ giao thông cũng cần cây xanh, cây che bóng ngăn chặn tiếng ồn, bụi và tăng cường trao đổi oxy. Bảo đảm nguồn nước cấp 150 – 200 lít/ngày/người; xử lý triệt để nước thải. Hệ thống giao thông và những phương tiện giao thông đảm bảo tiêu chuẩn đường và mật độ đường trên số dân, dành khoảng 30% diện tích cho lưu thông, không gian thoáng.
Tăng cường hệ thống giao thông thủy nhưng cần lưu ý các phương tiện giao thông không gây ô nhiễm cho sông rạch. Bố trí quy hoạch khu nhà ở, khu làm việc, khu dịch vụ, chợ, cửa hàng, nơi vui chơi giải trí hợp lý để con người giảm bớt đi lại bằng phương tiện cơ giới. Không cho chất thải làm ô nhiễm môi trường đất, sử dụng quỹ đất thành phố thích hợp để vừa có đất xây dựng cơ sở hạ tầng vừa có đất dành cho khu dân cư, công viên, đất cho rừng phòng hộ môi trường.
Không khai thác nước ngầm quá mức gây mất nguồn tài nguyên, ô nhiễm nước ngầm và sụt lún. Bảo đảm sự cân bằng nước tự nhiên trên lưu vực sông xây dựng các đô thị. Quy mô dân số và phát triển kinh tế - xã hội của đô thị được giữ ở mức phù hợp với khả năng “chịu tải” (khi quy hoạch phải tính kỹ) của môi trường và tài nguyên thiên
79
nhiên. Môi trường không khí không vượt quá ô nhiễm cho phép. Hạn chế sử dụng năng lượng nhiên liệu hóa thạch, sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió tự nhiên. Diện tích mặt nước (ao, hồ, sông, rạch) cân đối với diện tích dân số đô thị để tạo cảnh quan môi trường và khí hậu mát mẻ.
Luôn quy hoạch hồ điều hòa những nơi có thể để hạn chế ngập. Phải cân đối giữa đầu vào (tài nguyên, năng lượng, thực phẩm) và đầu ra (chất thải, sản phẩm công nghiệp, dịch vụ). Thay đổi cách sống đô thị và cách sản xuất để làm sao cho các dòng vật chất, nguyên liệu, năng lượng diễn ra trong chu trình khép kín. Cần có hệ thống giám sát, thông tin môi trường thường xuyên để điều chỉnh kịp thời. Gắn sinh thái đô thị với văn hóa bản địa, tập quán sông nước, với du lịch sinh thái.
Xây dựng đô thị sinh thái là vấn đề rất quan trọng, cần thiết và cấp bách, nhất là trong giai đoạn tốc độ đô thị hóa, hiện đại hóa và dấu hiệu suy thoái đô thị ngày một tăng cao như hiện nay. Vì vậy, ta cần xây dựng quy hoạch các đô thị sinh thái ngay từ bây giờ cho các vùng đô thị mới, hoặc sửa chữa, thay đổi trong điều kiện có thể, các đô thị cũ thành đô thị sinh thái theo kiểu “đô thị thân thiện với sinh thái”.