LÀM GIẢM SÚT CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ ĐÓI NGHÈO

Một phần của tài liệu MÔI TRƯỜNG SINH THÁI VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI BỀN VỮNG (Trang 41 - 45)

Chỉ nói riêng tác động của biến đổi khí hậu, một trong những thách thức môi trường điển hình ở thế kỷ 21, đến Việt Nam là sự gia tăng các bệnh nhiệt đới như sốt rét, cũng đủ thấy môi trường hoàn toàn không phải là những gì xa xôi với đời sống, không phải là đề tài xa xỉ so với miếng cơm, manh áo hàng ngày.

Báo cáo phát triển con người năm 2007/2008 của ông Chritophe Bahuet cảnh báo nếu nhiệt độ tăng lên từ 3-40 C, các quốc đảo nhỏ và các nước đang phát triển sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khi mực nước biển dâng lên 1m, Việt Nam sẽ có khoảng 22 triệu người bị mất nhà cửa.

42

Môi trường xuống cấp, xuất hiện những làng ung thư ở Phú Thọ, Nghệ An khiến nguồn chi để khám chữa bệnh gia tăng. Trong khi đó nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gây hại môi trường nước, thực phẩm sản xuất ra không đạt yêu cầu nên không thể xuất khẩu, đã gây thiệt hại lớn về kinh tế.

Tổng thiệt hại kinh tế của Việt Nam do ô nhiễm môi trường gây ra trong thời gian qua chiếm khoảng 1,5 – 3% GDP, chưa kể thiệt hại 780 triệu USD để chăm sóc sức khỏe cộng đồng - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường Nguyễn Minh Quang cho biết trong một nghiên cứu nhân Ngày Môi trường Thế giới 5/6/2012.

Theo tính toán của Bộ Tài nguyên & Môi trường, để tăng 1% sản phẩn quốc nội (GDP) ở Việt Nam, suy thoái môi trường hiện nay làm giảm 1,5% GDP. Nếu lấy GDP nước ta năm 2010 là 102 tỷ USD thì, để tăng 1,02 tỷ USD GDP, suy thoái môi trường làm giảm 1,53 tỷ USD GDP.

Theo đánh giá của ngân hàng thế giới, ô nhiễm môi trường tại Việt Nam những năm qua gây thiệt hại cho nền kinh tế tời 5,5% giá trị GDP.

Theo thống kê, nền kinh tế Việt Nam đã mất 3,9 tỷ USD trong 71 tỷ USD của GDP trong năm 2007 và khoảng 4,2 tỷ USD trong 76 tỷ USD của GDP trong năm 2008; đồng thời mỗi năm thiệt hại 780 triệu USD trong các lĩnh vực sức khỏa cộng đồng vì ô nhiễm môi trường.

Ngoài ra còn tổn thất về kinh tế trên các mặt con người, mùa màng và đánh bắt thủy sản sau mỗi vụ thảm họa, hoặc một sự cố do ô nhiễm môi trường.

Những thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra trước hết là thiệt hại kinh tế do ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe, bao gồm chi phí khám và thuốc chữa bệnh, tổn thất ngày công lao động do nghỉ ốm và tổn thất thời gian của người nhà chăm sóc người ốm…

Theo điều tra của Tổng cục Môi trường tại hai tỉnh Phú Thọ và Nam Định, ước tính thiệt hại kinh tế do ô nhiễm không khí tác động đến sức khỏe người dân tại 2 địa phương này mỗi năm là 295.000 đồng/người. Còn tổng chi phí của những người mắc bệnh về đường hô hấp ở nội thành Hà Nội mỗi ngày lên tới 1.538 đồng/người.

Ngoài ra có 80% trường hợp mắc bệnh lỵ và tiêu chảy đều do nguồn nước bị ô nhiễm. Chỉ trong vòng 4 năm gần đây đã có 6 triệu ca liên quan đến ô nhiễm nước.

43

Chi phí trực tiếp cho việc khám chữa bệnh tả, thương hàn, lỵ và sốt rét khoảng 400 tỷ đồng. Thêm vào đó, bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường còn ảnh hưởng không nhỏ đến người thân, tạo nên chi phí gián tiếp do nghỉ học, nghỉ làm làm cho cả người bệnh và người chăm sóc làm giảm 20% thu nhập.

Chi phí trực tiếp cho việc khám chữa bệnh tả, thương hàn, lỵ và sốt rét khoảng 400 tỷ đồng. Thêm vào đó, bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường còn ảnh hưởng không nhỏ đến người thân, tạo nên chi phí gián tiếp do nghỉ học, nghỉ làm làm cho cả người bệnh và người chăm sóc làm giảm 20% thu nhập.

Ô nhiễm môi trường cũng gây thiệt hại không nhỏ về hoạt động sản xuất nông nghiệp và khai thác, nuôi trồng thủy sản, trong đó sản lượng nuôi cá bè trên sông những năm gần đây đều giảm sút do ô nhiễm nguồn nước mặt.

Những sự cố gây ô nhiễm nguồn nước trong thời gian ngắn của một số nhà máy, cũng gây ra thiệt hại về kinh tế đáng kể cho người sản xuất. Cụ thể như các vụ cá bè chết hàng loạt vào những năm 2008 và 2010 tại Đồng Nai và trên lưu vực sông Nhuệ-Đáy.

Ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm không khí nói riêng đã và đang là một trong những ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động du lịch của Việt Nam, mặt khác làm gia tăng các chi phí cải thiện môi trường. Đặc biệt là làm phát sinh xung đột về lợi ích các nhóm xã hội trong khai thác và sử dụng tài nguyên môi trường.

Rõ rệt nhất là những vụ khiếu kiện, khiếu nại gần đây liên quan đến việc xả chất thải gây tổn hại kinh tế cho nông dân trồng lúa và nuôi trồng, đánh bắt thủy sản của Công ty Vedan, Công ty San Miguel Pure Foods.

Còn tại các làng nghề là xung đột giữa hoạt động sản xuất của làng nghề và hoạt động nông nghiệp. Nguyên nhân do thiếu sự tham gia của tất cả các bên liên quan dẫn đến mất cân bằng về lợi ích giữa các nhóm xã hội, do cơ chế chính sách yếu kém.

Suy thoái và ô nhiễm môi trường là vấn đề mà nước ta đang phải đối mặt. Trong đó, thách thức lớn nhất là với sản xuất nông nghiệp – ngành kinh tế liên quan trực tiếp tới môi trường tự nhiên.

Theo thống kê, mỗi năm khu vực nông thôn nước ta phát sinh trên 13 triệu tấn rác thải sinh hoạt, khoảng 1,3 triệu m³ nước thải và 7.500 tấn vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật, hầu hết đều xả thải trực tiếp ra môi trường xung quanh; khoảng 16.700 trang trại chăn nuôi thải ra hàng chục triệu tấn chất thải các loại vào môi trường đất, nước và không khí.

44

Dù đóng góp tới gần 9 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu nhưng ngành trồng trọt cũng là lĩnh vực gây ô nhiễm môi trường hết sức nghiêm trọng. Do thâm canh tăng vụ, tăng sản lượng, tình trạng sâu bệnh gia tăng đi kèm với sự suy giảm độ phì nhiêu của đất khiến nông dân gia tăng việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón vượt mức cho phép nhiều lần.

Nuôi trồng thủy sản cũng gây ô nhiễm môi trường rất đáng lo ngại. Bên cạnh đó còn có 5.000 nhà máy chế biến nông, lâm sản thải ra một khối lượng khí chất lỏng và chất thải rắn khổng lồ.

Tác hại của chất thải trong sản xuất công nghiệp còn đáng sợ hơn. Hiện cả nước có 283 khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 80.000ha, trên phạm vi 58 tỉnh, thành phố. Ngoài ra, còn có khoảng 878 cụm công nghiệp (CCN) do các địa phương thành lập. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các KCN, CCN hiện tại không tuân theo quy hoạch thống nhất, một số nơi thiếu cơ sở khoa học do chưa giải quyết đồng bộ giữa đầu tư cơ sở hạ tầng và bảo vệ môi trường. Nhiều KCN không xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung, cũng như việc đầu tư cho hệ thống thoát nước còn manh mún, chắp vá. Ô nhiễm môi trường ở các KCN, CCN ở nước ta hiện nay chủ yếu là từ nước thải và chất thải rắn trong những năm gần đây rất lớn, tốc độ gia tăng này cao hơn rất nhiều so với tổng nước thải từ các lĩnh vực khác.

Theo số liệu thống kê của Bộ TN-MT, tỷ lệ các KCN có trạm xử lý nước thải tập trung chỉ chiếm 66%, nhiều KCN đã đi vào hoạt động mà hoàn toàn chưa triển khai xây dựng hệ thống xử lý nước thải cục bộ hoặc có nhưng không vận hành, hay vận hành không hiệu quả hoặc xuống cấp.

Trong khi đó, theo ước tính, có khoảng 70% trong tổng số hơn 1 triệu m3 nước thải ngày, đêm phát sinh từ các KCN được xả thẳng ra môi trường tự nhiên mà không qua xử lý. Chính vì nguyên nhân này, ở phía Bắc, không ít ruộng lúa chết vì ô nhiễm, đất nông nghiệp không sản xuất được. Tại vùng Đông Nam bộ, ô nhiễm từ việc xả thải của các nhà máy công nghiệp đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước sinh hoạt và sản xuất của bà con nông dân. Điển hình như nhà máy bột ngọt Vedan xả thải ra sông Thị Vải.

Mới đây nhất là vụ Công ty Hào Dương xả chất thải chưa qua xử lý trực tiếp ra sông Đồng Điền. Tại ĐBSCL, nước thải từ các KCN đã gây tác động xấu lên sông rạch,

45

hàng trăm nhà máy chế biến tôm, cá cũng góp phần đầu độc kênh rạch, dẫn đến sản xuất nông nghiệp ngày càng khó khăn do thiếu nguồn nước sạch. Nghiêm trọng hơn, dư lượng chất thải trong đất và nước ngày càng nhiều đã nhiễm độc trở lại nông phẩm, thực phẩm, gây tác hại cho môi trường sống và sức khỏe của con người.

Sản xuất nông nghiệp an toàn là mục tiêu mà chúng ta đang hướng đến, nhằm làm cho nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, trong những năm gần đây, ngành nông nghiệp đã và đang thực hiện nhiều chương trình huấn luyện cho nông dân, đặc biệt là chương trình IPM và “3 giảm, 3 tăng”, “5 phải, 1 giảm”; VietGAP, GlobalGAP… nhằm giúp nông dân hạn chế đến mức thấp nhất lượng phân bón được sử dụng trên một diện tích; số lần và lượng thuốc bảo vệ thực vật phun trên đồng ruộng, tiết kiệm nước tưới, giảm khí phát thải...

Tuy nhiên, đối với thảm họa ô nhiễm môi trường, đến nay vẫn chưa có giải pháp triệt để. Vì vậy, các cơ quan quản lý nông nghiệp cần tăng cường trách nhiệm, đề ra và thực thi những giải pháp để đảm bảo những vùng nông nghiệp không bị ô nhiễm, xử lý nghiêm các hoạt động gây ô nhiễm đất nông nghiệp; tăng cường hoạt động giám sát, phát huy hơn nữa vai trò của các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể và cộng đồng dân cư trong việc bảo vệ môi trường… nhằm phát triển nền sản xuất nông nghiệp xanh, sạch cho tương lai.

2. ĐỂ ĐẢM BẢO VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI BỀN VỮNG PHẢI PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ XANH, MỘT XÃ HỘI VỚI CHẤT LƯỢNG CUỘC

Một phần của tài liệu MÔI TRƯỜNG SINH THÁI VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI BỀN VỮNG (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)