Nguyên lý công bằng

Một phần của tài liệu MÔI TRƯỜNG SINH THÁI VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI BỀN VỮNG (Trang 49 - 51)

Nền kinh tế xanh bảo vệ tính công bằng. Ủng hộ quyền bình đẳng giữa các thanh phần kinh tế trong nội bộ các quốc gia, giữa các quốc gia với nhau, cũng như giữa các thế hệ. Tôn trọng nhân quyền và đa dạng văn hóa, kể cả tri thức truyền thống bản địa của đồng bào dân tộc. Tôn trọng quyền người dân bản địa sinh sống theo tập tục truyền thống của họ. Thúc đẩy công bằng giới tính và công nhận kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và sự đóng góp của mỗi cá nhân.

Cần minh bạch, bao dung đùm bọc với sự đóng góp rộng rãi, tạo ra cơ hội bình đẳng, và ủng hộ quyền lợi giới trẻ em và người già

vi) Nguyên lý bao dung đùm bọc

Nền kinh tế xanh chia sẻ rộng mở, nhân sự tham gia tích cực của cộng đồng. Cần dựa trên tính minh bạch, khoa học vững chắc và sự tham gia rõ ràng của tất cả các chủ thể liên quan. Tạo quyền năng tích cực cho công dân và khuyến khích tham gia tự nguyện ở tất cả các cấp. Tôn trọng các giá trị văn hóa, khoan dung đối với các quan điểm tôn

50

giáo và lối sống khác biệt, nhạy cảm đối với vấn đề đạo đức. Phát huy nhận thức cộng đồng xã hội, đẩy mạnh phát triển giáo dục và kỹ năng cho mọi người, kể cả các giới khuyết tật. Cần minh bạch, bao dung đùm bọc với sự đóng góp rộng rãi, tạo ra cơ hội bình đẳng, và ủng hộ quyền lợi giới trẻ em và người già, phụ nữ và nam giới, người nghèo và công nhân tay nghề thấp, người dân bản địa, dân tộc thiểu số và cộng đồng địa phương.

vii) Nguyên lý hiệu năng và vừa đủ

Nền kinh tế xanh đem lại sự tiêu thụ và sản xuất bền vững. Cần đánh giá đúng mức vốn môi trường và xã hội mà thông thường bị phủ nhận như những yếu tố bên ngoài kiểm toán kinh tế. Thực thi nguyên tắc trừng phạt đối với kẻ gây ô nhiễm. Hỗ trợ quản lý chu kỳ sinh sống, và nỗ lực vì một môi trường không khí thải, không rác thải, sử dụng hiệu quả tài nguyên và tận dụng tối đa nguồn nước. Ưu tiên sử dụng năng lượng tái tạo và các nguồn tài nguyên tái tạo.

Tách đôi việc sản xuất và tiêu dùng khỏi tác động xã hội và môi trường tiêu cực. Phát huy phong cách sống bền vững bằng cách hỗ trợ cho sự chuyển đổi văn hóa căn bản. Thúc đẩy kiến tạo xã hội, kinh tế và môi trường.

viii) Nguyên lý quản trị tốt và trách nhiệm kiểm toán

Nền kinh tế xanh có tính trách nhiệm về kiểm toán. Cung cấp một khung chung để cấu trúc thị trường và sản xuất với sự tham vấn của tất cả các bên liên quan. Để thể hiện tính minh bạch, cần báo cáo tiến trình bền vững về môi trường, xã hội và kinh tế, về kiểm toán công ty, mức độ hạch toán quốc gia, khu vực và quốc tế. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế và xác định nghĩa vụ pháp lý quốc tế. Thúc đẩy sự gắn kết liên thông chính sách toàn cầu và hợp tác quốc tế công bằng. Phát huy tinh thần trách nhiệm chung nhưng cần có trách nhiệm phân biệt rõ ràng. Cam kết đối với các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế và những hiệp ước về môi trường.

ix) Nguyên lý xuyên thế hệ

Nền kinh tế xanh đầu tư cho hiện tại và tương lai. Đem lại sự công bằng xuyên thế hệ, giữa các thế hệ và trong từng thế hệ. Bảo tồn các nguồn tài nguyên và chất lượng cuộc sống trong dài hạn. Đặt ưu tiên việc ra quyết định trong dài hạn, dựa trên quyết định vững chãi vì tính khoa học thay vì quyết định ngắn hạn và mang tính tự phát. Khuyến khích nền giáo dục công bằng ở các cấp, và đặc biệt giáo dục bền vững cho trẻ em. Gây

51

ảnh hưởng và điều chỉnh lĩnh vực tài chính nhằm khuyến khích đầu tư vào một nền kinh tế xanh, công bằng và bao dung đùm bọc, và đạt được một hệ thống tiền tệ toàn cầu ổn định.

Tại Thượng đỉnh Rio+20 năm 2012, chín nguyên lý liên thông của Nền Kinh tế Xanh, Công bằng và Đùm bọc đã được các cộng đồng khoa học, trí tuệ, xã hội dân sự, doanh nhân, và các nhà lãnh đạo quốc gia công nhận như những nguyên lý để bảo vệ tính “đại đồng sinh mệnh chia sẻ”. Những nguyên lý này sẽ định hướng những qui chế mới ngày càng nghiêm ngặt về những dòng mậu dịch và đầu tư quốc tế theo chuỗi giá trị cung cầu xanh trong tương lai. Tính cạnh tranh của mỗi nền kinh tế quốc dân đều sẽ tùy thuộc nhiều vào sự chuyển dịch sớm và hội nhập vào nền kinh tế xanh toàn cầu.

Trong tương lai các nước tiên tiến nhất trên thế giới, như các nước của Liên Hiệp Châu Âu, đều phải đi tìm lại và phát huy những nguyên lý của phát triển bền vững, những giá trị cốt lõi mà họ đã đánh mất dần trong tiến trình công nghiệp hoá suốt 200 năm qua. Các nước phát triển khác ở Đông Á, như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc, đang cùng với nhiều nước đang phát triển mưu tìm một lối ra cho thời đại hậu công nghiệp để hướng tới một Thỏa Thuận Xanh Toàn Cầu Mới (Global Green New Deal).

Một phần của tài liệu MÔI TRƯỜNG SINH THÁI VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI BỀN VỮNG (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)