ĐẢM BẢO VIỆC PHÁTTRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI BỀN VỮNG PHẢI PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ XANH, MỘT XÃ HỘI VỚI CHẤT LƯỢNG CUỘC

Một phần của tài liệu MÔI TRƯỜNG SINH THÁI VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI BỀN VỮNG (Trang 45 - 49)

SỐNG CAO, VÀ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI BỀN VỮNG

2.1. PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ XANH, MÔI TRƯỜNG XANH 2.1.1. NỀN KINH TẾ XANH 2.1.1. NỀN KINH TẾ XANH

2.1.1.1. Khái niệm nền kinh tế xanh

Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu kéo dài, chuyển dịch sang nền Kinh tế Xanh sẽ là ưu tiên của cộng đồng thế giới. Mối quan tâm này lại càng khẩn trương hơn nữa là vì những cảnh báo thiên tai nghiêm trọng của sự ấm lên toàn cầu trong những năm gần đây. Trong hai thập niên qua, từ Thượng đỉnh Trái Đất Rio 1992, nhiều cơ sở khoa học đã chứng minh ngày càng rõ ràng viễn tượng suy vong của nhân loại vì tác động phát triển không bền vững đến biến đổi khí hậu. Liên Hiệp Quốc đã đề xuất chín nguyên lý cho nền Kinh tế Xanh, Công bằng và Đùm bọc để làm kim chỉ nam cho sự chuyển dịch

46

này. Một nền kinh tế xanh, công bằng và đùm bọc đem lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho tất cả mọi người trong những giới hạn sinh thái của hành tinh.

Theo UNEP, Kinh tế Xanh là nền kinh tế nâng cao đời sống của con người và cải thiện công bằng xã hội, đồng thời giảm đáng kể những rủi ro môi trường và những thiếu hụt sinh thái. Nói một cách đơn giản, nền Kinh tế Xanh có mức phát thải thấp, sử dụng hiệu quả tài nguyên và hướng tới công bằng xã hội.

Trong nền Kinh tế Xanh, sự tăng trưởng kinh tế phải gắn với giảm phát thải carbon, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên, ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái.

Kinh tế Xanh phải là nền kinh tế với con người là trung tâm, trong đó các chính sách tạo ra các nguồn lực mới về tăng trưởng kinh tế bền vững và bình đẳng. Thúc đẩy nền Kinh tế Xanh và cải tổ quản lý môi trường là hai nhân tố căn bản đảm bảo tiến trình phát triển bền vững của mỗi nước nói riêng và trên phạm vi toàn cầu nói chung.

Còn theo OECD, ‘‘tăng trưởng xanh là thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo các nguồn tài sản tự nhiên tiếp tục cung cấp các tài nguyên và dịch vụ môi trường thiết yếu cho cuộc sống của chúng ta. Để thực hiện điều này, tăng trưởng xanh phải là nhân tố xúc tác trong việc đầu tư và đổi mới, là cơ sở cho sự tăng trưởng bền vững và tăng cường tạo ra các cơ hội kinh tế mới’’

Trong dự thảo Chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến 2050 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra quan điểm chiến lược ‘‘Tăng trưởng xanh ở Việt Nam là phương thức thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế để tiến tới việc sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính

47

thông qua nghiên cứu và áp dụng công nghệ hiện đại, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng để nâng cao hiệu quả nền kinh tế, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói giảm nghèo, và tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững’’. Ở Việt Nam, chiến lược tăng trưởng xanh được coi là một bước cụ thể hóa trong chiến lược phát triển bền vững, là nội dung chính của phát triển bền vững.

Các khái niệm của các tổ chức khác nhau có cách diễn đạt khác nhau nhưng chúng đều qui tụ 3 điểm chính :

(i) Kinh tế xanh là nền kinh tế thân thiện với môi trường, giảm phát thải khí nhà kính để giảm thiểu biến đổi khí hậu.

(ii) Kinh tế xanh là nền kinh tế tăng trưởng theo chiều sâu, hao tổn ít nhiên liệu, tăng cường các ngành công nghiệp sinh thái, đổi mới công nghệ.

(iii) Kinh tế xanh là nền kinh tế tăng trưởng bền vững, xóa đói giảm nghèo và phát triển công bằng.

Qua những khái niệm trên, rõ ràng kinh tế xanh là mô hình mục tiêu của các nước. Theo nghiên cứu của nhóm chuyên gia của UNEP thì quá trình xanh hóa không những tạo thêm của cải, đặc biệt đối với vốn tự nhiên, mà còn gia tăng tốc độ tăng trưởng GDP. Nền kinh tế xanh còn là trụ cột để giảm nghèo. Trong thời kỳ quá độ sang nền kinh tế xanh, những việc làm mới được tạo ra sẽ dần thay thế việc làm bị mất đi do chuyển đổi từ nền kinh tế nâu sang xanh. Tuy nhiên, sẽ có giai đoạn tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, đòi hỏi sự đầu tư vào công tác tái đào tạo nguồn nhân lực. Kinh tế xanh cũng đã được chứng minh là có hiệu quả về mặt dài hạn hơn hẳn kinh tế nâu, đồng thời duy trì và phục hồi vốn tự nhiên. Nếu có ý thức phát triển kinh tế xanh sớm sẽ rút ngắn được quá trình phát triển, nhanh chóng tiến tới xã hội thịnh vượng bền vững.

2.1.1.2. Các nguyên lí của một nền kinh tế xanh i) Nguyên lí bền vững i) Nguyên lí bền vững

Nền Kinh tế xanh là con đường đưa đến phát triển bền vững. Con đường này không phải thay thế cho phát triển bền vững, nhưng tôn trọng và đầu tư vào vốn tự nhiên để khôi phục môi sinh lành mạnh hơn. Tạo ra phúc lợi cho tất cả, trong cả ba chiều, môi trường, xã hội và kinh tế, của sự phát triển. Nguyên lý bền vững được tóm gọn trong ba chữ: PPP. Đó là cứu hành tinh (Planet), phát huy cộng đồng (People), và phồn thịnh chia sẻ (Prosperity).

48

ii) Nguyên lí sinh tồn

Nền kinh tế xanh góp phần vào khả năng chịu đựng và phục hồi kinh tế, xã hội và môi trường. Hỗ trợ sự phát triển mạng lưới bảo vệ xã hội và môi trường, chuẩn bị sẵn sàng đối phó và thích ứng với biến đổi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt và thiên tai. Tạo ra tầng bảo vệ xã hội toàn cầu. Thúc đẩy các mô hình phát triển kinh tế Xanh có liên quan đến bối cảnh văn hóa, xã hội và môi trường khác nhau. Quan tâm và tôn trọng tri thức truyền thống bản địa và phát huy sự chia sẻ các hệ thống gía trị văn hoá và tâm linh đa dạng. Hỗ trợ các cụm kinh tế bền vững, đa dạng và sinh kế địa phương. Thúc đẩy các phương pháp tiếp cận có hệ thống, công nhận tính tương thuộc vào các hệ thống tích hợp tự nhiên, được bồi đắp và củng cố bằng văn hóa và những giá trị đạo đức.

Đảm bảo sử dụng hiệu quả và khôn ngoan của các nguồn tài nguyên thiên nhiên

iii) Nguyên lí hành tinh lành mạnh

Nền kinh tế xanh phục hồi đa dạng sinh học bị đánh mất, đầu tư vào vốn tự nhiên, và khôi phục lại những hệ sinh thái đã bị suy thoái. Trước tiên nhận thức được sự phụ thuộc vào năng suất và khả năng phục hồi các hệ sinh thái và đa dạng sinh học. Không vi phạm, làm gián đoạn, hay vượt qua giới hạn sinh thái. Đảm bảo sử dụng hiệu quả và khôn ngoan của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, như nguồn nước, khí đốt tự nhiên, dầu mỏ và khoáng sản, mà không ảnh hưởng đến triển vọng của thế hệ tương lai. Áp dụng

49

nguyên tắc cẩn trọng trong mọi chính sách kinh tế mới, ứng dụng các phát minh công nghệ mới. Thúc đẩy sự phục hồi cân bằng giữa các mối quan hệ sinh thái và xã hội.

iv) Nguyên lý phẩm chất con người

Nền kinh tế xanh tạo ra sự thịnh vượng đích thực và phúc lợi cho tất cả mọi người. Trước hết là giảm thiểu nghèo đói. Cung cấp an ninh lương thực, tiếp cận phổ cập giáo dục căn bản, sức khỏe, vệ sinh, nước uống, năng lượng và các dịch vụ thiết yếu khác. Khuyến khích tinh thần tự lập và giáo dục cho phụ nữ. Công nhận sự đóng góp của những công việc tình nguyện. Hỗ trợ quyền được phát triển nếu được cung cấp một đường lối bền vững. Cải tiến công việc truyền thống bằng cách xây dựng năng lực và kỹ năng, tôn trọng quyền lợi người lao động và tích cực phát triển công việc tử tế và ngành nghề mới, xanh và lành mạnh.

Một phần của tài liệu MÔI TRƯỜNG SINH THÁI VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI BỀN VỮNG (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)