Nhiễm bởi rác thả

Một phần của tài liệu MÔI TRƯỜNG SINH THÁI VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI BỀN VỮNG (Trang 32)

Việt Nam hiện có khoảng 755 đô thị, tốc độ tăng dân số và quá trình đô thị hóa nhanh chóng đang gây sức ép về suy giảm môi trường sống do không kiểm soát được chất thải phát sinh. Xử lý rác thải đã và đang trở thành một vấn đề nóng bỏng.

Điều đáng nói là với hàng ngàn tấn rác thải mỗi ngày như hiện nay thì phương pháp xử lý của VN vẫn chỉ là chôn lấp.

Theo thống kê của Viện Môi trường đô thị và công nghiệp VN, bình quân mỗi năm cả nước phát sinh thêm khoảng 25.000 tấn rác thải sinh hoạt, tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ các đô thị có xu hướng tăng trung bình từ 10% - 16%. Trong đó, tỉ lệ thu gom rác thải tại cả đô thị bình quân cả nước chỉ đạt khoảng 70% - 85%.

Một điều đáng lưu ý khác là cả nước có tới 52 bãi chôn lấp rác thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, trong khi quỹ đất cho các bãi chôn lấp ngày càng hạn hẹp. Khi đặt ra vấn đề cần phải xử lý rác như thế nào thì câu hỏi lại vẫn là... chôn lấp là chính. Một số dự án công nghệ xử lý, tái chế chất thải rắn hoạt động chưa hiệu quả và cũng thiếu nguồn nhân lực cho công tác quản lý và vận hành xử lý, tái chế chất thải rắn dẫn tới việc ô nhiễm rác thải và có tác động tiêu cực đến chất lượng sống đô thị. Chỉ tính riêng tại TPHCM, năm 2010 lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh 7.000 tấn/ngày, trong đó chỉ thu gom được 6.500 tấn/ngày.

Một phần của tài liệu MÔI TRƯỜNG SINH THÁI VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI BỀN VỮNG (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)