Gắn liền với quá trình công nghiệp và mạng lưới giao thông phát triển, hiện trạng ô nhiễm tiến ồn ở Việt Nam ngày càng trở nên báo động, đặc biệt là ở các thành phố lớn, các trung tâm công nghiệp lớn như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng…
Ô nhiễm tiếng ồn và tình hình ở Việt Nam có thể chia thành các nguyên nhân chính sau:
* Ô nhiễm tiếng ồn ở các đơn vị sản xuất
Hiện nay tại các thành phố lớn, nhỏ và các tỉnh ở Việt Nam, tình trạng ô nhiễm tiếng ồn cũng có mặt ở nhiều nơi như các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp nhỏ lẻ, hay tại các bến tàu, bến cảng.
33
Bảng Tổng hợp mức ồn trung bình tại các khu vực sản xuất của Tp. HCM
Khoảng thời gian Tiểu thủ CN Tiểu thủ CN KCN KCN TCVN 5949-1998 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2 6h-18h 65,4 65,3 60,2 63,1 75 18h-22h 63,5 63,4 58,9 56,2 70 22h-6h 59,5 58,3 56,3 57,2 50
Việc sử dụng các loại máy móc trong công nghiệp sản xuất khá phổ biến. Tuy nhiên do sự thiếu ý thức của các cơ sờ này đã làm cho mức độ ô nhiễm tiếng ồn ngày càng tăng cao.
Mức ồn của một số công nghệ sản xuất trong công nghiệp
STT Loại phương tiện Mức ồn
1 Xưởng dệt 110 dB 2 Xưởng gò 113 – 114 dB 3 Xưởng rèn 100- 120 dB 4 Xưởng đúc 112 dB 5 Máy cưa 82-85 dB 7 Máy đập 85 dB
Ô nhiễm tiếng ồn từ giao thông
Ở các đô thị lớn, trong các nguồn sinh ra tiếng ồn thì các phương tiện giao thông đóng vai trò chủ yếu (60-80%). Phần lớn tại các điểm đo đạc trên các trục giao thông chính của các đô thị lớn, nơi mà mật độ các phương tiện giao thông lưu thông đông đúc, cường độ xe tải lớn, đều vượt quá Quy chuẩn Việt Nam về tiếng ồn, đặc biệt vào các giờ cao điểm.
Hiện nay các phương tiện giao thông ngày càng tăng với mức độ chóng mặt. Theo thống kê của tổng cục đăng kiểm vào năm 2009 cả nước có khoảng 29 triệu xe mô tô và xe máy, đến năm 2015 có khoảng 31 triệu xe. Tính riêng hà nội là 4,6 triệu phương tiện và thành phố Hồ Chí Minh là khoảng 5,5 triệu phương tiện. Mật độ xe lưu thông trên đường phố ngày càng nhiều gây ô nhiễm tiếng ồn càng cao vì sự rung động của các bộ phận trên xe gây nên.
34
STT Loại phương tiện Mức ồn
1 Xe nhỏ 77 dB 2 Xe khách nhỏ 79 dB 3 Xe khách vừa 84 dB 4 Xe thể thao 91 dB 5 Xe quân sự 120 -135 dB 6 Xe chở rác 82-88 dB
7 Tiếng máy bay 85 -90 dB
8 Tiếng còi xe 75-105
Tại Hà Nội cũng như thành phố Hồ Chí Minh vấn đề ô nhiễm tiếng ồn hiện đã ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống sinh hoạt, sức khỏe, cũng như cuộc sống văn minh đô thị. Tại thành phố Hồ Chí Minh, đầu năm 2009 chi cục bảo vệ môi trường đã đo tiếng ồn tại 150 điểm quan trắc đặt trên 30 tuyến đường. Theo đó, ở tuyến đường đông xe có hầu hết số lần đo vượt tiêu chuẩn ở mức cao. Đáng báo động nhất là ngay cả đêm khuya, từ 22h- 6h sáng, mức độ ồn đo được cũng vượt quá giới hạn gấp nhiều lần.. Tất cả các lần đo ở 6 trạm quan trắc gồm: ngã tư An Sương, ngã sáu Gò Vấp, vòng xoay Hàng Xanh, Đinh Tiên Hoàng – Điện Biên Phủ, vòng xoay Phú Lâm, ngã tư Huỳnh Tấn Phát – Nguyễn Văn Linh nhiều lần đạt tới 85 dB, vượt xa ngưỡng ồn cho phép là 75 dB.
**Tiếng ồn từ sinh hoạt, dịch vụ:
Trong sinh hoạt thường sự dụng nhiều thiết bị thu phát âm thanh như: tivi, radio, karaoke… ngoài ra nơi tập trung đông người cũng gây ra tiếng ồn đáng kể như: dám cưới, sân thể thao, hội chợ… bên cạnh đó là tiếng ồn do các hoạt động sửa chữa nhà cửa.
Mức ồn trong sinh hoạt của con người
STT Nguồn phát sinh Mức ồn
1 Tiếng nói nhỏ 30 dB
2 Tiếng nói chuyện bình thường 60 dB
3 Tiếng nói to 80 dB
4 Tiếng khóc của trẻ 80 dB
5 Tiếng hát to 110 dB
35
** Tiếng ồn qua các hoạt động bán hàng rong, phát loa đài
Theo TCVN về tiếng ồn cho phép được dao động đến 75dB trong thời gian từ 6h- 18h, dao động 70dB từ 18-22h, vào buổi tối từ 22h-6h phải dưới 50dB. Tuy nhiên hầu hết ở các thành phố tiếng ồn luôn vượt hàng chục lần so với quy định chuẩn trên với các cửa hàng thời trang, siêu thị, cửa hàng điện tử…