Điển hình về một số mô hình nền kinh tế xanh trên thế giớ

Một phần của tài liệu MÔI TRƯỜNG SINH THÁI VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI BỀN VỮNG (Trang 52 - 53)

x) Nguyên Lý Sáng Tạo có Trách Nhiệm

2.1.1.3. Điển hình về một số mô hình nền kinh tế xanh trên thế giớ

a/ Hoa Kỳ

Trong nỗ lực nhằm bảo vệ môi trường, chính quyền bang Washington, Mỹ tiến hành các thủ tục cuối cùng để thông qua một dự luật loại bỏ dần việc sử dụng kim loại đồng trong chế tạo má phanh ô tô. Như vậy, Washington sẽ trở thành bang đầu tiên của nước Mỹ thông qua quy định này.

Luật mới quy định, kể từ năm 2021, ngành công nghiệp ô tô phải hạn chế hàm lượng đồng trong má phanh không được vượt quá 5%. Đồng là một trong những thủ phạm gây ô nhiễm nước nghiêm trọng nhất bởi nó có mặt trong nhiều sản phẩm, trong đó có hệ thống ống nước, sơn và vật liệu xây dựng…

Theo các chuyên gia môi trường, khi tài xế đạp phanh, sự ma sát sẽ bào mòn phanh và cho ra bụi đồng. Kim loại này sẽ trôi chảy xuống các dòng sông, biển...

Một nghiên cứu của tổ chức phi lợi nhuận Sustainable Conservation (Mỹ) đã phát hiện ra 1/3 trong số khoảng 240.000 kg đồng được thải ra Vịnh San Francisco vào năm 2003 là từ các má phanh của xe ô tô. Sau Washington, bang California, cũng đang xem xét thông qua một dự luật tương tự.

b/ Pháp

Mô hình tăng trưởng mà chúng ta thừa hưởng của thế kỷ 20 không còn bền vững khi lượng khí thải nhà kính vượt quá mức cho phép gây hại cho môi trường, tác động tiêu cực các nền kinh tế phát triển và nền kinh tế mới nổi, dẫn tới suy thoái trên nhiều lĩnh vực. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế và sinh thái kép, phát triển bền vững được coi là mục tiêu trọng tâm đối với kinh tế thế giới. Dựa vào việc khuyến khích phát triển kinh tế một cách cụ thể và rõ ràng, khái niệm về tăng trưởng bền vững giúp chúng ta khắc phục các cuộc khủng hoảng, đặc biệt trong việc quản lý rủi ro tốt hơn. Từ năm 2008, trong chiến lược phát triển kinh tế của mình, nhiều tổ chức quốc tế như LHQ, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Liên hiệp châu Âu (EU), Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF)..., cũng như các quốc gia có nền kinh tế phát triển đã triển khai và thúc đẩy dự án xanh và coi đây là một trong những giải pháp giúp chúng ta thoát khỏi suy thoái.

53

Pháp là một trong nhiều quốc gia đi đầu trong việc thực hiện 'tăng trưởng xanh'. Quốc gia này đã triển khai cuộc 'cách mạng xanh' bằng việc thiết lập nhiều mục tiêu khác nhau như: Sản xuất điện năng từ nguồn nhiên liệu tái tạo dự kiến đạt 23% vào năm 2020; khôi phục hoạt động của các nhà máy sản xuất năng lượng tái tạo... Với những cam kết trong bộ luật về bảo vệ môi trường Grơ-nen-lơ, Pháp đã có những bước khởi đầu suôn sẻ và đạt được nhiều thành công đáng kể trong lĩnh vực này. Các dự án nước này dành cho phát triển tăng trưởng xanh trong 12 năm chiếm một phần ba, tương đương 110 tỷ ơ-rô. Trong mười năm tới, Pháp sẽ chi 450 tỷ ơ-rô để đầu tư cho các lĩnh vực như: Xây dựng, vận tải, năng lượng tái tạo, bảo vệ đa dạng sinh học, quản lý nguồn nước, xử lý rác thải, đồng thời nâng cao trách nhiệm của người tiêu dùng. Việc phát triển 'nền kinh tế xanh' không chỉ giúp con người cứu hệ sinh thái đang đối mặt nguy cơ tuyệt chủng, mà còn tạo thêm nhiều việc làm mới liên quan lĩnh vực này. Theo thống kê của cơ quan quản lý việc làm của Pháp, từ nay tới năm 2012 sẽ có khoảng 220 nghìn 'việc làm xanh'.

Pháp có tiềm năng lớn về ngành năng lượng tái tạo. Do vậy, Chính phủ Pháp đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi để tạo điều kiện giúp thị trường này phát triển như giảm thuế và yêu cầu người dân sử dụng nguồn điện này... Chính sách về năng lượng đã giúp Pháp giảm đáng kể khí thải nhà kính, giảm chi phí nhiên liệu và phụ thuộc vào việc nhập khẩu dầu mỏ. Việc tiêu thụ nguồn nhiên liệu mới này giảm nhẹ vào đầu những năm 2000. Tuy nhiên, ngày nay, năng lượng tái tạo đang dần hồi phục với sự nổi lên của các ngành công nghiệp mới như phát triển sản xuất nhiên liệu sinh học, năng lượng gió và mặt trời... Tổng sản lượng năng lượng tái tạo sử dụng trong năm 2008 của Pháp chiếm 7% toàn bộ nguồn năng lượng của nước này. Trong lĩnh vực xây dựng, Pháp đã sử dụng vật liệu cách âm, cách nhiệt đối với các công trình xây mới, và triển khai tu sửa hệ thống cách nhiệt của những tòa nhà cũ nhằm giảm thiểu việc tiêu thụ điện năng tới 38% từ nay đến năm 2020.

Ngày nay, bên cạnh việc phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường cùng với tăng trưởng bền vững là vấn đề được chính phủ các nước quan tâm. Phát triển mô hình kinh tế xanh mở ra một cách nhìn mới trong việc giải quyết khủng hoảng và những thách thức mới của thế kỷ 21 về môi trường cũng như việc bảo vệ hệ sinh thái của trái đất.

Một phần của tài liệu MÔI TRƯỜNG SINH THÁI VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI BỀN VỮNG (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)