Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
1.3.1.1. Vị trí địa lý, địa giới hành chính
Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu thuộc địa phận của bốn xã phía Nam của huyện Văn Yên: xã Nà Hẩu, xã Đại Sơn, xã Mỏ Vàng và xã Phong Dụ Thượng. Khu BTTN cách trung tâm huyện 30km và có vị trí địa lý như sau:
Từ 104º23’ đến 104º40’ kinh độ Đông. Từ 21º50’ đến 22º01’ vĩđộ Bắc.
Hình 1.1. Vị trí địa lý khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu
- Phía Bắc giáp các xã Xuân Tầm, Tân Hợp, Đại Phác huyện Văn Yên. - Phía Đông giáp xã Viễn Sơn huyện Văn Yên.
- Phía Đông - Nam giáp huyện Trấn Yên. - Phía Nam giáp huyện Văn Chấn.
- Phía Tây và Tây - Nam giáp huyện Mù Cang Chải. - Phía Tây Bắc giáp huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai.
Tổng diện tích tự nhiên khu vực 4 xã là 43.850 ha, chiếm 31,6% tổng diện tích (27 xã) toàn huyện.
1.3.1.2. Địa hình, địa thế
Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu nằm trong vùng địa hình đồi núi trung bình và cao thuộc lưu vực sông Hồng của dãy Hoàng Liên Sơn. Nhìn toàn cảnh các dãy núi cao phổ biến từ 1000-1400m, chạy theo hướng từ Tây-Bắc đến Đông-Nam và thoải dần về phía Đông-Bắc. Cao nhất trong khu vực là đỉnh núi ở phía Nam, là
điểm tiếp giáp ranh giới giữa Nà Hẩu - Phong Dụ Thượng và Văn Chấn, cao khoảng 1783m. Tiếp đến là đỉnh phía Bắc thuộc Núi Khe Vàng cao 1412m, là điểm tiếp giáp ranh giới của ba xã Xuân Tầm, Đại Sơn và Phong Dụ Thượng.
Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu là đầu nguồn của hai lưu vực suối lớn chảy theo hướng Bắc đổ ra sông Hồng, đó là lưu vực Ngòi Thia trên địa phận ba xã Nà Hẩu, Đại Sơn và Mỏ Vàng, lưu vực thứ hai trên địa phận xã Phong Dụ Thượng thuộc Ngòi Hút. Phân chia giữa hai lưu vực này chính là dãy núi cao 1000m nối 2
đỉnh cao nhất kể trên, là ranh giới giữa Phong Dụ Thượng với Nà Hẩu và Đại Sơn. Khu vực có các kiểu địa hình chính sau đây:
- Kiểu địa hình núi cao (N1): Được hình thành trên đá biến chất, có độ cao từ 1200m đến 1783m. Kiểu này phân bốở trung tâm và ranh giới phía Nam của khu bảo tồn. Mức độ chia cắt mạnh, các sườn núi rất dốc, độ dốc trung bình phổ biến từ
30-350. Tỷ lệ diện tích chiếm khoảng 15% tổng diện tích tự nhiên khu bảo tồn.
- Kiểu địa hình Núi trung bình (N2): Được hình thành trên đá biến chất, có
độ cao từ 900m đến 1200m. Kiểu này phân bố ở ranh giới giữa các xã của khu bảo tồn. Mức độ chia cắt mạnh, các sườn núi rất dốc, độ dốc trung bình từ 25- 300. Kiểu địa hình này chiếm khoảng 20% tổng diện tích tự nhiên khu bảo tồn.
- Kiểu địa hình Núi thấp (N3): Thuộc kiểu địa hình này là các núi có độ cao từ 500m đến 900m phân bố chủ yếu ở các khu vực phía Đông Bắc và phía Tây của khu bảo tồn. Được hình thành trên các đá trầm tích lục nguyên uốn nếp, tác dụng xâm thực bóc mòn, có hình dạng tương đối mềm mại, đỉnh tròn, sườn thoải, độ dốc trung bình từ 20-250, chiếm khoảng 25% tổng diện tích tự nhiên khu bảo tồn.
- Kiểu địa hình Đồi (Đ): Thuộc kiểu địa hình này là vùng đồi có độ cao từ
300 đến 500m, phân bố chủ yếu ở các khu vực phía Đông (xã Mỏ Vàng), phía Tây (xã Phong Dụ Thượng) phía Đông Bắc (xã Đại Sơn) và vùng trung tâm xã Nà Hẩu của khu bảo tồn. Được hình thành trên các đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt mịn, hiện nay đang được trồng cây quế, cây lâu hoặc canh tác nương rẫy. Độ dốc không cao, trung bình khảng 200.
- Kiểu địa hình thung lũng (T): Đây là những vùng trũng được kiến tạo bởi giữa các dãy đồi núi, các thung lũng suối mở rộng, có địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho canh tác nông nghiệp. Trong phạm vi ranh giới được xác định thành Khu bảo tồn, kiểu địa hình này phân bố tập trung ở trung tâm xã Nà Hẩu (khoảng 350ha) và khu vực làng Bang của xã Đại Sơn (khoảng 70ha).
1.3.1.3. Địa chất, đất đai
Theo tài liệu địa chất miền Bắc Việt Nam năm 1984 cho biết: Khu vực KBT có quá trình hình thành và phát triển địa chất rất phức tạp. Toàn vùng có cấu trúc dạng nếp lồi. Nham thạch gồm nhiều loại và có tuổi khác nhau nằm xen kẽ.
Được hình thành trong điều kiện địa chất phức tạp vời nhiều kiểu dạng địa hình và đá mẹ khác nhau, nên có nhiều loại đất được hình thành trong khu vực. Chủ
yếu gồm các loại đất Feralit với tầng đất được phong hoá từđá trầm tích, đá mác ma và đá vôi. Do khí hậu nóng ẩm tạo nên tầng đất dày với các khoáng vật khó phong hoá như Thạch anh và Silíc. Thành phần cơ giới chủ yếu từ trung bình đến nặng.
Những nhóm loại đất chính có trong khu vực gồm:
Đất feralít có mùn trên núi cao, được hình thành trong điều kiện mát ẩm, độ
dốc lớn, không đọng nước, tầng mùn nhiều, phân bố trên các đỉnh núi cao trên 1400m, chủ yếu tập trung ở phía Nam của khu bảo tồn.
Đất feralit có mùn trên núi cao và núi trung bình, được hình thành trong điều kiện ẩm mát, không có kết von và nhiều mùn. Nhóm loại đất này phân bố tập trung
ở các đai độ cao từ 700m đến 1400m.
Đất feralit đỏ vàng phát triển trên vùng đồi và núi thấp, được hình thành với quá trình feralitic rất mạnh và điển hình, màu sắc phụ thuộc vào đá mẹ và độ ẩm. Nhóm loại đất này phân bố chủ yếu ởđộ cao dưới 700m. Thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, tầng đất dầy, ít đá lẫn, đất đai khá màu mỡ, thích hợp cho nhiều loại cây trồng.
Đất dốc tụ chân đồi và ven suối, là loại đất tốt, thích hợp với việc canh tác nông nghiệp, phân bố chủ yếu ở vùng thấp dưới 400m hoặc vùng thung lũng và bồn
địa. Đất có tầng dày, màu mỡ.
Đất biến đổi do trồng lúa, là loại đất bị biến đổi do canh tác lúa nước, đất chua, quá trình glây hoá mạnh.
1.3.1.4. Khí hậu, thủy văn
- Khí hậu
Khí hậu khu vực Nà Hẩu mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới núi cao. Hàng năm có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng tư đến tháng 10, thời tiết nóng và ẩm.
Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thời tiết lạnh và khô. Sau đây là số liệu các chỉ tiêu khí hậu cơ bản tại hai trạm quan trắc gần nhất là trạm khí tượng Văn Chấn và Lục Yên.
Bảng 1.1. Các chỉ tiêu khí hậu cơ bản
Chỉ tiêu Trạm Văn Chấn Lục Yên
Tổng bức xạ (kcl/cm2) 147 147 Lượng mây (số phần 10) 8 8 Tổng số giờ nắng (giờ) 1585,1 1519,1 Vận tốc gió TB (m/s) 1 1,1 Nhiệt độ TB (0C) 22,2 22,6 Nhiệt độ tối cao (0C) 41,2 39,9 Nhiệt độ tối thấp (0C) 0 0 Nhiệt độ tối cao TB (0C) 27,1 27,3 Nhiệt độ tối thấp TB (0C) 19,2 19,8 Biên độ nhiệt (0C) 7,9 7,6 Lượng mưa TB (mm) 1547,4 2126,1 Số ngày mưa (ngày) 129,4 172,3 Độẩm không khí (%) 84 86 Độẩm không khí tối thấp (%) 62 65 Lượng bốc hơi (mm) 778,2 700,2
Số ngày sương mù (ngày) 27,54 49,8
Số ngày sương muối (ngày) 0 0
Kinh độ 104,52 E 104,72 E
Toạđộ trạm Vĩđộ 21,60 N 22,08 N
Độ cao hải bạt 257,0m 80,0m
- Chếđộ nhiệt:
Nhiệt độ trung bình năm biến động từ 220C đến 230C. Tổng bức xạ 147 Kcl/cm2 (nằm trong vành đai nhiệt đới).
Mùa lạnh chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông-Bắc, nhiệt độ trung bình các tháng này thường dưới 200C, nhiệt độ thường thấp nhất vào thàng 1 hàng năm với trung bình là 15,10C.
Mùa nóng chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam, thời tiết luôn nóng ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình thường trên 250C, nhiệt độ cao nhất vào tháng 7, với nhiệt độ trung bình tháng bảy từ 27,6 đến 280C.
- Chếđộ mưa ẩm:
Lượng mưa trung bình năm từ 1547mm ở Văn Chấn đến 2126mm ở Lục Yên, tập trung gần 90% lượng mưa vào mùa mưa, hai tháng có lương mưa cao nhất là tháng 7 và tháng 8 hàng năm.
Mùa khô lượng mưa chỉ chiếm hơn 10% tổng lượng mưa cả năm. Hạn hán ít khi sảy ra.
Độẩm không khí bình quân năm khoảng 84-86%.
- Thuỷ văn
Với lượng mưa tương đối cao và số ngày sương mù trong năm khoảng 40 ngày cho nên nguồn nước trong khu vực tương đối dồi dào. Các con suối chính thường có nước quanh năm. Lượng nước đảm bảo cho sinh hoạt cũng như sản xuất nông nghiệp ở các xã. Tuy nhiên vùng thượng nguồn các con ngòi, suối thường dốc nên vào mùa mưa có thể sảy ra lũ quét.
1.3.1.5. Hệ thực vật
Theo các báo cáo điều tra về hệ thực vật Nà Hẩu trước đây, cho thấy hệ thực vật trong Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu có tính đa dạng khá cao về thành phần loài, về yếu tốđịa lý, về dạng sống và về giá trị sử dụng.
a. Thành phần thực vật
Theo kết quảđiều tra, hệ thực vật tại vùng lõi của Khu bảo tồn hiện nay có 516 loài thuộc 332 chi và 126 họ thuộc 5 ngành là ngành Thông đất (Lycopodiophyta), ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta), ngành Dương xỉ (Polyopodiophyta), ngành Hạt trần (Gymnospermoc) và ngành Hạt kín (Angiospermac).
Bảng 1.2. Thành phần thực vật bậc cao ở Khu bảo tồn Nà Hẩu TT Ngành và lớp TT Ngành và lớp Họ Chi Loài Số họ Tỷ lệ% Số chi Tỷ lệ% Số loài Tỷ lệ% 1 Lycopodiophyta (thông đất) 2 1,59 2 0,6 4 0,77 2 Equisetophyta (cỏ tháp bút) 1 0,79 1 0,3 1 0,19 3 Polypodiophyta (dương xỉ) 12 9,52 17 5,12 22 4,26 4 Gymnospermae (Hạt trần) 5 3,96 5 1,51 6 1,16 5 Angiospermac (Hạt kín) 106 84,13 307 92,46 483 93,6 6 Magnoliopsida (Hai lá mầm) 89 239 385 7 Liliopsida (Một lá mầm) 17 68 98 Tổng số 126 100 332 100 516 100
Các ngành trong hệ thực vật chiếm vai trò khác nhau nhưng không đồng đều, Ngành Hạt kín chiếm ưu thế lớn nhất với 438 loài (93,6%). Số loài thực vật sẽ còn cao hơn rất nhiều nếu có các đợt điều tra tỉ mỉ hơn. Có thể so sánh với một số khu bảo vệ khác, cho thấy tính đa dạng thành phần thực vật ở Nà Hẩu rất cao, không thua kém các Khu bảo tồn thiên nhiên và các Vườn quốc gia khác về số lượng loài và họ, bộ. Kết quả so sánh được ghi ở bảng 1.3.
Bảng 1.3. So sánh khu hệ thực vật Nà Hẩu với một số khu bảo vệ khác KBTTN, VQG Diện tích KBTTN, VQG Diện tích
(ha) Số họ Số chi Số loài
KBTTN Nà Hẩu (vùng lõi) 16.950 126 332 516 KBTTN Hòn Bà 20.978 120 401 592 Khu BTTN Na Hang 7.091 121 - 607 Khu BTTN Hữu Liên 10.640 162 506 795 VQG Ba vì 6.786 98 472 812 VQG Ba Bể 7.610 114 300 417 VQG Cát Bà 9.800 133 418 603 Vườn quốc gia Pù Mát 91.113 202 931 2.494
Qua bảng 1.3 cho thấy so với các khu vực lân cận thì Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, là KBT có mức đa dạng hệ thực vật khá cao, không thua kém với các khu vực lân cận.
b. Tính đa dạng
- Đa dạng về thành phần loài
Trong số 126 họ thực vật đã điều tra, thống kê được 35 họ có nhiều loài. Trong đó họ nhiều nhất có 35 loài, đa số các họ có 6 đến 7 loài. Số liệu cụ thểđược trình bày tại bảng 1.4.
Bảng 1.4. Các họ thực vật có nhiều loài ở khu BTTN Nà Hẩu TT Tên khoa học Tên họ Việt Nam Số loài TT Tên khoa học Tên họ Việt Nam Số loài
1 Amaranthaceae Họ Rau dền 5
2 Anacardiaceae Họ Xoài 6
3 Annonaceae Họ Na 6
4 Apocynaceae Họ Trúc đào 7
5 Araliaceae Họ Nhân sâm 5
6 Asteraceae Họ Cúc 16 7 Bignoniaceae Họ Núc nác 5 8 Burseraceae Họ Trám 6 9 Caesalpiniaceae Họ Vang 9 10 Cucurbitaceae Họ Bầu bí 7 11 Dipterocarpaceae Họ Dầu 7 12 Ebenaceae Họ Thị 5 13 Euphorbiaceae Họ Thầu dầu 21 14 Fabaceae HọĐậu 17 15 Fagaceae Họ Dẻ 5
16 Lamiaceae Họ Hoa môi 8
17 Lauraceae Họ Long não 7
18 Magnoliaceae Họ Mộc lan 7
TT Tên khoa học Tên họ Việt Nam Số loài
20 Menispermaceae Họ Tiết dê 5
21 Moraceae Họ Dâu tằm 16
22 Myristicaceae Họ Máu chó 5
23 Myrsinaceae HọĐơn nem 6
24 Myrtaceae Họ Sim 7 25 Rosaceae Họ Hoa hồng 8 26 Rubiaceae Họ Cà phê 13 27 Rutaceae Họ Cam 9 28 Verbenaceae Họ Cỏ roi ngựa 7 29 Arecaceae Họ Cau 9 30 Cyperaceae Họ cói 6 31 Dioscoreaceae Họ Củ nâu 6
32 Orchidaceae Họ Phong lan 8
33 Poaceae Họ Lúa 35
34 Smilacaceae Họ Kim cang 6
35 Zingiberaceae Họ Gừng 9
Trong các họ trên, họ có số loài nhiều nhất là họ Ba mảnh vỏ có 21 loài, chiếm 4,07%. Tổng số loài của 10 họ có nhiều loài nhất là 154 loài, chiếm 29,84%.
- Đa dạng về dạng sống
1) Nhóm cây lớn và vừa có chồi trên đất (Mm): Nhóm này có 168 loài, chiếm 32,55%. Một số họ có số loài chiếm tỉ trọng cao thuộc nhóm này như
Fagaceae, Elaeocarpaceae, Burseraceae, Ceasalpiniaceae,… Đây là nhóm tập trung nhiều cây gỗ lớn và vừa, có giá trị kinh tế cao như: Pơ mu, Giổi, Chò chỉ, Táu mật, Sến mật...
2) Nhóm cây có chồi trên đất (Mi): Nhóm này có 98 loài, chiếm 18,99% tổng số loài. Họ có nhiều loài thuộc nhóm này như Euphorbiaceae, Myrsinaceae, Annonaceae. Nhóm này có nhiều loài cây cho gỗ nhỏ, củi.
3) Nhóm cây thấp có chồi trên đất (Na): Nhóm này có 75 loài, chiếm 14,53% tổng số loài, có nhiều loài thuộc nhóm này như Rubiaceae, Acantuceae, Fabaceae,… Các loài này thường tạo thành lớp thảm dưới tán rừng.
4) Nhóm cây leo quấn có chồi trên đất (Lp): Nhóm này có 49 loài, chiếm 9,50% tổng số loài. Họ có nhiều loài thuộc nhóm này như Fabaceae, Rubiaceae,…
5) Nhóm cây chồi trên đất, sống bì sinh (Ep): Nhóm này có 8 loài, chiếm 1,55%, điển hình như các loài trong họ Orchidaceae, Arceae, Asslepiadaceae… Đây là nhóm loài có dạng sống đặc trưng cho vùng nhiệt đới ẩm.
6) Nhóm cây chồi trên đất sống ký sinh và bán ký sinh (Pp): nhóm này có 3 loài, chiếm 0,58%, điển hình như một số loài trong họ Loranthaceae, Viscaceae, Balimophoraceae, Luairtaceae.
7) Nhóm cây chồi trên thân thảo (PhH): Nhóm này có 36 loài, chiếm 6,97% các họ có nhiều loài thuộc nhóm này là Asteraceae, Fabaceae, Euphorbiaceae, Acanthaceae.
8) Nhóm cây chồi nửa ẩn (H): Nhóm này có 38 loài, chiếm 7,36%, điển hình như một số loài trong họ: Pteridaceae, Adiantaceae, Schizeaceae...
9) Nhóm cây chồi 1 năm (Th): Nhóm này có 41 loài, chiếm 7,9%, các loài trong nhóm này tập trung ở các họ Poaceae, Asterraceae, Cypenraceae.
Từ kết quả trên, chúng ta có thểđi đến nhận xét sau đây:
Trong các nhóm trên nhóm cây lớn cây lớn và vừa có chồi trên đất (Mm) có số loài nhiều nhất chiếm 32,55% tổng số loài. Đây cũng chính là nhóm cây có khả
năng cung cấp gỗ dùng trong xây dựng, dân sinh và gỗ củi. Tiếp theo là nhóm cây có chồi trên đất chiếm 18,99% tổng số loài. Thấp nhất là nhóm Pp chỉ có 3 loài chiếm 0,58%.
- Đa dạng về giá trị sử dụng
Căn cứ vào mục đích sử dụng có thể chia các loài cây vào các nhóm sử dụng sau đây:
Bảng 1.5. Phân loại thực vật theo công dụng
Công dụng Th G LT N Vl+S Số lượng 257 151 57 29 22 % 49,8 29,26 11,05 5,62 4,26 (Đại học Lâm nghiệp, 2009) Ghi chú: Th: Cây làm thuốc
Vl+S: Cây cho nguyên vật liêu thủ công mỹ nghệ
G: Cây cho gỗ
Lt: Cây làm lương thực, thực phẩm
N: Cây cho nhựa, tinh dầu, sơn, thuốc nhuộm
- Nhóm cây cho gỗ lớn, vừa dùng trong xây dựng có 151 loài, chiếm 29,26% - Nhóm cây dùng làm đồ thủ công mỹ nghệ như Pơmu (Fohienia hodginsii), Mua (Diaspyros mun), Thừng mực (Wrightia annamensis), Kim giao (Nageia fleuryi), Vàng tâm (Manglietia fordiana), Song mật (Calamus platyacanthus), Song bột (Calamus poilanei), Mây (Calamus tetradactylus)… chiếm số lượng ít nhất, chỉ
có 22 loài, chiếm 4,26%.
- Nhóm cây làm dược liệu: điển hình như loài Cốt toái bổ (Drynaria fortunei), Kha tử (Termilarra chebula), ổ kiến (Hydnophyllum formicarum), Đỗ
trọng nam (Evonymus chinensis), Kim tuyến (Arvectochilus setaceus), Mã tiền (Strychno ignatii)…
- Nhóm cây cho nhựa, sáp, tinh dầu thơm, chất nhuộm: Tại KBT có nhiều