Cấp quý hiếm Ký hiệu Số lượng
Nguy cấp EN 8
Sẽ nguy cấp VU 7
Ít quan tâm LC 4
1.3.2. Điều kiện dân sinh, kinh tế - xã hội
1.3.2.1. Đặc điểm dân số và lao động
- Người dân sống ở trong xã tới 99% là dân tộc H’mông thuộc 5 thôn: Bản Tát, Khe Tát, Khe Cạn, Làng Thượng, Ba Khuy. Cuộc sống của người dân nơi đây hiện còn có nhiều khó khăn. Trong xã có tới 59 hộ thuộc diện cận nghèo, 271 hộ
thuộc diện hộ nghèo.
1.3.2.2. Điều kiện kinh tế
- Về nông nghiệp:
Trồng trọt: Diện tích đất nông nghiệp có tỷ lệ quá nhỏ so với tổng diện tích. Trong đó đất trồng lúa màu ít bình quân 285km2 /khẩu sản phẩm trồng trọt chủ yếu là lúa nước, ngô, lúa nương, sắn... Ruộng nước được phân bố nơi thấp, gần nơi dân cư, ven suối và ruộng bậc thang. Năng suốt lúa thấp do kỹ thuật canh tác chưa cao, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.
Chăn nuôi trong khu vực chưa phát triển, chưa được chú trọng đầu tư. Thành phần đàn gia súc tương đối đơn giản chủ yếu là trâu, bò, ngựa, lợn, gà. Công tác thú y chưa phát triển, các thôn bản chưa có cán bộ thú y hoặc cán bộ chưa từng qua trường lớp chính quy.
- Về lâm nghiệp:
Trước đây lâm sản chính do người dân khai thác từ rừng chủ yếu là gỗ, các loài động vật phục vụ làm nhà và nguồn thực phẩm, đôi khi trở thành hàng hóa. Từ
khi thực hiện đóng cửa rừng tự nhiên, giao đất giao rừng, lực lượng kiểm lâm đã cấm bán cùng người dân tham gia bảo vệ rừng thì hiện tượng khai thác gỗ và săn bắn thú rừng bừa bãi không còn xảy ra thường xuyên, công khai. Một nguồn lợi từ
rừng đem lại sự giàu có của nhiêu hộ trong khu vực nhất là ở Phong Dụ Thượng, Mỏ vàng, Đại Sơn là trồng và khai thác rừng quế, có thể xem cây quế ở đây là cây xóa đói giảm nghèo, là cây đem lại thu nhập chính của người dân trong khu bảo tồn.
1.3.2.3. Văn hóa xã hội, giáo dục, y tế
- Văn hóa xã hội:
Trong khu bảo tồn hầu hết các cộng đồng dân cư là dân tộc H'Mông và Dao, Cộng đồng dân cư các dân tộc thiểu số ở đây vẫn giữ gìn tốt bản sắc văn hoá của
dân tộc mình, thể hiện trong trang phục, lối sống, các hoạt động sản xuất, dệt vải, thêu thùa và làm đồ thủ công mỹ nghệ. Đây là tiềm năng lớn trong du lịch sinh thái, nhân văn. Những đóng góp của khu rừng đặc dụng vào việc phòng hộ, duy trì cảnh quan thiên nhiên, cân bằng sinh thái và giữ gìn bản sắc văn hoá, nhân văn là rất to lớn trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội của khu vực.
Do điều kiện là vùng sâu, vựng xa của cả nước, điều kiện phát triển kinh tế
xã hội ở khu bảo tồn còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ đói nghèo cao, đời sống vật chất và tinh thần còn nhiều thiếu thốn, lạc hậu, trình độ nhận thức còn nhiều hạn chế. Việc đầu tư xây dựng khu bảo tồn sẽ là cơ hội góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững.
- Giáo dục: Xã có trường học cấp tiểu học cơ sở và trung học cơ sở, nhưng
điều kiện cơ sở vật chất và giáo viên thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của con em nhân dân. Hầu hết trẻ em đến độ tuổi đi học đều được đến trường.
- Y tế: Xã đã có trạm y tế và cán bộ y tế. Tuy nhiên chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân địa phương. Trong điều kiện giao thông như Nà Hẩu thì rất cần thiết phải tăng cường y tế tuyến xã. Các dịch bệnh lớn không xảy ra do làm tốt công tác phòng bệnh.
1.3.2.4. Cơ sở hạ tầng
- Giao thông: Xã Nà Hẩu hiện nay đã có đường giao thông đổ bê tông và cấp phối đến trung tâm xã tuy nhiên do độ dốc cao, nền địa chất kém bền vững nên hiện tượng sạt lở thường xuyên xảy ra, gây tắc đường không có khả năng khắc phục ngay, việc giao lưu văn hoá, hàng hoá gặp nhiều khó khăn. Trong vùng các xã đã chú trọng xây dựng đường liên thôn, xã, nhưng đường hẹp, dốc, lầy lội vào mùa mưa.
- Thuỷ lợi: Trong vùng canh tác nông nghiệp, điều kiện nguồn nước không khó khăn do được đầu tư nên hệ thống thuỷ lợi tương đối phát triển. Cần đầu tư cho thủy lợi để tăng năng suất cây trồng, tăng vụ trên diện tích đã có, đảm bảo an ninh lương thực, góp phần cho người dân tham gia vào công cuộc bảo tồn trong khu vực rừng đặc dụng.
1.3.3. Nhận xét, đánh giá thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội tới bảo tồn loài cây dược liệu hội tới bảo tồn loài cây dược liệu
* Thuận lợi
- Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu là nơi phân bố tự nhiên của nhiều loài cây dược liệu. Đặc điểm về đất đai, khí hậu phù hợp cho sự phát triển của nhiều loài, trong đó có các loài quý hiếm và có giá trị kinh tế cao.
- Cây dược liệu tại Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu có nhiều tác dụng trong việc chữa trị các loại bệnh. Có nhiều loại bệnh được người dân địa phương sử dụng cây tại khu vực để chữa bệnh.
- Người dân có kiến thức địa phương phong phú trong việc sử dụng các cây thuốc tại khu vực
- Tài nguyên rừng của Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu phong phú, đa dạng, nhiều loài động thực vật quý hiếm có giá trị bảo tồn cao nên thu hút được sự quan tâm của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương cũng như các nhà khoa học.
- Lực lượng lao động dồi dào, người dân có nhiều kinh nghiệm trong sử
dụng, sản xuất cây lâm nghiệp nên việc huy động cộng đồng chung tay bảo vệ, phát triển lâm nghiệp nói chung và bảo tồn cây dược liệu nói riêng gặp nhiều thuận lợi.
* Khó khăn
- Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu là nơi sinh sống của phần đông đồng bào dân tộc thiểu số có cuộc sống khó khăn và hạn chế về mặt nhận thức. Do vậy, tình trạng xâm lấn, khai thác trái phép rừng vẫn xảy ra, gây mất rừng đồng thời mất cây dược liệu.
- Trong vùng lõi của KBT vẫn còn các hộ dân sinh sống nên công tác quản lý và bảo vệ rừng gặp những khó khăn nhất định.
- Khu vực có địa bàn rộng, địa hình phức tạp, giao thông khó khăn, kinh tế
còn nhiều hạn chế nên khó khăn trong việc triển khai các hoạt động quản lý, bảo vệ
rừng nói chung.
- Thiếu thông tin về tầm quan trọng của các loài cây dược liệu dẫn đến việc khai thác bừa bãi hoặc vô tình tác động làm mất cây dược liệu.
- Nguồn nhân lực hiện tại thiếu và hạn chế cả về mặt năng lực, trang thiết bị
và ngân sách để thực hiện hiệu quả công tác quản lý bảo tồn và đáp ứng các mục tiêu quản lý khu bảo tồn.
- Trong địa bàn quản lý nhiều nguồn tài nguyên có giá trị cao (gỗ quý, động vật quý hiếm, khoáng sản,...) là đối tượng của các hoạt động bất hợp pháp.
- Phần lớn các xã trong khu vực chưa có quy hoạch vùng chăn thả gia súc nên tình trạng thả rông gia súc vẫn còn phổ biến.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các loài cây dược liệu phân bố tự nhiên tại Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, tỉnh Yên Bái.
Tri thức địa phương của người dân trong sử dụng cây thuốc.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Từ tháng 9/2017 đến tháng 9/2018.
- Địa điểm: tại Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, tỉnh Yên Bái.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu tính đa dạng thành phần loài, dạng sống và đặc điểm phân bố
của các loài cây dược liệu tại khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu. - Nghiên cứu tri thức địa phương trong sử dụng cây thuốc.
- Nghiên cứu thực trạng và giá trị bảo tồn của cây dược liệu tại khu vực nghiên cứu.
- Nghiên cứu xác định các tác động đến các loài cây dược liệu. - Đề xuất các giải pháp bảo tồn các loài cây dược liệu tại khu vực.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
Do diện tích rộng và thời gian ngắn cho nên tôi sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp kế thừa tài liệu.
- Phương pháp điều tra theo tuyến điển hình.
- Phương pháp điều tra phỏng vấn có sự tham gia của người dân.
2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu
Kế thừa có chọn lọc các tài liệu liên quan đến các nội dung hoặc hỗ trợ trong quá trình nghiên cứu thực địa tại khu vực nghiên cứu, bao gồm:
+ Hệ thống bản đồ khu vực nghiên cứu: Bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ địa hình… do Chi cục kiểm lâm tỉnh Yên Bái và Khu bảo tồn cung cấp.
+ Các báo cáo khoa học đã thực hiện tại khu vực liên quan đến khu hệ thực vật nói chung và các loài cây dược liệu nói riêng.
2.4.2. Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp phỏng vấn nhằm cung cấp các thông tin cơ bản liên quan đến các nội dung nghiên cứu của đề tài. Các thông tin này sẽđặc biệt có ý nghĩa nếu quá trình điều tra thực địa không ghi nhận được được. Ngoài ra, phỏng vấn là phương pháp hiệu quả để tìm hiểu các tri thức bản địa trong việc sử dụng cây thuốc của người dân địa phương.
Tổng số người được phỏng vấn: 75 người trong đó: Cán bộ khu bảo tồn là 10 người, Cán bộ các xã là 35 người, người dân là 30 người.
Sử dụng một số câu hỏi người cung cấp tin, ví dụ: “Xin Bác (Anh/ Chị/ Ông/ Bà) kể tên tất cả các cây có thể làm thuốc mà Bác (Anh/ Chị/ Ông/ Bà) biết”. Tên cây thuốc ởđược thể hiện bằng tiếng địa phương nhằm tránh sự nhầm lẫn tên loài giữa các ngôn ngữ, văn hóa khác nhau.
Phỏng vấn bán cấu trúc: phỏng vấn những người cung cấp thông tin then chốt, có uy tín như trưởng thôn, thầy lang, những người già trong làng, những người có liên quan đến thuốc.
- Phỏng vấn cán bộ địa phương: Được thực hiện đầu tiên nhằm tìm hiểu tình hình chung về kinh tế - xã hội của thôn: Dân số, mức sống, dân trí, các loại đất đai, tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên rừng và LSNG.
- Phỏng vấn hộ gia đình: Điều tra ngẫu nhiên 30 người. Các hộ phỏng vấn
được lựa chọn theo phương pháp lấy mẫu phân tầng ngẫu nhiên. Tiêu chuẩn của các cộng tác viên này là: Biết khai thác/chế biến các LSNG; Có kiến thức/kỹ năng thực hành; Am hiểu truyền thống quản lý, sử dụng LSNG của cộng đồng; sử dụng tốt hai thứ tiếng phổ thông và tiếng Mông; Đại diện cho các thành phần khác trong thôn bản như: lứa tuổi, lãnh đạo thôn, giới, thành phần kinh tế, mối quan tâm. Đề tài sử
dụng bảng câu hỏi với nội dung ngắn gọn, rõ ràng để khi phỏng vấn thu được nhiều thông tin, giúp cho người dân dễ hiểu, dễ trả lời. Điều quan trọng nhất khi phỏng vấn là đề nghị người cung cấp tin liệt kê đầy đủ tên những loài LSNG được người dân trong vùng sử dụng làm thuốc, thực phẩm bằng tiếng dân tộc của họ để tránh
được sự nhầm lẫn tên cây giữa các ngôn ngữ, văn hóa khác nhau.
- Phỏng vấn cán bộ Khu bảo tồn: Nhằm tìm hiểu tình hình chung về quản lý rừng và đất rừng của Khu bảo tồn, các chính sách, chương trình thực hiện tại vùng
đệm và việc sử dụng LSNG, TNR của các cộng đồng địa phương trong vùng đệm.
Đồng thời nhằm kiểm tra chéo thông tin thu thập tại các thôn điểm và thu thập bổ
sung tài liệu.
Sau khi thực hiện công cụ phỏng vấn hộ gia đình. Các cuộc thảo luận được tiến hành dựa trên khung thảo luận chuẩn bị sẵn. Hai nhóm thảo luận được hình thành tại 1 xã trong vùng nghiên cứu. Mỗi nhóm bao gồm từ 5-7 người với đủ các thành phần kinh tế trong thôn. Thảo luận này nhằm khẳng định lại và bổ sung các hình thức khai thác, chế biến và sử dụng LSNG. Đồng thời tìm hiểu những khó khăn và khuyến nghị của cộng đồng trong phát triển sản xuất và sử dụng LSNG và TNR một cách bền vững.
2.4.3. Điều tra theo tuyến có sự tham gia của người cung cấp thông tin.
Phương pháp này thường được áp dụng để xác định thành phần loài cây dược liệu tại khu vực nghiên cứu; Đặc điểm phân bố các loài cây dược liệu tại khu vực nghiên cứu.
Trong điều tra tài nguyên cây thuốc hiện nay ở Việt Nam cũng như trên thế
giới. Người cung cấp tin thường là những người am hiểu về cây thuốc trong khu vực (thầy lang, người thu hái cây thuốc,…). Mục tiêu điều tra là xác định thành phần loài, cách sử dụng cây dược liệu trong khu vực. Các bước thực hiện bao gồm:
- Xác định tuyến điều tra
Tuyến điều tra được xác định dựa trên thực trạng thực vật, địa hình và phân bố cây thuốc trong khu vực. Để bảo đảm tính khách quan trong quá trình điều tra, tuyến điều tra nên đi qua các địa hình và thảm thực vật khác nhau. Trong điều tra tại cộng đồng, người ta lấy trung tâm cộng đồng làm tâm và đi theo bốn hướng khác nhau. Số lượng tuyến phụ thuộc vào thời gian và nhân lực. Để đảm bảo tính khách quan trong quá trình điểu tra, tuyến điều tra được chọn như sau: Lấy UBND xã Nà Hẩu làm trung tâm từđó đi theo 4 hướng khác nhau.
+ Tuyến 1: Bắt đầu từ UBND xã Nà Hẩu tọa độ N 21046’13’’; E 1040 34’00’’ đi theo hướng tây bắc dài 9km độ cao 900m lần lượt qua 3 điểm:
Điểm 1 có tọa độ N 210 47’39’’, E 1040 32’45’’;
Điểm 2 có tọa độ N 210 48’33’’, E 1040 32’45’’
+ Tuyến 2: Bắt đầu từ UBND xã Nà Hẩu tọa độ N 21 46’13’’;E 104 34’00’’
đi theo hướng bắc hướng đến xã Đại Sơn dài 11km độ cao 850m lần lượt qua 3 điểm:
Điểm 1 có tọa độ N 210 48’30’’, E 1040 33’42’’;
Điểm 2 có tọa độ N 210 50’33’’, E 1040 33’01’’
Điểm 3 có tọa độ N 210 51’56’’, E 1040 31’24’’
+ Tuyến 3: Bắt đầu từ UBND xã Nà Hẩu tọa độ N 210 46’13’’; E 1040
34’00’’ đi theo hướng đông nam hướng đến xã An Lương dài 7km độ cao 700m lần lượt qua 3 điểm:
Điểm 1 có tọa độ N 210 44’25’’, E 1040 35’52’’;
Điểm 2 có tọa độ N 210 43’20’’, E 1040 36’01’’
Điểm 3 có tọa độ N 210 42’9’’, E 1040 35’26’’
+ Tuyến 4: Bắt đầu từ UBND xã Nà Hẩu tọa độ N 21 46’13’’;E 104 34’00’’
đi theo hướng Tây hướng đến xã Phong Dụ Thượng dài 7km độ cao 650m lần lượt qua 3 điểm:
Điểm 1 có tọa độ N 210 45’24’’, E 1040 32’46’’;
Điểm 2 có tọa độ N 210 45’39’’, E 1040 31’24’’
Điểm 3 có tọa độ N 210 44’26’’, E 1040 30’23’’
- Thu thập thông tin tại thực địa
Người cung cấp tin và điều tra viên cùng đi theo tuyến và phỏng vấn đối với bất kì cây nào gặp trên đường đi hay khi có sự thay đổi về thảm thực vật và phỏng vấn đối với tất cả các loài cây cỏ xuất hiện trong khu vực đó. Thông tin cần phỏng vấn: tên cây (tên địa phương), bộ phận dùng, cách sử dụng,… Các thông tin khác có thể được thu thập phụ thuộc vào thời gian có trong quá trình điều tra. Để tiết kiệm thời gian có thể in sẵn một sổ thu mẫu có các nội dung điều tra đã định trước và đánh dấu tại các nội dung phù hợp trong quá trình điều tra. Bất kì cây nào được người cung