Nhận xét, đánh giá thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng loài cây dược liệu tại khu bảo tồn thiên nhiên nà hẩu tỉnh yên bái​ (Trang 39)

hi ti bo tn loài cây dược liu

* Thuận lợi

- Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu là nơi phân bố tự nhiên của nhiều loài cây dược liệu. Đặc điểm về đất đai, khí hậu phù hợp cho sự phát triển của nhiều loài, trong đó có các loài quý hiếm và có giá trị kinh tế cao.

- Cây dược liệu tại Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu có nhiều tác dụng trong việc chữa trị các loại bệnh. Có nhiều loại bệnh được người dân địa phương sử dụng cây tại khu vực để chữa bệnh.

- Người dân có kiến thức địa phương phong phú trong việc sử dụng các cây thuốc tại khu vực

- Tài nguyên rừng của Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu phong phú, đa dạng, nhiều loài động thực vật quý hiếm có giá trị bảo tồn cao nên thu hút được sự quan tâm của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương cũng như các nhà khoa học.

- Lực lượng lao động dồi dào, người dân có nhiều kinh nghiệm trong sử

dụng, sản xuất cây lâm nghiệp nên việc huy động cộng đồng chung tay bảo vệ, phát triển lâm nghiệp nói chung và bảo tồn cây dược liệu nói riêng gặp nhiều thuận lợi.

* Khó khăn

- Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu là nơi sinh sống của phần đông đồng bào dân tộc thiểu số có cuộc sống khó khăn và hạn chế về mặt nhận thức. Do vậy, tình trạng xâm lấn, khai thác trái phép rừng vẫn xảy ra, gây mất rừng đồng thời mất cây dược liệu.

- Trong vùng lõi của KBT vẫn còn các hộ dân sinh sống nên công tác quản lý và bảo vệ rừng gặp những khó khăn nhất định.

- Khu vực có địa bàn rộng, địa hình phức tạp, giao thông khó khăn, kinh tế

còn nhiều hạn chế nên khó khăn trong việc triển khai các hoạt động quản lý, bảo vệ

rừng nói chung.

- Thiếu thông tin về tầm quan trọng của các loài cây dược liệu dẫn đến việc khai thác bừa bãi hoặc vô tình tác động làm mất cây dược liệu.

- Nguồn nhân lực hiện tại thiếu và hạn chế cả về mặt năng lực, trang thiết bị

và ngân sách để thực hiện hiệu quả công tác quản lý bảo tồn và đáp ứng các mục tiêu quản lý khu bảo tồn.

- Trong địa bàn quản lý nhiều nguồn tài nguyên có giá trị cao (gỗ quý, động vật quý hiếm, khoáng sản,...) là đối tượng của các hoạt động bất hợp pháp.

- Phần lớn các xã trong khu vực chưa có quy hoạch vùng chăn thả gia súc nên tình trạng thả rông gia súc vẫn còn phổ biến.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

Các loài cây dược liệu phân bố tự nhiên tại Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, tỉnh Yên Bái.

Tri thức địa phương của người dân trong sử dụng cây thuốc.

2.2. Phạm vi nghiên cứu

- Thời gian: Từ tháng 9/2017 đến tháng 9/2018.

- Địa điểm: tại Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, tỉnh Yên Bái.

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu tính đa dạng thành phần loài, dạng sống và đặc điểm phân bố

của các loài cây dược liệu tại khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu. - Nghiên cứu tri thức địa phương trong sử dụng cây thuốc.

- Nghiên cứu thực trạng và giá trị bảo tồn của cây dược liệu tại khu vực nghiên cứu.

- Nghiên cứu xác định các tác động đến các loài cây dược liệu. - Đề xuất các giải pháp bảo tồn các loài cây dược liệu tại khu vực.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

Do diện tích rộng và thời gian ngắn cho nên tôi sử dụng một số phương pháp sau:

- Phương pháp kế thừa tài liệu.

- Phương pháp điều tra theo tuyến điển hình.

- Phương pháp điều tra phỏng vấn có sự tham gia của người dân.

2.4.1. Phương pháp kế tha tài liu

Kế thừa có chọn lọc các tài liệu liên quan đến các nội dung hoặc hỗ trợ trong quá trình nghiên cứu thực địa tại khu vực nghiên cứu, bao gồm:

+ Hệ thống bản đồ khu vực nghiên cứu: Bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ địa hình… do Chi cục kiểm lâm tỉnh Yên Bái và Khu bảo tồn cung cấp.

+ Các báo cáo khoa học đã thực hiện tại khu vực liên quan đến khu hệ thực vật nói chung và các loài cây dược liệu nói riêng.

2.4.2. Phương pháp phng vn

Phương pháp phỏng vấn nhằm cung cấp các thông tin cơ bản liên quan đến các nội dung nghiên cứu của đề tài. Các thông tin này sẽđặc biệt có ý nghĩa nếu quá trình điều tra thực địa không ghi nhận được được. Ngoài ra, phỏng vấn là phương pháp hiệu quả để tìm hiểu các tri thức bản địa trong việc sử dụng cây thuốc của người dân địa phương.

Tổng số người được phỏng vấn: 75 người trong đó: Cán bộ khu bảo tồn là 10 người, Cán bộ các xã là 35 người, người dân là 30 người.

Sử dụng một số câu hỏi người cung cấp tin, ví dụ: “Xin Bác (Anh/ Chị/ Ông/ Bà) kể tên tất cả các cây có thể làm thuốc mà Bác (Anh/ Chị/ Ông/ Bà) biết”. Tên cây thuốc ởđược thể hiện bằng tiếng địa phương nhằm tránh sự nhầm lẫn tên loài giữa các ngôn ngữ, văn hóa khác nhau.

Phỏng vấn bán cấu trúc: phỏng vấn những người cung cấp thông tin then chốt, có uy tín như trưởng thôn, thầy lang, những người già trong làng, những người có liên quan đến thuốc.

- Phỏng vấn cán bộ địa phương: Được thực hiện đầu tiên nhằm tìm hiểu tình hình chung về kinh tế - xã hội của thôn: Dân số, mức sống, dân trí, các loại đất đai, tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên rừng và LSNG.

- Phỏng vấn hộ gia đình: Điều tra ngẫu nhiên 30 người. Các hộ phỏng vấn

được lựa chọn theo phương pháp lấy mẫu phân tầng ngẫu nhiên. Tiêu chuẩn của các cộng tác viên này là: Biết khai thác/chế biến các LSNG; Có kiến thức/kỹ năng thực hành; Am hiểu truyền thống quản lý, sử dụng LSNG của cộng đồng; sử dụng tốt hai thứ tiếng phổ thông và tiếng Mông; Đại diện cho các thành phần khác trong thôn bản như: lứa tuổi, lãnh đạo thôn, giới, thành phần kinh tế, mối quan tâm. Đề tài sử

dụng bảng câu hỏi với nội dung ngắn gọn, rõ ràng để khi phỏng vấn thu được nhiều thông tin, giúp cho người dân dễ hiểu, dễ trả lời. Điều quan trọng nhất khi phỏng vấn là đề nghị người cung cấp tin liệt kê đầy đủ tên những loài LSNG được người dân trong vùng sử dụng làm thuốc, thực phẩm bằng tiếng dân tộc của họ để tránh

được sự nhầm lẫn tên cây giữa các ngôn ngữ, văn hóa khác nhau.

- Phỏng vấn cán bộ Khu bảo tồn: Nhằm tìm hiểu tình hình chung về quản lý rừng và đất rừng của Khu bảo tồn, các chính sách, chương trình thực hiện tại vùng

đệm và việc sử dụng LSNG, TNR của các cộng đồng địa phương trong vùng đệm.

Đồng thời nhằm kiểm tra chéo thông tin thu thập tại các thôn điểm và thu thập bổ

sung tài liệu.

Sau khi thực hiện công cụ phỏng vấn hộ gia đình. Các cuộc thảo luận được tiến hành dựa trên khung thảo luận chuẩn bị sẵn. Hai nhóm thảo luận được hình thành tại 1 xã trong vùng nghiên cứu. Mỗi nhóm bao gồm từ 5-7 người với đủ các thành phần kinh tế trong thôn. Thảo luận này nhằm khẳng định lại và bổ sung các hình thức khai thác, chế biến và sử dụng LSNG. Đồng thời tìm hiểu những khó khăn và khuyến nghị của cộng đồng trong phát triển sản xuất và sử dụng LSNG và TNR một cách bền vững.

2.4.3. Điu tra theo tuyến có s tham gia ca người cung cp thông tin.

Phương pháp này thường được áp dụng để xác định thành phần loài cây dược liệu tại khu vực nghiên cứu; Đặc điểm phân bố các loài cây dược liệu tại khu vực nghiên cứu.

Trong điều tra tài nguyên cây thuốc hiện nay ở Việt Nam cũng như trên thế

giới. Người cung cấp tin thường là những người am hiểu về cây thuốc trong khu vực (thầy lang, người thu hái cây thuốc,…). Mục tiêu điều tra là xác định thành phần loài, cách sử dụng cây dược liệu trong khu vực. Các bước thực hiện bao gồm:

- Xác định tuyến điều tra

Tuyến điều tra được xác định dựa trên thực trạng thực vật, địa hình và phân bố cây thuốc trong khu vực. Để bảo đảm tính khách quan trong quá trình điều tra, tuyến điều tra nên đi qua các địa hình và thảm thực vật khác nhau. Trong điều tra tại cộng đồng, người ta lấy trung tâm cộng đồng làm tâm và đi theo bốn hướng khác nhau. Số lượng tuyến phụ thuộc vào thời gian và nhân lực. Để đảm bảo tính khách quan trong quá trình điểu tra, tuyến điều tra được chọn như sau: Lấy UBND xã Nà Hẩu làm trung tâm từđó đi theo 4 hướng khác nhau.

+ Tuyến 1: Bắt đầu từ UBND xã Nà Hẩu tọa độ N 21046’13’’; E 1040 34’00’’ đi theo hướng tây bắc dài 9km độ cao 900m lần lượt qua 3 điểm:

Điểm 1 có tọa độ N 210 47’39’’, E 1040 32’45’’;

Điểm 2 có tọa độ N 210 48’33’’, E 1040 32’45’’

+ Tuyến 2: Bắt đầu từ UBND xã Nà Hẩu tọa độ N 21 46’13’’;E 104 34’00’’

đi theo hướng bắc hướng đến xã Đại Sơn dài 11km độ cao 850m lần lượt qua 3 điểm:

Điểm 1 có tọa độ N 210 48’30’’, E 1040 33’42’’;

Điểm 2 có tọa độ N 210 50’33’’, E 1040 33’01’’

Điểm 3 có tọa độ N 210 51’56’’, E 1040 31’24’’

+ Tuyến 3: Bắt đầu từ UBND xã Nà Hẩu tọa độ N 210 46’13’’; E 1040

34’00’’ đi theo hướng đông nam hướng đến xã An Lương dài 7km độ cao 700m lần lượt qua 3 điểm:

Điểm 1 có tọa độ N 210 44’25’’, E 1040 35’52’’;

Điểm 2 có tọa độ N 210 43’20’’, E 1040 36’01’’

Điểm 3 có tọa độ N 210 42’9’’, E 1040 35’26’’

+ Tuyến 4: Bắt đầu từ UBND xã Nà Hẩu tọa độ N 21 46’13’’;E 104 34’00’’

đi theo hướng Tây hướng đến xã Phong Dụ Thượng dài 7km độ cao 650m lần lượt qua 3 điểm:

Điểm 1 có tọa độ N 210 45’24’’, E 1040 32’46’’;

Điểm 2 có tọa độ N 210 45’39’’, E 1040 31’24’’

Điểm 3 có tọa độ N 210 44’26’’, E 1040 30’23’’

- Thu thập thông tin tại thực địa

Người cung cấp tin và điều tra viên cùng đi theo tuyến và phỏng vấn đối với bất kì cây nào gặp trên đường đi hay khi có sự thay đổi về thảm thực vật và phỏng vấn đối với tất cả các loài cây cỏ xuất hiện trong khu vực đó. Thông tin cần phỏng vấn: tên cây (tên địa phương), bộ phận dùng, cách sử dụng,… Các thông tin khác có thể được thu thập phụ thuộc vào thời gian có trong quá trình điều tra. Để tiết kiệm thời gian có thể in sẵn một sổ thu mẫu có các nội dung điều tra đã định trước và đánh dấu tại các nội dung phù hợp trong quá trình điều tra. Bất kì cây nào được người cung cấp tin xác định là cây dược liệu đều được thu thập để xác định tên khoa học.

- Xử lí thông tin

Thông tin thu thập được theo phương pháp này thường có tính chất định tính, bao gồm: danh mục loài (tên địa phương, tên khoa học, bộ phận dùng, công dụng,...), ước lượng tần số xuất hiện trong tuyến điều tra.

- Thu mẫu tiêu bản

Mỗi loài cây thuốc cần thu từ ba đến năm mẫu và được gắn nhãn ghi rõ các thông tin về kí hiệu mẫu, thời gian, địa điểm thu mẫu và người thu mẫu. Trong một vài trường hợp cần thiết cho việc định danh chính xác loài thì cần thu cây con hay thân ngầm dạng củ để làm mẫu tiêu bản sống. Trong quá trình thu mẫu, chụp hình các bộ phận của cây, sinh cảnh, bộ phận làm dược liệu. Sử dụng máy định vị GPS

đánh dấu tọa độ điểm thu mẫu để ghi nhận nơi phân bố của cây thuốc trong vùng.

- Phỏng vấn

Việc phỏng vấn được thực hiện trực tiếp trên các cá thể loài đã được đeo nhãn sử dụng một câu hỏi như nhau cho mỗi cây và mỗi người cung cấp tin. Nội dung phỏng vấn có thể biến đổi tuỳ mục đích điều tra nhưng tối thiểu bao gồm: tên cây (tên địa phương), có làm thuốc/ không làm thuốc, bộ phận dùng. Số lượng người cung cấp tin có thể dao động tuỳ thuộc mức độ điều tra, có thể chỉ là những người cung cấp tin quan trọng, hay là các đối tượng xã hội khác nhau, như giới (phụ

nữ, đàn ông), lứa tuổi (già, trung niên, trẻ,…), giàu nghèo,…

- Định danh thực vật

Mỗi loài thực vật được người cung cấp tin đề cập được định danh ngay tại thực địa nếu có mang cơ quan sinh sản (hoa, trái). Sau khi về phòng thí nghiệm, tên

khoa học của loài sẽđược kiểm tra bằng cách đối chiếu, so sánh với các tài liệu mô tả thực vật, từđiển cây thuốc dựa trên các đặc điểm hình thái cơ quan sinh sản (hoa, quả, hạt), cơ quan sinh dưỡng (thân, lá,…) và môi trường sống kết hợp với tên địa phương cũng như so mẫu chuẩn ở phòng tiêu bản (nếu có).

Sử dụng khóa phân loại, tra cứu sách “Cây cỏ VN” của Phạm Hoàng Hộ, Thực vật chí Việt Nam, Thực vật chí Đông Dương, Từđiển cây thuốc của Võ Văn Chi để định danh cây thuốc. Định danh làm theo các bước sau: Định danh tại thực

địa, sau đó các chuyên gia về thực vật khác giám định lại.

2.4.4. Phương pháp x lý s liu

- Dùng các phương pháp thống kê, xử lý trên phần mềm Excel để xử lý kết quả thu được.

- Tên các loài cây (tên khoa học và Việt Nam) phân loại thành phần dạng sống được xác định theo các tài liệu: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Đỗ Tất Lợi (2004); Cây cỏ Việt Nam (1991-1993) của Phạm Hoàng Hộ.

- Phân loại và xác định các loài cây thuốc có nguy cơ bị tuyệt chủng trong khu vực nghiên cứu theo sách đỏ Việt Nam của Bộ Khoa học và công nghệ (2007)

phần thực vật; Danh lục đỏ IUCN (2001); Nghị định số 32/2006/NĐ-CP.

Chúng tôi đã tiến hành xây dựng Danh lục cây dược liệu ở KBTTN Nà Hẩu. Trong đó, các loài cây dược liệu đã biết được xếp theo họ, các họ này được xếp theo vần ABC tên khoa học của họ. Trong mỗi họ, các loài cây dược liệu cũng được xếp theo vần ABC tên khoa học của chi và loài. Mỗi loài cây thuốc đều được đề cập các thông tin như sau:

- Cột 1: Số thứ tự của loài cây dược liệu ở trong họ

- Cột 2: Tên phổ thông cây dược liệu - Cột 3: Tên khoa học loài cây dược liệu

- Cột 4: Dạng sống. Bao gồm: - Cây thảo/cỏ (cây thảo sống 1 năm và cây thảo sống nhiều năm); - Cây bụi (cây bụi nhỏ, cây bụi lớn, cây bụi trườn - cây mọc dựa); -Dây leo (dây leo thảo, dây leo hóa gỗ ít và dây leo gỗ); - Cây gỗ (Cây gỗ

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Tính đa dạng về thành phần loài, dạng sống và đặc điểm phân bố của các loài cây dược liệu tại khu vực

3.1.1. Đa dng thành phn loài s dng làm thuc đã ghi nhn được ti KBT

Kết quảđiều tra, thu thập trên tất cả các tuyến điều tra đã phát hiện và thống kê được ở Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, Yên Bái có 67 họ, 110 loài cây thuốc, thuộc thực vật bậc cao có mạch thuộc 4 ngành thực vật được sử dụng làm thuốc.

Tập danh lục cây thuốc được xây dựng ngắn gọn, song đảm bảo tính khoa học và cũng đầy đủ các thông tin chủ yếu, nên thuận lợi cho việc tra cứu về các cây thuốc đã biết ở Khu bảo tồn. (Chi tiết xem tại phụ lục 01. Danh mục các loài cây thuốc tại KBTTN Nà Hẩu).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng loài cây dược liệu tại khu bảo tồn thiên nhiên nà hẩu tỉnh yên bái​ (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)