Các chỉ tiêu khí hậu cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng loài cây dược liệu tại khu bảo tồn thiên nhiên nà hẩu tỉnh yên bái​ (Trang 30 - 32)

Chỉ tiêu Trạm Văn Chấn Lục Yên

Tổng bức xạ (kcl/cm2) 147 147 Lượng mây (số phần 10) 8 8 Tổng số giờ nắng (giờ) 1585,1 1519,1 Vận tốc gió TB (m/s) 1 1,1 Nhiệt độ TB (0C) 22,2 22,6 Nhiệt độ tối cao (0C) 41,2 39,9 Nhiệt độ tối thấp (0C) 0 0 Nhiệt độ tối cao TB (0C) 27,1 27,3 Nhiệt độ tối thấp TB (0C) 19,2 19,8 Biên độ nhiệt (0C) 7,9 7,6 Lượng mưa TB (mm) 1547,4 2126,1 Số ngày mưa (ngày) 129,4 172,3 Độẩm không khí (%) 84 86 Độẩm không khí tối thấp (%) 62 65 Lượng bốc hơi (mm) 778,2 700,2

Số ngày sương mù (ngày) 27,54 49,8

Số ngày sương muối (ngày) 0 0

Kinh độ 104,52 E 104,72 E

Tođộ trm Vĩđộ 21,60 N 22,08 N

Độ cao hải bạt 257,0m 80,0m

- Chếđộ nhiệt:

Nhiệt độ trung bình năm biến động từ 220C đến 230C. Tổng bức xạ 147 Kcl/cm2 (nằm trong vành đai nhiệt đới).

Mùa lạnh chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông-Bắc, nhiệt độ trung bình các tháng này thường dưới 200C, nhiệt độ thường thấp nhất vào thàng 1 hàng năm với trung bình là 15,10C.

Mùa nóng chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam, thời tiết luôn nóng ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình thường trên 250C, nhiệt độ cao nhất vào tháng 7, với nhiệt độ trung bình tháng bảy từ 27,6 đến 280C.

- Chếđộ mưa ẩm:

Lượng mưa trung bình năm từ 1547mm ở Văn Chấn đến 2126mm ở Lục Yên, tập trung gần 90% lượng mưa vào mùa mưa, hai tháng có lương mưa cao nhất là tháng 7 và tháng 8 hàng năm.

Mùa khô lượng mưa chỉ chiếm hơn 10% tổng lượng mưa cả năm. Hạn hán ít khi sảy ra.

Độẩm không khí bình quân năm khoảng 84-86%.

- Thu văn

Với lượng mưa tương đối cao và số ngày sương mù trong năm khoảng 40 ngày cho nên nguồn nước trong khu vực tương đối dồi dào. Các con suối chính thường có nước quanh năm. Lượng nước đảm bảo cho sinh hoạt cũng như sản xuất nông nghiệp ở các xã. Tuy nhiên vùng thượng nguồn các con ngòi, suối thường dốc nên vào mùa mưa có thể sảy ra lũ quét.

1.3.1.5. Hệ thực vật

Theo các báo cáo điều tra về hệ thực vật Nà Hẩu trước đây, cho thấy hệ thực vật trong Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu có tính đa dạng khá cao về thành phần loài, về yếu tốđịa lý, về dạng sống và về giá trị sử dụng.

a. Thành phần thực vật

Theo kết quảđiều tra, hệ thực vật tại vùng lõi của Khu bảo tồn hiện nay có 516 loài thuộc 332 chi và 126 họ thuộc 5 ngành là ngành Thông đất (Lycopodiophyta), ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta), ngành Dương xỉ (Polyopodiophyta), ngành Hạt trần (Gymnospermoc) và ngành Hạt kín (Angiospermac).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng loài cây dược liệu tại khu bảo tồn thiên nhiên nà hẩu tỉnh yên bái​ (Trang 30 - 32)