Đa dạng bậc ngành cây dược liệu trong Khu bảo tồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng loài cây dược liệu tại khu bảo tồn thiên nhiên nà hẩu tỉnh yên bái​ (Trang 47 - 51)

STT Tên phổ thông Tên khoa học

Họ Loài Số lượng Phần trăm (%) Số lượng Phần trăm (%) 1 Ngành Thông đất Lycopodiophyta 2 3,0 2 1,8 2 Ngành Dương xỉ Polypodiophyta 2 3,0 2 1,8 3 Ngành Thông Pinophyta 1 1,5 1 0,9 4 Ngành Ngọc lan Magnoliophyta 62 92,5 105 95,5 Tổng 4 Ngành 67 100 110 100

Với 110 loài cây thuốc là thực vật bậc cao có mạch làm thuốc đã ghi nhận được chắc chắn là chưa đầy đủ. Song qua số liệu trên cho thấy cây dược liệu tại khu vực là khá phong phú và đa dạng.

Cây thuốc mọc tự nhiên ở Khu BTTN Nà Hẩu có các đại diện nằm trong 4 ngành thực vật bậc cao có mạch, gồm 110 loài thuộc 67 họ. Trong đó, ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) có số loài nhiều nhất với 105 loài (chiếm tới 95,5% tổng số loài cây thuốc đã biết ở Khu bảo tồn. Sau ngành Ngọc lan, ngành Dương xỉ

(Polypodiphyta) và ngành Thông đất (Lycopodiophyta) phát hiện có 2 loài làm thuốc. Ngành Thông (Pinophyta) mới chỉ phát hiện 1 loài là Dây Gắm.

3.1.2. S phong phú và đa dng v dng sng

Rừng nhiệt đới được coi là nơi có mức độ phong phú và đa dạng cao nhất về

thành phần loài, về các dạng sống cũng như về giá trị sử dụng tài nguyên.

Với kết quả phát hiện và ghi nhận được 110 loài có công dụng làm thuốc, 67 họ, 4 ngành thực vật bậc cao có mạch đã khẳng định sự phong phú về thành phần chủng loại và giá trị sử dụng làm thuốc rộng rãi của nhóm tài nguyên này.

Về dạng sống, qua thống kê và phân loại sơ bộ 110 loài cây thuốc đã biết cho thấy: - Cây thân thảo/cỏ: bao gồm cả cây thân thảo sống bám (Phụ sinh), cây thảo sống 1 năm và cả cây thảo sống nhiều năm: 42 loài (chiếm 38,18%).

- Cây bụi: bao gồm cả cây bụi mọc dựa: 25 loài (chiếm 22,73%). - Dây leo: 29 loài (chiếm 26,36%).

- Cây gỗ: gồm 12 loài chiếm 10,91%.

- Cây thân dạng gỗ bao gồm 2 loài (chiếm 1,82%).

Như vậy cây dược liệu mọc tự nhiên ở Khu BTTN Nà Hẩu cũng rất phong phú về các dạng sống cơ bản của giới thực vật. Trong đó, nhóm cây thảo có nhiều loài nhất (42 loài), sau đó đến dây leo (29 loài), nhóm cây bụi (25 loài), nhóm cây gỗ (12 loài) và cuối cùng là nhóm cây thân gỗ (2 loài). Đây cũng là tỷ lệ chung về dạng sống của nguồn tài nguyên cây thuốc ở nước ta. Ngoài ra, các loài cây thảo, cây bụi và dây leo là những nhóm cây thường ở gần nơi sinh sống của con người, nên trong quá trình tìm tòi cây làm thuốc cũng

được người dân tiếp cận nhiều hơn so với nhóm cây gỗ và cây thân dạng gỗ. Tỷ lệ dạng sống của các loài cây thuốc được thể hiện tại hình 3.1 sau.

Hình 3.1. T l dng sng ca các loài cây thuc 3.1.3. Đặc đim phân b ca các loài cây dược liu ti khu vc 3.1.3. Đặc đim phân b ca các loài cây dược liu ti khu vc

Với sựđa dạng vềđịa hình, Khu BTTN Nà Hẩu là nơi hội tụ hầu hết các bậc phân chia độ cao địa hình. Chính vì lẽ đó mà thực vật nói riêng và sinh vật nói chung ở Nà Hẩu rất đa dạng và đặc biệt. (Chi tiết xem tại phụ lục 01. Danh mục các loài cây thuốc tại KBTTN Nà Hẩu, cột 5: Phân bố theo độ cao của cây thuốc khi bắt gặp loài).

Các loài thực vật có giá trị làm dược liệu có sự thay đổi rất lớn theo đai cao. Những cây trong họ Cỏ chiếm tỷ lệ lớn ở độ cao dưới 700m. Từ độ cao 700m trở

lên những cây trong họ Cỏ chiếm tỷ lệ thấp dần, nhường chỗ cho những loài cây bản địa như: dây Ba kích, dây Củ bình vôi, Tắc kè đá. Điều này khẳng định càng lên cao thì tác động của con người đến các loài cây thuốc càng giảm vì do địa hình dốc, khó tiếp cận.

Các loài cây dược liệu trong khu bảo tồn được phân bố theo sinh cảnh sống,

độ cao và chủ yếu theo sinh cảnh rừng, một số khác phân bốở trảng cây bụi, ven khe suối, ven làng bản, bìa rừng và nương rẫy. Phân bố theo độ cao từ 300m cho đến trên 1700m so với mặt nước biển cụ thể: Phân bốở độ cao dưới 1000m là 45/110 loài bằng

Như vậy, với kết quả đạt được đã chứng minh rằng, KBTTN Nà Hẩu rất đa dạng và phong phú về loài cây dược liệu. Vì vậy, đây là cơ sở khoa học cho các cơ

quan chức năng, các nhà khoa học có những chính sách nghiên cứu chuyên sâu và hợp lý để có kế hoạch bảo tồn thích hợp và phát triển bền vững chúng trong tương lai.

3.2. Tri thức địa phương trong sử dụng cây dược liệu của người dân địa phương

Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu thuộc địa phận của bốn xã phía Nam của huyện Văn Yên là xã Nà Hẩu, xã Đại Sơn, xã Mỏ Vàng và xã Phong Dụ Thượng.

Đời sống của người dân ở đây chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng và một số hộ làm dịch vụ, buôn bán nhỏ. Trong khu vực, chủ yếu là cộng đồng người H’mông và người Dao. Cộng đồng người H’mông và người Dao ở địa phương từ

lâu đời vốn có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng các loài cây cỏ sẵn có để làm thuốc chữa bệnh. Trải qua vài chục năm trong thời kỳ kinh tế bao cấp, vốn tri thức bản địa này không được phát huy đúng mức. Song từ hơn chục năm trở lại đây, Nhà nước đã chú trọng khôi phục và kết hợp giữa Y học cổ truyền với Y học hiện đại, trong việc chăm sóc sức khỏe cho toàn dân. Với chủ trương này, nhiều bà con dân tộc ở đây đã có cơ hội đem những bài thuốc truyền thống, để chữa chạy ngay cho những người có bệnh ở trong cộng đồng và ở cả những địa phương khác. Được biết, một số chứng bệnh nan giải về xương khớp, bệnh về gan, thận, bệnh đường ruột đã

được điều trị có hiệu quả bằng chính những cây thuốc vốn có ở trong rừng. Vì vậy, nghiên cứu tri thức bản địa của người dân không chỉ có ý nghĩa trong việc xác định tính đa dạng trong sử dụng cây thuốc tại địa phương mà còn có ý nghĩa trong việc

đề xuất các biện pháp bảo tồn. Qua Báo cáo về tình hình kinh tế của 4 xã thuộc khu bảo tồn và phỏng vấn ngẫu nhiên cán bộ xã, cán bộ khu bảo tồn và người dân được kết quả tổng hợp chi tiết trong bảng 3.2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng loài cây dược liệu tại khu bảo tồn thiên nhiên nà hẩu tỉnh yên bái​ (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)