Thực trạng khai thác và sử dụng cây cây dược liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng loài cây dược liệu tại khu bảo tồn thiên nhiên nà hẩu tỉnh yên bái​ (Trang 61)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Thực trạng sử dụng và giá trị bảo tồn của tài nguyên cây thuốc tại khu

3.3.1. Thực trạng khai thác và sử dụng cây cây dược liệu

Qua phỏng vấn các hộ dân và cán bộđịa phương cho thấy việc khai thác chế

biến cây dược liệu của người dân phụ thuộc vào bộ phận sử dụng. Tuỳ từng bộ phận sử dụng mà các cây thuốc này có thể được khai thác quanh năm hay theo mùa. Với những bộ phận sử dụng như thân, lá, rễ, vỏ sẽđược người dân khai thác quanh năm. Với một số cây sử dụng hoa, quả và củ thì người dân sẽ khai thác theo mùa. Thực trạng khai thác, chế biến, sử dụng một số loại cây thuốc được thể hiện qua bảng 3.2

Qua bảng thống kê trên ta có thể thấy 55 loài cây dược liệu được người dân thường được khai thác và sử dụng trong đó có 13 loài bị khai thác nhiều chiếm 23,6% đây chủ yếu là các loài có giá trị kinh tế cao, giá bình quân từ 50.000

đồng/kg trở lên. Tuỳ mục đích sử dụng mà các loại được khai thác khác nhau. Có 42 loại được cộng đồng sử dụng thông thường trong cuộc sống hàng ngày, khi cần họ mới khai thác chiếm 76,4% đây chủ yếu là các loài có giá trị kinh tế thấp, giá bình quân dưới 50.000 đồng/kg như: Lá lốt, Nhọ nồi, Rau má,… Với mục đích bán cho thương lái với thu nhập cao như Giảo cổ lam, Hoàng đằng, Ba kích, Thảo quả… sẽđược cộng đồng đi tìm khai thác thường xuyên. Những loài dược liệu quý chủ yếu được người dân khai thác để bán. Do vậy, số lượng những loài này đang bị

suy giảm mạnh. Một số loại được khai thác bán với thu nhập thấp hơn thì những loài này có xu hướng tăng, hoặc ở trong rừng sâu người dân không đi khai thác

được thì số lượng cũng giữ vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng loài cây dược liệu tại khu bảo tồn thiên nhiên nà hẩu tỉnh yên bái​ (Trang 61)