1.3.2.1. Đặc điểm dân số và lao động
- Người dân sống ở trong xã tới 99% là dân tộc H’mông thuộc 5 thôn: Bản Tát, Khe Tát, Khe Cạn, Làng Thượng, Ba Khuy. Cuộc sống của người dân nơi đây hiện còn có nhiều khó khăn. Trong xã có tới 59 hộ thuộc diện cận nghèo, 271 hộ
thuộc diện hộ nghèo.
1.3.2.2. Điều kiện kinh tế
- Về nông nghiệp:
Trồng trọt: Diện tích đất nông nghiệp có tỷ lệ quá nhỏ so với tổng diện tích. Trong đó đất trồng lúa màu ít bình quân 285km2 /khẩu sản phẩm trồng trọt chủ yếu là lúa nước, ngô, lúa nương, sắn... Ruộng nước được phân bố nơi thấp, gần nơi dân cư, ven suối và ruộng bậc thang. Năng suốt lúa thấp do kỹ thuật canh tác chưa cao, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.
Chăn nuôi trong khu vực chưa phát triển, chưa được chú trọng đầu tư. Thành phần đàn gia súc tương đối đơn giản chủ yếu là trâu, bò, ngựa, lợn, gà. Công tác thú y chưa phát triển, các thôn bản chưa có cán bộ thú y hoặc cán bộ chưa từng qua trường lớp chính quy.
- Về lâm nghiệp:
Trước đây lâm sản chính do người dân khai thác từ rừng chủ yếu là gỗ, các loài động vật phục vụ làm nhà và nguồn thực phẩm, đôi khi trở thành hàng hóa. Từ
khi thực hiện đóng cửa rừng tự nhiên, giao đất giao rừng, lực lượng kiểm lâm đã cấm bán cùng người dân tham gia bảo vệ rừng thì hiện tượng khai thác gỗ và săn bắn thú rừng bừa bãi không còn xảy ra thường xuyên, công khai. Một nguồn lợi từ
rừng đem lại sự giàu có của nhiêu hộ trong khu vực nhất là ở Phong Dụ Thượng, Mỏ vàng, Đại Sơn là trồng và khai thác rừng quế, có thể xem cây quế ở đây là cây xóa đói giảm nghèo, là cây đem lại thu nhập chính của người dân trong khu bảo tồn.
1.3.2.3. Văn hóa xã hội, giáo dục, y tế
- Văn hóa xã hội:
Trong khu bảo tồn hầu hết các cộng đồng dân cư là dân tộc H'Mông và Dao, Cộng đồng dân cư các dân tộc thiểu số ở đây vẫn giữ gìn tốt bản sắc văn hoá của
dân tộc mình, thể hiện trong trang phục, lối sống, các hoạt động sản xuất, dệt vải, thêu thùa và làm đồ thủ công mỹ nghệ. Đây là tiềm năng lớn trong du lịch sinh thái, nhân văn. Những đóng góp của khu rừng đặc dụng vào việc phòng hộ, duy trì cảnh quan thiên nhiên, cân bằng sinh thái và giữ gìn bản sắc văn hoá, nhân văn là rất to lớn trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội của khu vực.
Do điều kiện là vùng sâu, vựng xa của cả nước, điều kiện phát triển kinh tế
xã hội ở khu bảo tồn còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ đói nghèo cao, đời sống vật chất và tinh thần còn nhiều thiếu thốn, lạc hậu, trình độ nhận thức còn nhiều hạn chế. Việc đầu tư xây dựng khu bảo tồn sẽ là cơ hội góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững.
- Giáo dục: Xã có trường học cấp tiểu học cơ sở và trung học cơ sở, nhưng
điều kiện cơ sở vật chất và giáo viên thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của con em nhân dân. Hầu hết trẻ em đến độ tuổi đi học đều được đến trường.
- Y tế: Xã đã có trạm y tế và cán bộ y tế. Tuy nhiên chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân địa phương. Trong điều kiện giao thông như Nà Hẩu thì rất cần thiết phải tăng cường y tế tuyến xã. Các dịch bệnh lớn không xảy ra do làm tốt công tác phòng bệnh.
1.3.2.4. Cơ sở hạ tầng
- Giao thông: Xã Nà Hẩu hiện nay đã có đường giao thông đổ bê tông và cấp phối đến trung tâm xã tuy nhiên do độ dốc cao, nền địa chất kém bền vững nên hiện tượng sạt lở thường xuyên xảy ra, gây tắc đường không có khả năng khắc phục ngay, việc giao lưu văn hoá, hàng hoá gặp nhiều khó khăn. Trong vùng các xã đã chú trọng xây dựng đường liên thôn, xã, nhưng đường hẹp, dốc, lầy lội vào mùa mưa.
- Thuỷ lợi: Trong vùng canh tác nông nghiệp, điều kiện nguồn nước không khó khăn do được đầu tư nên hệ thống thuỷ lợi tương đối phát triển. Cần đầu tư cho thủy lợi để tăng năng suất cây trồng, tăng vụ trên diện tích đã có, đảm bảo an ninh lương thực, góp phần cho người dân tham gia vào công cuộc bảo tồn trong khu vực rừng đặc dụng.