Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017 2020 (Trang 39 - 45)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1.Vị trí địa lý

Huyện Yên Sơn nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam của tỉnh Tuyên Quang. Cách trung tâm tỉnh 13 km về phía Tây Nam. Có vị trí đại lý từ 21°10’ đến 22°10’ vĩ độ bắc, 105°10’ đến 105°40’ độ kinh đông.

Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Yên Sơn năm 2020

+ Vùng thượng huyện (phía đông và đông bắc) là những dãy núi đá có độ cao trung bình khoảng 600 m so với mặt biển.

+ Vùng trung và hạ huyện là những dãy đồi bát úp, đất đai màu mỡ, thích hợp cho cây công nghiệp như chè, cà phê, hoa màu và chăn nuôi gia súc.

+ Phía tây huyện là nơi có những cánh đồng rộng phì nhiêu như Kim Phú, An Tường, Mỹ Bằng, Lang Quán... thích hợp cho phát triển cây lương thực, cây công nghiệp và chăn nuôi. Ôm lấy những cánh đồng này là dãy núi Là đồ sộ (có đỉnh cao hơn 900m so với mặt nước biển), núi Quạt, núi Nghiêm.

-Do địa hình phức tạp nên khí hậu ở Yên Sơn cũng phân thành hai khu vực khác biệt: phía đông mát mẻ, ôn hòa; phía tây, nhiệt độ nóng hơn 10C, số ngày nắng và lượng mưa cũng cao hơn phía đông.

-Là địa bàn bao quanh thành phố Tuyên Quang, huyện Yên Sơn luôn gắn bó chặt chẽ với thành phố trên nhiều phương diện và có nhiều tiềm năng phát

+ Phía đông giáp các huyện Định Hóa (tỉnh Thái Nguyên), Chợ Đồn (tỉnh Bắc Kạn).

+ Phía tây giáp huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) và huyện Yên Bình (tỉnh Yên Bái).

+ Phía nam giáp huyện Đoan Hùng (tỉnh Phú Thọ), huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang)

+ Phía bắc giáp huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang).

Bao gồm 31 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn. Trên địa bàn huyện có các tuyến giao thông đường bộ quan trọng như: Quốc lộ 2; Quốc lộ 2C; Quốc lộ 37 và các tuyến đường thủy (Sông Lô - Sông Gâm - Sông Phó Đáy). Yên Sơn là huyện nằm bao bọc thành phố Tuyên Quang (trung tâm kinh tế - Văn hóa - Chính trị lớn nhất của tỉnh) nên các tuyến giao thông chính thành phố Tuyên Quang đều đi qua địa bàn huyện. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện hiện tại và trong những năm tới.

Năm 2020, diện tích đất tự nhiên của huyện là 113.242,26 ha. Trong đó, đất nông nghiệp là 102.157,29 ha, chiếm 90%; đất phi nông nghiệp là 10.479,63 ha chiếm 9.25%, đất chưa sử dụng là 605.34 ha chiếm 0.53%.

Địa hình

Địa hình huyện Yên Sơn tạo thành 3 vùng với tính chất khác nhau:

Ngoài những lợi thế về đất đai, nguồn nhân lực, khoáng sản... để phát triển nông nghiệp, công nghiệp, huyện có suối nước khoáng nóng Mỹ Lâm, những cảnh

đẹp như núi Nghiêm, các di tích lịch sử cách mạng: ATK Kim Quan, Bình Ca, Làng Ngòi - Đá Bàn, Km7, Khe Lau... các đền, chùa, đình... mở ra khả năng phát triển du lịch, thu hút khách tham quan khi đến Tuyên Quang.

3.1.1.2. Thủy văn

Chế độ thủy văn của huyện chịu ảnh hưởng chính của các Sông:

- Sông Lô: Đây là con Sông lớn nhất trên địa bàn huyện Yên Sơn nói riêng, tỉnh Tuyên Quang nói chung. Chiều dài của Sông là 470 km (diện tích lưu vực sông là 39.000 km2) trong đó đoạn qua huyện yên Sơn có khoảng 45 km, theo hướng từ Bắc xuống Nam, đi qua địa bàn các xã: Chiêu Yên; Phúc Ninh; Tứ Quận; Thắng Quân; Tân Long; Thái Bình; và Tiến Bộ. Sông Gâm: Sông Gâm là phụ lưu cấp I lớn nhất của sông Lô, chiếm khoảng 44% diện tích của toàn bộ lưu vực sông Lô. Sông có tổng chiều dài 297 km (đoạn chảy qua huyên Yên Sơn dài 25 km, qua địa bàn các xã: Phúc Ninh, Xuân Vân, Lực Hành và Quý Quân). Diện tích lưu vực của sông là 17.200 km2;

- Sông Phó Đáy: Bắt nguồn từ núi Tam Tạo huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn chảy vào Tuyên Quang qua địa phận huyện Yên Sơn, Sơn Dương của tỉnh Tuyên Quang. Lòng sông nhỏ, hẹp khả năng vận tải gặp nhiều khó khăn. Chiều dài của dòng sông là 170 km, trong đó đoạn chảy quan đoạn Yên Sơn dài 39,0 km (qua địa bàn các xã: Trung Minh; Hùng Lợi; Trung Sơn và Kim Quan). Diện tích lưu vực của sông là: 1.610 km2.

3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên đất.

Theo kết quả nghiên cưu xây dựng bản đồ Đất tỉnh Tuyên Quang tỷ lệ 1/100.000 năm 2001. Cho thấy trên địa bàn huyện Yên Sơn có các nhóm đất chủ yếu với quy mô diện tích và phân bố như sau:

-Đất Phù sa ngòi suối (Py): Có khoảng 700 ha, phân bố rải rác ở các xã: Trung Trực, Kiến Thiết, Kim Quan... Phần lớn loại đất này được sử dụng trồng 1 vụ hoặc 2 vụ lúa, năng suất trung bình thấp;

-Đất phù sa không được bồi hàng năm (P): có khoảng 800 ha, phân bố ở các xã ven Sông Lô (Trung Môn, Thái Bình). Đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến

trung bình, độ dày tầng đất trên 120 cm. Phần lớn loại đất này đã được trồng các loại cây ngắn ngày như lúa và các cây hoa màu hàng năm khác nhưng năng suất thấp;

-Đất đỏ vàng trên đá Granit (Fa): Diện tích loại đất này có 12.529 ha phân bố phía Tây - Nam của huyện (gồm các xã: Chân Sơn, Mỹ Bằng, Nhữ Hán, Nhữ Khê, Phú Lâm và Thị trấn Tân Bình). Thành phần cơ giới, hoàn toàn là cát pha, độ dày tầng đất có sự biến động từ <50 cm đến >120 cm. Đất có địa hình đồi dốc lớn chia cắt với các đồi đá cát phiến sét, khả năng khai thác sử dụng cho sản xuất nông nghiệp rất hạn chế;

-Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): Diện tích đất này có khoảng 35.000 ha. Loại đất này phân bố ở nơi có độ dốc cao (Trung Minh, Hùng Lợi, Tiến Bộ, Hoàng Khai ...) Thành phần cơ giới đất hoàn toàn là cát pha, độ dày tầng đất có biến động lớn từ <50 cm đến >120 cm. Đất thường khô hạn, chặt rắn. Trên loại đất này phần lớn còn rừng, nơi có độ dốc <250 có thể khai thác trồng cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm;

-Đất nâu đỏ trên đá vôi (Fv): Có diện tích khoảng 1.400 ha, phân bố ở các xã Chiêu Yên, Tân Tiến, Tân Long ... Đất có tầng đất khá dày, khá tơi xốp, thường có thành phần cơ giới thịt trung bình đến sét, hàm lượng dinh dưỡng cao và cân đối, phù hợp với nhiều loài cây trồng dài ngày;

-Đất vàng đỏ trên đá sét và biến chất (Fs): Loại đất này chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của huyện với khoảng 60.000 ha, phân bố ở phần lớn các xã trong huyện (chỉ riêng các xã: Mỹ Bằng, Nhữ Hán, Nhữ Khê và Thị trấn Tân Bình) không có loại đất này.

-Đất đen do sản phẩm bồi tụ Cacbonat (Rdv): Có 327 ha, chỉ có ở xã Kim Quan và xã Kim Phú. Đất có thành phần cơ giới thịt nặng, chua, cần được cải tạo bổ sung lân, kali;

-Đất xám bạc màu (Ba): 2.928 ha, có ở các xã Kim Phú, Phú Lâm, Hoàng Khai ... loại đất này thường được sử dụng trồng lúa 1 vụ hoặc chuyên màu năng suất thấp;

-Đât thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D): Có diện tích 1.100 ha, phân bố rải rác ở phía Tây Nam của huyện (Mỹ Bằng, Nhữ Hán, Nhữ Khê, Đội Bình ... ). Đất

thường được dùng để trồng lúa và các cây trồng ngắn ngày khác, năng suất trung bình khá.

b. Tài nguyên nước.

-Nguồn nước mặt: Với đặc điểm địa hình phần lớn là đồi núi nên trữ lượng nguồn nước mặt của huyện có hạn chế nhất định và có sự khác biệt giữa các vùng. Các xã có địa hình tương đối bằng phẳng gần với thành phố Tuyên Quang (Kim Phú, Trung Môn, Hoàng Khai, Thái Bình ...) có trữ lượng nguồn nước mặt trong năm tương đối cao, các xã còn lại trữ lượng nguồn nước mặt phụ thuộc chủ yếu vào chế độ mưa hàng năm nhìn chung không đảm bảo chủ động cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân.

-Nguồn nước ngầm: Theo số liệu khảo sát của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tuyên Quang cho thấy nguồn nước ngầm của huyện Yên Sơn khá phong phú, đặc biệt là ở các xã nằm về phía Tây Nam.

c.Tài nguyên rừng.

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2020 , huyện Yên Sơn có 83.940,44 ha đất lâm nghiệp, chiếm 74,12% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Với độ che phủ 77%. Trong đó:

Rừng sản xuất có 62.269,35 ha, chiếm 74,18% diện tích đất lâm nghiệp. Đây là phần diện tích quan trọng, đem lại nguồn thu nhập từ rừng góp phần phát triển kinh tế cho người dân miền núi;

Rừng phòng hộ 21.546,91 ha, chiếm 25,67% diện tích đất lâm nghiệp. Diện tích rừng này đang có tác dụng chống xói mòn và bảo vệ và cải tảo môi trường, dữ nguồn nước cung cấp cho các lưu vực chảy vảo sông Lô, sông Gâm và sông Phó Đáy;

Rừng đặc dụng 124,18 ha, chiếm 0,15% diện tích đất lâm nghiệp. Diện tích này ở xã Mỹ Bằng.

Huyện có thảm thực vật rừng đa dạng, phong phú, có các loài cây gỗ quý như: Nghiến, Lim xanh, Dổi, Lát hoa, ... Song nhìn chung thảm thực vật ở đây đã chịu sự tác động của con người, không còn rừng nguyên sinh và chủ yếu là rừng nghèo. Trong những năm gần đây, thảm thực vật rừng ở Yên Sơn đang được hồi sinh nhanh,

nhất là ở khu vực núi đất (do việc thực hiện trồng rừng).

d. Tài nguyên khoáng sản.

Theo tài liệu Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Tuyên Quang giai đoạn đên 2010 có xét đến năm 2020 đã được phê duyệt tại Quyết định số: 24/2008/QĐ-UBND ngày 22 tháng 12 năm 2008 và tài liệu của Đoàn Địa chất 109, liên đoàn Bản đồ 207 công bố năm 1994 - 1995 và của các Bộ ngành hữu quan, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang có nhiều loại khoáng sản khác nhau như:

- Sắt: Có 04 điểm mỏ tại các xã: Phúc Ninh, Tân Tiến, Thái Bình. Trữ lượng khoảng trên 2 000 000 tấn;

- Chì Kẽm: Có 04 điểm mỏ tại các xã: Hùng Lợi, Trung Minh, Kiến Thiết, Tân Tiến, Phú Thịnh, Phúc Ninh, Trung Sơn với trữ lượng khoảng 350 000 tấn;

- Thiếc: Có 01 điểm mỏ tại xã Phú Lâm với trữ lượng khoảng 5 000 tấn;

- Barit: Có 12 điểm mỏ tại các xã: Trung Trực, Đạo Viện, Chân Sơn, Tân Tiến, Công Đa, Thái Bình, Phú Thịnh với trữ lượng 478 000 tấn;

- Nước khoáng: Mỏ nước khoáng Mỹ Lâm, xã Phú Lâm có trữ lượng 1 740 m3/ngày. Mỏ nước khoáng này là tiềm năng phát triển thành khu du lịch vui chơi - giải trí và nghỉ dưỡng.

e.Tài nguyên du lịch.

Địa bàn huyện hiện có 109 di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh (với 14 di tích Quốc gia, 13 di tích cấp tỉnh, số còn lại đã và đang lập hồ sơ di tích), trong đó có các di tích quan trọng như: Lán ở, làm việc và hầm an toàn của Chủ tịch Hồ Chí Minh (xã Kim Quan); Hầm an toàn của Trung ương Đảng (xã Kim Quan); Văn phòng làm việc của Tổng bí thư Trường Chinh (xã Kim Quan); Hang Đá Bàn (xã Mỹ Bằng) là nơi ở và làm việc của Hoàng thân Xu Pha Nu Vông, Thủ tướng Chính phủ Pathét Lào...

f.Tài nguyên nhân văn

Yên Sơn là một huyện có điều kiện giao thông đi lại thuận lợi so với các huyện khác trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, địa hình chủ yếu là đồi núi nên dân cư sống thành những khu dân cư đông đúc dọc theo các trục giao thông chính và những vùng

đất bằng phẳng dọc theo các tuyến đường giao thông chính, các sông, suối.

Hiện nay huyện có 31 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn (trong đó có 30 xã và 1 thị trấn). Với số dân là 160.320 người, mật độ là 142 người/km2. Trên địa bàn huyện có 22 dân tộc anh em sinh sống là người Tày, Nùng, Dao, Kinh, Cao Lan, Hoa và Mông ... Người dân Yên Sơn có nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất nông nghiệp, mặc dù trình độ lao động còn hạn chế song với đặc tính cần cù và nhạy bén nên trong quá trình lao động có thể tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới áp dụng trong sản xuất.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017 2020 (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)