Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017 2020 (Trang 45 - 52)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên

3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

3.1.2.1.Thực trạng phát triển kinh tế

a.Tăng trưởng kinh tế

Nhiều năm qua, tăng trưởng kinh tế của huyện luôn đạt mức khá, riêng giai đoạn 2017 - 2020 là 8%/ năm. Cơ cấu kinh tế dần chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp. Trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, huyện chú trọng xây dựng và triển khai các kế hoạch theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, gắn với thị trường tiêu thụ. Các vùng sản xuất chuyên canh đem lại hiệu quả kinh tế cao được hình thành cùng với nhiều nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa gắn với lợi thế của địa phương. Đến nay, toàn huyện có trên 1.000 ha lúa chất lượng cao, 1.991 ha cây ăn quả tập trung; Chè Bát Tiên (xã Mỹ bằng), Bưởi Soi Hà (xã Xuân Vân), Gạo chất lượng cao (xã Kim Phú), Rượu men lá Tiến Huy (xã Hùng Lợi).

Huyện chủ động ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật và cơ giới hóa trong sản xuất, gắn với quy hoạch trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, nâng cao hệ số sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn, góp phần thiết thực bảo đảm an ninh lương thực.. Công tác quản lý, bảo vệ và trồng rừng được quan tâm, chú trọng; duy trì tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 61%.

Các lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, du lịch có bước tăng trưởng khá, tăng dần tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế. Hiện nay, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 37,6%, ngành công nghiệp

sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư của Trung ương, của tỉnh cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính đã tạo cơ chế thông thoáng, là điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện nâng cao hiệu quả hoạt động.

b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu giá trinh sản xuất nông - lâm nghiệp - thủy sản là 42,80% năm 2018 và 35,00% năm 2020;

- Cơ cấu sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng là 38,90% năm 2018 và 40,00% năm 2020;

- Cơ cấu sản xuất ngành Dịch vụ - thương mại - Du lịch là 18,30% năm 2018 và 25,00% năm 2020.

3.1.2.2. Dân số, lao động, công tác làm và thu nhập

a. Dân số

Năm 2020, dân số huyện có 160.320 người, với 42.716 hộ, mật độ dân số trung bình 141 người/km2, trong đó:

Dân số đô thị 4.491 người (chiếm 2,79% dân số huyện), mật độ trung bình 560 người/km2;

Dân số nông thôn 155.829 người (chiếm 91,21% dân số huyện), mật độ trung bình 138 người/km2.

Bảng 3.1: Dân số năm 2020 huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang STT Tên xã Số thôn (xóm) Diện tích (km2) Dân số (Người) Mật độ dân số (Người/km2) Tổng số 461 1.132,42 160.320 141 1 Chân Sơn 13 27,48 4.442 162 2 Chiêu Yên 17 28,74 3.720 129 3 Công Đa 15 48,43 2.990 62 4 Đạo Viện 12 42,98 2.429 57 5 Đội Bình 14 20,80 5.862 282 6 Hoàng Khai 14 12,00 5.236 436 7 Hùng Lợi 17 103,67 6.493 63 8 Kiến Thiết 17 109,48 4.965 45 9 Kim Phú 26 19,28 11.129 577 10 Kim Quan 8 30,47 3.180 104 11 Lang Quán 21 27,82 6.339 228 12 Lực Hành 12 25,35 3.119 123 13 Mỹ Bằng 25 32,10 11.351 354 14 Nhữ Hán 15 21,26 5.272 248 15 Nhữ Khê 17 17,01 5.001 294 16 Phú Lâm 25 37,97 8.133 214 17 Phú Thịnh 7 30,14 2.145 71 18 Phúc Ninh 16 33,05 5.015 152 19 Quy Quân 8 33,88 2.205 65 20 Tân Long 16 38,37 5.451 142 21 Tân Tiến 14 56,06 3.719 66 22 Thái Bình 17 27,00 4.528 168 23 Thắng Quân 19 26,34 7.294 277 24 Tiến Bộ 13 46,27 5.060 109 25 Trung Minh 9 65,25 2.095 32 26 Trung Môn 17 11,95 7.914 662 27 Trung Sơn 9 42,87 3.188 74 28 Trung Trực 8 31,33 2.257 72 29 Thị trấn Tân Bình 8,02 4.491 560 30 Tứ Quận 15 36,27 7.208 199 31 Xuân Vân 25 39,87 8.237 207

3.1.2.3. Giáo dục - Đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, AN – QP.

a.Giáo dục và đào tạo

Công tác giáo dục đào tạo của huyện Yên Sơn trong những năm qua đã có những chuyển biến đáng khích lệ, phát triển cả về số lượng và chất lượng. Hệ thống trường học tiếp tục được củng cố và mở rộng. Đến nay đã có 100% thôn, bản tổ chức được nhóm lớp học mầm non. Hệ thống cơ sở vật chất của ngành Giáo dục - đào tạo đến năm 2020 có:

- Ngành học mầm non có 272 điểm trường.

- Bậc tiểu học có 164 điểm trường; gồm từ lớp 1 - 5 với tổng số học sinh là 12.745 học sinh; 712 phòng học.

- Bậc Trung học cơ sở có 31 trường; gồm từ lớp 6 - 9 với tổng số học sinh là 8.294 học sinh; 261 phòng học. 01 trường PTDTNT gồm từ lớp 6 - 9 với tổng số học sinh là 210 học sinh; 6 phòng học.

Phong trào xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh. Với nguồn vốn đầu tư của Nhà nước và sự đóng góp của nhân dân, từ năm 2015 đến năm 2017 huyện đã xây mới, nâng cấp được nhiều công trình phòng học, phòng chức năng đáp ứng cơ bản yêu cầu cơ sở vật chất phục vụ dạy và học.

b. Y tế

Mạng lưới y tế cơ sở ngày càng được củng cố về cả số lượng và chất lượng. Đến nay đã có 100% xã, thị trấn có cơ sở y tế xây dựng bán kiên cố; 100% thôn, bản có cán bộ y tế; 31/31 trạm y tế xã có bác sỹ trực khám và chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Đến năm 2020 đã có 31/31 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.

c. Văn hóa, thông tin

Cơ sở vật chất ngành văn hoá thông tin của huyện trong những năm gần đây không ngừng được cải thiện góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân và phục vụ các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Phong trào văn hoá văn nghệ ở cơ sở được phát triển mạnh mẽ,

Qua thực trạng phát triển của ngành thể dục - thể thao của huyện như đã phân tích ở trên cho thấy: Cơ sở vật chất của ngành còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được so với nhu cầu của công tác luyện tập, thi đấu. Diện tích đất của các sân bóng còn

nhỏ hẹp, hoặc phân bố ở vị trí không thuận lợi...

3.1.2.4. Đánh giá thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật

a.Giao thông

* Giao thông đường bộ

- Quốc lộ 2: Điểm đầu tại km 115 (xã Đội Bình), điểm cuối tại km 155+400 (xã Tứ Quận). Đây là tuyến đường có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của cả tỉnh Tuyên Quang nói chung và huyện Yên Sơn nói riêng. Phần đường chạy trên địa bàn huyện có 33,40 km, nền đường rộng 12,0 m, mặt đường rộng 11,0 m, đạt tiêu chuẩn đường cấp III, mặt đường đã được trải bê tông nhựa. Toàn tuyến hiện có 10 cầu với tổng chiều dài 292,61 m.

- Quốc lộ 2C: Điểm đầu tại xã Kim Quan, điểm cuối tại km 125+800 xã Lang Quán. Tuyến đường này có ý nghĩa quan trọng trong việc khai thác các nguồn tài nguyên, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các xã phía Đông huyện. Phần đường chạy trên địa bàn huyện dài 39,50 km, chiều rộng nền đường là 7,5 m, mặt đường được trải đá dăm nhựa. Toàn tuyến hiện có 3 cầu với tổng chiều dài 67,0 m.

- Quốc lộ 37: Dài 63,5 km, điểm đầu tại đèo ông Cai xã Hợp Thành - huyện Sơn Dương, điểm cuối tại km 234+108 xã Mỹ Bằng - huyện Yên Sơn. Phần đường chạy trên địa bàn huyện có chiều dài 28,90 km, chiều rộng nền đường là 9,0 m, đạt tiêu chuẩn đường Cấp IV. Toàn tuyến hiện có 6 cầu với tổng chiều dài 220,10 m.

- Đường tỉnh 185: Dài 166,1 km, điểm đầu tại km 211+470 QL 37 xã Nông Tiến – Thành phố Tuyên Quang, điểm cuối tại thôn Khau Cau xã Phúc Yên - huyện Na Hang. Phần đường chạy trên địa bàn huyện dài 42,10 km, bề rộng nền đường 6,5 m, mặt đường được trải đá dăm nhựa. Toàn tuyến hiện có 02 cầu với tổng chiều dài 148,0 m.

- Đường tỉnh 186: Dài 84,0 km, điểm đầu tại km 55-QL2 xã Sơn Nam huyện Sơn Dương, điểm cuối tại km 234+400 QL37 xã Mỹ Bằng. Phần đường chạy qua địa bàn huyện dài 27,0 km, nền đường rộng 4,5 m, mặt đường cấp phối. Toàn tuyến hiện có 01 cầu với chiều dài 20,3 m.

- Đường huyện: Bao gồm 12 tuyến với tổng chiều dài 117,50 km, nền đường rộng 6,5 m, mặt đường 3,50 m, láng nhựa.

b. Thủy lợi

Trên địa bàn huyện có 3 con sông lớn là sông Lô, sông Gâm và sông Phó Đáy cùng với hệ thống suối nhỏ tạo nên hệ thống sông suối cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho toàn địa bàn huyện Yên Sơn và một số vùng phụ cận.

Trên địa bàn huyện hiện có 658 công trình thuỷ lợi, bao gồm, đập xây, hồ chứa, trạm bơm, phai tạm ...

Tổng chiều dài các tuyến kênh tưới năm 2020 có 699,04 km, trong đó có 335,76 km đã được kiên cố hoá, còn lại 363,28 km là kênh đất. phục vụ tưới cho 3.440,41 ha diện tích lúa đông xuân và 3.785,53 ha diện tích lúa mùa

Từ năm 2018 đến năm 2020 huyện đã huy động mọi nguồn lực đầu tư xây mới các công trình thuỷ lợi; cải tạo, nâng cấp; quản lý và sử dụng hiệu quả công trình, kiên cố hoá kênh mương. Diện tích tưới tiêu chủ động, tăng lên đáng kể so với năm 2018.

c. Nước sinh hoạt

Hiện nay nhân dân huyện Yên Sơn đang sử dụng hệ thống nước sinh hoạt từ nguồn nước ngầm bằng giếng khoan, giếng khơi do người dân tự khai thác.

Một số khu vực vùng núi đang sử dụng nước sinh hoạt từ nguồn nước tự chảy ở đầu nguồn các lưu vực của hệ thống sông suối. Nhờ các chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nên đã xây dựng được một số bể chứa nước đầu nguồn cung cấp đủ nước sinh hoạt cho người dân địa phương ở khu vực vùng cao. Khu vự thị trấn Tân Bình đã được đầu tư sử dụng nước sạch đã qua xử lý đảm bảo an toàn vệ sinh về nước sạnh trong sinh hoạt.

Sơ lược về công tác quản lí đất đai và hiện trạng sử dụng đất của huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang

Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Yên Sơn năm 2020 TT Chỉ tiêu Hiện trạng Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 113.242,26 100 1 Đất nông nghiệp NNP 102.157,29 90,21 1.1 Đất lúa nước DLN 4.209,99 3,72

1.2 Đất trồng lúa nương LUN 1836,09 1,62

1.3 Đất trồng cây hàng năm khác BHK 8.661,60 7,65

1.4 Đất trồng cây lâu năm CLN 9.860,91 8,71

1.5 Đất rừng phòng hộ RPH 17.255,03 15,24

1.6 Đất rừng đặc dụng RDD 120,98 0,11

1.7 Đất rừng sản xuất RSX 59.506,55 52,55

1.8 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 373,76 0,33

1.9 Đất nông nghiệp khác NKH 332,38 0,29

2 Đất phi nông nghiệp PNN 10.479,63 9,25

2.1 Đất XD trụ sở CQ, công trình SN CTS 42,77 0,04

2.2 Đất quốc phòng CQP 2.341,06 2,07

2.3 Đất an ninh CAN 142,58 0,13

2.4 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 9,69 0,01

2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 251,68 0,22 2.6 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 92,14 0,08

2.7 Đất sông, suối SON 1.995,15 1,76

2.8 Đất ở tại nông thôn ONT 1.437,57 1,27

2.9 Đất ở đô thị ODT 24,89 0,02

2.10 Đất phi nông nghiệp khác PNK 4142.1 3,66

3 Đất chưa sử dụng CSD 605,34 0,53

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 102,7 0,09

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 502,64 0,44

(Nguồn: UBND huyện Yên Sơn năm 2020)

Qua bảng 3.2 diện tích, cơ cấu các loại đất cho thấy mức độ phát triển về kinh tế - xã hội của huyện thông qua cơ cấu các loại đất cụ thể như sau:

- Đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu sử dụng đất của Huyện, chiếm tới 90,21% tổng diện tích tự nhiên điều này phản ánh nền kinh tế của huyện còn chậm phát triển, nền kinh tế còn chủ yếu dựa vào kinh tế nông nghiệp.

cơ cấu sử dụng đất của huyện qua đó cho thấy trình độ phát triển của nền kinh tế huyện còn thấp; các cơ sở dịch vụ phúc lợi xã hội, hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật (dịch vụ thương mại, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, giao thông, văn hoá, giáo dục, y tế, …) còn kém phát triển.

- Nhóm đất chưa được đưa vào khai thác, sử dụng chiếm 14,4% trong cơ cấu sử dụng đất của huyện.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017 2020 (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)