Thực hiện chính sách việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 26 - 30)

1.2.1.Khái niệm đồng bào dân tộc thiểu số

Dân tộc thiểu số là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi và phổ biến trên thế giới và có nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ.

Năm 1992, Đại hội đồng LHQ đã thông qua thuật ngữ “dân tộc thiểu số” trên cơ sở dựa vào quan điểm của Gs. Francesco Capotorti (đặc phái viên của LHQ) đã đưa ra vào năm 1977: "Dân tộc thiểu số là thuật ngữ ám chỉ cho một nhóm người: (a). Cư trú trên lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền mà họ là công dân của quốc gia này; (b). Duy trì mối quan hệ lâu dài với quốc gia mà họ đang sinh sống; (c).Thể hiện bản sắc riêng về chủng tộc, văn hóa, tôn giáo và ngôn ngữ của họ; (d). Đủ tư cách đại diện cho nhóm dân tộc của họ, mặc dù số lượng ít hơn trong quốc gia này hay tại một khu vực của quốc gia này; (e). Có mối quan tâm đến vấn đề bảo tồn bản sắc chung của họ, bao gồm cả yếu tố văn hóa, phong tục tập quán, tôn giáo và ngôn ngữ của họ".

Ở Việt Nam, tại Khoản 2- Điều 4 Nghị định 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ về công tác dân tộc đưa ra khái niệm "DTTS là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước CHXHCNVN". Căn cứ vào kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở quốc gia 2009, Việt Nam có 54 dân tộc sinh sống trên lãnh thổ của cả nước, trong đó có 53 dân tộc thiểu số với số dân 12,253 triệu người (chiếm 14,3%).

Đặc điểm của đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam

- Các dân tộc thiểu số cư trú trên địa bàn rộng lớn, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái. Các DTTS cư trú đan xen không có lãnh thổ tộc người riêng biệt, phân bổ chủ yếu ở những địa bàn có vị trí quan trọng chiến lược về an ninh quốc phòng, vùng miền núi, cao nguyên, biên giới. Vùng dân tộc và miền núi nước ta chiếm gần 3/4 diện tích tự nhiên, bao gồm 21 tỉnh miền núi vùng cao, 23 tỉnh có huyện, xã là núi và 10 tỉnh đồng bằng có đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống.

- Các DTTS ở nước ta có những nét khác nhau về nguồn gốc lịch sử. Phần lớn các DTTS có nguồn gốc tại chỗ, như dân tộc Tày, Mường, Thổ, La Hủ, Xinh Mun... Đây là những dân tộc có quá trình hình thành, phát triển tộc người trên vùng lãnh thổ đang cư trú. Họ thường có ý thức tộc người rõ nét và gắn bó với quê hương, đất nước. Bên cạnh đó, nhiều DTTS, có nguồn gốc từ nơi khác đến, nhất là từ Nam Trung Quốc, như dân tộc Mông, Thái, Dao, Nùng...

- Các DTTS có quy mô dân số và trình độ phát triển kinh tế- xã hội nhìn chung còn thấp và không đồng đều nhau.

- Đồng bào các dân tộc nước ta có truyền thống đoàn kết lâu đời trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, chế ngự thiên nhiên, khắc phục thiên tai và xây dựng đất nước.

- Nhiều DTTS có tín ngưỡng, tôn giáo đan xen, đa dạng. Mỗi DTTS ở Việt Nam có sắc thái văn hóa riêng, góp phần làm nên sự đa dạng, phong phú của nền văn hóa Việt Nam thống nhất.

- Đồng bào các DTTS có ý thức tộc người sâu sắc, luôn chịu sự chi phối của những người có uy tín, ảnh hưởng trong dân tộc [22]

1.2.2. Khái niệm thực hiện chính sách việc làm đồng bào dân tộc thiểu số

Theo PGS.TS.Nguyễn Khắc Bình: “Thực hiện chính sách là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí của chủ thể trong chính sách thành hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu định hướng của Nhà nước".

Thực hiện chính sách việc làm là toàn bộ quá trình đưa chính sách vào đời sống xã hội theo một quy trình, thủ tục chặt chẽ và thống nhất nhằm giải quyết vấn đề lao động và việc làm đang diễn ra đối với những đối tượng cụ thể trong một phạm vi không gian và thời gian nhất định. Đây là quá trình biến mục tiêu của chính sách thành những kết quả trên thực tế thông qua các hoạt động có tổ chức của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước và các cá nhân, tổ chức trong xã hội có liên quan, nhằm giải quyết những vấn đề liên quan đến lao động và việc làm mà chính sách việc làm đề ra. Quá trình này có ý nghĩa quyết định đối với sự thành công hay thất bại của một chính sách và có tầm quan trọng lớn lao đối với hoạt động quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực lao động và việc làm.

Từ khái niệm về chính sách, chính sách việc làm, thực hiện chính sách việc làm đã nghiên cứu trong mục trên, tác giả luận văn hiểu về chính sách việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số, thực hiện chính sách việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số như sau:

Chính sách việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số là tổng thể các quan điểm, chủ trương, mục tiêu, giải pháp và công cụ nhằm sử dụng lực lượng lao động là đồng bào dân tộc thiểu số và tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nhằm góp phần bảo đảm an toàn, ổn định và phát triển xã hội.

Thực hiện chính sách việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số là toàn bộ quá trình đưa chính sách vào đời sống xã hội theo một quy trình, thủ tục chặt

chẽ và thống nhất nhằm giải quyết vấn đề lao động và việc làm đang diễn ra đối với đồng bào dân tộc thiểu số trong một phạm vi không gian và thời gian nhất định.

1.2.3.Vai trò thực hiện chính sách tạo việc làm cho đồng bào dân tộc

thiểu số

Thực thi chính sách công nói chung và thực thi chính sách việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng là một giai đoạn rất quan trọng của chu trình chính sách, vì sự thành công của một chính sách phụ thuộc vào kết quả của thực thi chính sách đó. Giải quyết việc làm là chính sách xã hội cơ bản của đất nước nhằm mục tiêu phát triển bền vững con người. Vùng DTTS là vùng chậm phát triển và có khoảng cách chênh lệch khá lớn so với sự phát triển chung của cả nước Vì vậy, vai trò của thực thi chính sách việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số được thể hiện ở những phương diện sau đây:

- Thực thi chính sách việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số có vai trò quan trọng đối với đồng bào dân tộc thiểu số trong việc tạo cơ hội về việc làm, chuyển đổi sinh kế, tăng thu nhập;

- Chất lượng lao động DTTS thấp. Khoảng 75% dân số vùng dân tộc thiểu số và miền núi (tương đương 50 triệu người trong đó 44 triệu người thuộc diện không có kĩ năng) đang ở độ tuổi lao động. Chính vì vậy thực thi chính sách việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số góp phần giải quyết vấn đề lao động và việc làm đang diễn ra đối với đồng bào dân tộc thiểu số, tránh được nguy cơ các dân tộc thiểu số sẽ bị gạt ra khỏi quá trình phát triển kinh tế chung của quốc gia.

- Thực thi chính sách việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số giúp xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của họ. Tỷ lệ nghèo đã giảm nhanh ở các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân

tộc. Năm 2018 đói nghèo ở Việt Nam tiếp tục giảm, đặc biệt là trong các dân tộc thiểu số với tỷ lệ giảm mạnh tới 13%, mức giảm lớn nhất trong thập niên vừa qua, theo một báo cáo mới công bố của Ngân hàng Thế giới. Giảm nghèo của các dân tộc thiểu số trong khoảng 2014-2016 được đánh giá là mạnh nhất trong hai thập kỷ qua. [15].

Chủ thể tham gia thực hiện chính sách việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số bao gồm:

- Đội ngũ CBCC làm công tác thực hiện CSVL cho đồng bào dân tộc thiểu số trực thuộc cơ quan QLNN về lao động và việc làm. Cụ thể: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (ở cấp Trung ương); Sở Lao động Thương binh và Xã hội (ở cấp tỉnh); Phòng Lao động Thương binh và Xã hội (ở cấp huyện) - Đội ngũ nhân viên làm việc trong bộ máy hoạt động của các cơ sở đào tạo nghề.

- Đội ngũ chuyên gia, giảng viên, giáo viên trong các cơ sở đào tạo nghề - Các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

- CBCC làm việc trong các Ngân hàng Chính sách xã hội

- Các bên có liên quan khác tham gia phối hợp thực hiện chính sách việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số đó là: Công an, Giáo dục và Đào tạo, Tài chính và Kế hoạch, Công thương, Liên đoàn Lao động, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)